6 đối tượng nhất định phải ăn thịt để khỏe mạnh hơn

Hiện nay, ngày càng nhiều người cho rằng ăn nhiều thịt không tốt cho sức khỏe, vì vậy họ ủng hộ mạnh mẽ chế độ ăn thịt ít.

Hiện nay, ngày càng nhiều người cho rằng ăn nhiều thịt không tốt cho sức khỏe, vì vậy họ ủng hộ mạnh mẽ chế độ ăn ít thịt. Tuy nhiên, 6 đối tượng dưới đây sẽ không thể không ăn thịt.
6 doi tuong nhat dinh phai an thit de khoe manh hon
Ảnh minh họa. (Nguồn: huanqiu.com) 
1. Những người bị chấn thương hoặc bệnh nhân phẫu thuật
Những bệnh nhân vừa làm phẫu thuật hoặc bị chấn thương cần một lượng protein rất lớn do cơ thể có nhu cầu protein để giúp lành vết thương và giúp mô cơ tăng trưởng. Và một trong những phương pháp tốt nhất để cung cấp protein là ăn thịt.
2. Người già từ 65 tuổi
Vào độ tuổi này, cơ bắp của cơ thể bắt đầu chảy xệ, và protein có thể trì hoãn sự chảy xệ cơ bắp. Nếu không thích ăn thịt, có thể ăn trứng hoặc các sản phẩm làm từ sữa để thay thế.
3. Phụ nữ mang thai và cho con bú
Họ cần cung cấp dinh dưỡng cho hai người nên cần ăn nhiều thịt hơn.
4. Người thiếu máu
Hầu hết các bệnh thiếu máu là do thiếu protein và chất sắt, và hai chất dinh dưỡng này có nhiều trong thịt.
Vì vậy nhóm đối tượng thiếu máu rất cần ăn thịt, đặc biệt là thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò và dê.
5. Phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt
Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt thường tiêu thụ nhiều năng lượng và khi đó sức đề kháng của cơ thể tương đối yếu nên cần bổ sung protein và năng lượng kịp thời. Vì vậy, họ cần ăn nhiều thịt.
6. Trẻ em và thanh thiếu niên
Đối với đối tượng đang trong giai đoạn phát triển, sự tổng hợp protein trong cơ thể lớn hơn sự phân giải nên cần ăn nhiều thịt để cung cấp đủ lượng protein đảm bảo năng lượng cần thiết để phát triển.
Mời quý độc giả xem video 7 thực phẩm càng ăn nhiều càng tốt:

Sai lầm chết người khi ăn thịt lợn phải bỏ tức khắc

Dưới đây là những sai lầm hết sức nguy hiểm khi ăn thịt lợn phải bỏ tức khắc để không gây hại tới sức khỏe!

Sai lam chet nguoi khi an thit lon phai bo tuc khac
Sai lầm khi ăn thịt lợn. Lòng già, lòng non. Hai bộ phận cũng như các nội tạng khác của lợn chứa rất nhiều protein và cholesterol. Điều này không có lợi cho những người có bệnh tim mạch, tiểu đường, cholesterol máu, rối loạn chuyển hóa.

Cuộc sống thường ngày của song sinh cùng chân

(Kiến Thức) - Cặp song sinh cùng chân ở Thái Lan hiện đã 7 tuổi, đi học, vui chơi như những đứa trẻ khác và không muốn bị tách rời.

Cuoc song thuong ngay cua song sinh cung chan o Thai
 Pin và Pan là cặp song sinh cùng chân ở Thái Lan. Mỗi bé đều có đầu, hai tay và thân riêng biệt nhưng được dính liền với nhau ở eo và chung một đôi chân.

Bộ Y tế đẩy mạnh kiểm soát lò đốt rác thải y tế

(Kiến Thức) - Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh quản lý và kiểm soát nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thứ phát từ những lò đốt rác thải y tế.

Tại Việt Nam, lò đốt rác thải y tế vẫn là một trong những công nghệ đang được sử dụng để xử lý chất thải y tế. Để kiểm soát nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thứ phát từ những lò đốt chất thải rắn y tế, các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đã xây dựng, ban hành nhiều văn bản, chính sách.

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 31/2013/TT-BYT ngày 15/10/2013 quy định về quan trắc tác động môi trường từ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện, trong đó quy định các cơ sở y tế phải thực hiện quan trắc khí thải lò đốt chất thải rắn y tế theo QCVN 02:2012/BTNMT với tần suất 3 tháng 1 lần và phải báo cáo cơ quan quản lý theo thẩm quyền.
Bộ Y tế cũng đã chủ động xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020 tại Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 15/11/2011. Đề án nêu rõ giải pháp công nghệ trong xử lý chất thải y tế là "Nghiên cứu, lựa chọn công nghệ xử lý chất thải y tế theo định hướng áp dụng công nghệ mới, đảm bảo tính thân thiện với môi trường... đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường" và mục tiêu đến năm 2020 đảm bảo 100% chất thải y tế được xử lý đạt quy chuẩn về môi trường.
Bo Y te day manh kiem soat lo dot rac thai y te
 Rác thải y tế.

Để triển khai Đề án, Bộ Y tế đã bố trí kinh phí từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường, từ nguồn kinh phí Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Thế giới với tổng kinh phí là 150 triệu USD… để tập trung hỗ trợ đầu tư hệ thống xử lý chất thải rắn y tế bằng công nghệ không đốt, thân thiện với môi trường cho các bệnh viện công lập trực thuộc Bộ, các bệnh viện công lập thuộc các địa phương có quy mô giường bệnh lớn, nguy cơ phát sinh chất thải nhiều; tăng cường năng lực quan trắc môi trường cho các

Viện chuyên ngành trực thuộc Bộ Y tế để quan trắc, giám sát môi trường y tế, trong đó có việc giám sát khí thải từ lò đốt chất thải rắn y tế. Hiện nay, lò đốt chất thải rắn y tế được sử dụng chủ yếu ở các bệnh viện tỉnh và huyện. Vì vậy UBND tỉnh có vai trò chính trong việc kiểm tra, giám sát, đầu tư và định hướng công nghệ mới thân thiện môi trường để thay thế dần các lò đốt không đạt quy chuẩn môi trường.

Bộ Y tế đã thường xuyên có văn bản gửi UBND cấp tỉnh đề nghị rà soát, đánh giá tình trạng hoạt động của các lò đốt chất thải rắn y tế và xây dựng kế hoạch loại bỏ các lò đốt không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Chính phủ cũng đã có công văn yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương đề xuất biện pháp kiểm soát các lò đốt rác nhập khẩu không đảm bảo yêu cầu và đánh giá các công nghệ xử lý chất thải rắn đang áp dụng và đề xuất giải pháp công nghệ phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Công tác quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải y tế nói riêng đòi hỏi phải được thực hiện đồng bộ với nhiều giải pháp và có sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành có liên quan, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo UBND các địa phương và Lãnh đạo các cơ sở y tế.

Cũng liên quan đến việc kiểm soát lò đốt rác thải y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành QCVN 02:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn y tế quy định rõ: “Khí thải từ các lò đốt chất thải rắn y tế phải đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, trong đó có chỉ tiêu về Dioxin/Furan PCDD/PCDF phải đảm bảo thấp hơn 2,3 ngTEQ/Nm3”.

Công nghệ đốt là một trong những công nghệ được sử dụng để xử lý chất thải rắn tại một số nước trên thế giới. Ưu điểm của công nghệ đốt là xử lý đa số các loại chất thải và giảm tối đa thể tích chất thải sau xử lý. Tuy nhiên, nếu chế độ vận hành không chuẩn và không có hệ thống xử lý khí thải sẽ làm phát sinh ra những chất độc hại như dioxin, furan gây ô nhiễm môi trường thứ phát; chi phí vận hành và bảo dưỡng, chi phí giám sát môi trường.
Theo Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo các nước khi chưa có điều kiện sử dụng các công nghệ tiên tiến thì sử dụng lò đốt rác thải y tế có thể vẫn được xem là giải pháp thích hợp, tạm thời (Theo tài liệu của WHO: Fact sheet No 281 và Quản lý an toàn chất thải từ các hoạt động y tế năm 2014).
Mời độc giả xem video: Virus Zika làm teo đầu trẻ em rất dễ tấn công Việt Nam: