5 người phản ứng sau tiêm vắc-xin COVID-19 sức khỏe ổn định

Theo báo cáo nhanh từ các địa điểm tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, tới nay, đã ghi nhận một số trường hợp phản ứng sau tiêm như đau cơ, mệt mỏi, sốt, đau đầu, ớn lạnh,...

Theo thông tin từ Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, đến hết ngày 9/3, Việt Nam đã thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho 522 người.

Nhóm này đều là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, nhân viên y tế làm nhiệm vụ lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng.

Cụ thể, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở Đông Anh) đã tiêm cho 107 người, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. HCM tiêm cho 104 người. Hai điểm tiêm của tỉnh Hải Dương là Trung tâm Y tế TP. Hải Dương và Trung tâm Y tế huyện Kim Thành đã tiêm cho 206 người.

Hai cơ sở mới triển khai trong ngày 9/3 là Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) thực hiện tiêm cho 36 người, Bệnh viện dã chiến tỉnh Gia Lai tiêm cho 69 người.

5 nguoi phan ung sau tiem vac-xin COVID-19 suc khoe on dinh
Khám, tư vấn trước tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương - Ảnh: Phạm Hải

Theo báo cáo nhanh từ các địa điểm tiêm chủng, tới nay, đã ghi nhận một số trường hợp phản ứng sau tiêm vắc-xin COVID-19 AstraZeneca. Đại đa số là phản ứng thông thường đã được khuyến cáo như đau cơ, mệt mỏi, sốt, đau đầu, ớn lạnh, sưng đau tại chỗ tiêm, buồn nôn…

Có 5 trường hợp được theo dõi, xử trí tại bệnh viện. Trong đó, có 2 trường hợp phản vệ độ 2 đã xử lý theo quy định và tình trạng sức khoẻ trở lại bình thường, 3 trường hợp có biểu hiện tiêu chảy, dị ứng, kẹt huyết áp. Sức khỏe của tất cả các trường hợp trên hiện đã ổn định.

Chương trình Tiêm chủng mở rộng đánh giá, thực tế triển khai tiêm chủng trong hai ngày qua diễn ra an toàn, các trường hợp có phản ứng sau tiêm nằm trong tỷ lệ cho phép. 

Theo quy định của Bộ Y tế, các điểm tiêm chủng đều phải đáp ứng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về lưu giữ và bảo quản vắc xin, bố trí các khu vực chức năng (chỗ đón tiếp, nơi ngồi chờ, phòng khám sàng lọc, phòng tiêm, phòng theo dõi sau tiêm, phòng xử lý sốc phản vệ) theo quy tắc một chiều, được trang bị hộp chống sốc và tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch.

Tất cả người đi tiêm chủng đều được khám sàng lọc và phổ biến cách theo dõi sức khỏe và phản ứng sau tiêm. Khi phát hiện những biểu hiện bất thường, họ phải liên lạc với cơ sở y tế để được xử lý và điều trị kịp thời.

Do vắc xin phòng COVID-19 là vắc xin mới, người được tiêm phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của cơ quan y tế.

Ngày 25/3 tới đây, Việt Nam sẽ nhận được gần 1,4 triệu liều vắc xin AstraZeneca và trong tháng 4 sẽ tiếp nhận hơn 2,8 triệu liều. Hơn 4,1 triệu liều này do COVAX Facility hỗ trợ thông qua Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) cung ứng.

Cũng trong tháng 4/2021, Việt Nam sẽ tiếp nhận thêm 1,48 triệu liều vắc xin phòng AstraZeneca do Bộ Y tế đặt mua mua thông qua VNVC. Như vậy, tổng cộng trong tháng 3-4/2021, Việt Nam sẽ tiếp nhận 5,657 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca.

Đến nay, nước ta mới nhận được 117.600 liều vắc-xin COVID-19 AstraZeneca. Do số lượng hạn chế, Bộ Y tế ưu tiên phân bổ cho Trung tâm Y tế 13 tỉnh có dịch, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và 21 bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19.

Điều gì xảy ra với cơ thể sau khi tiêm vắc xin COVID-19?

(Kiến Thức) - Sau khi tiêm vắc xin COVID-19, bạn có thể có một số tác dụng phụ, đó là những dấu hiệu bình thường mà cơ thể bạn đang trong giai đoạn phát huy hiệu quả và xây dựng hàng rào bảo vệ.

Việc tiêm vắc xin COVID-19 sẽ giúp bảo vệ chúng ta khỏi nguy cơ mắc bệnh. Sau khi tiêm vắc xin, chúng ta có thể gặp phải một số tác dụng phụ, là những dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể bạn đang xây dựng hàng rào bảo vệ. Các tác dụng phụ này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày, nhưng sẽ biến mất sau vài ngày. Một số người không gặp tác dụng phụ.
Dieu gi xay ra voi co the sau khi tiem vac xin COVID-19?
Bác sĩ BV Thanh Nhàn được tiêm vắc xin COVID-19 sáng ngày 9/3. Ảnh: SKĐS. 
Khi ngày càng có nhiều người được tiêm chủng, các chuyên gia y tế đang tìm hiểu thêm về các tác dụng phụ tiềm ẩn của vắc xin. Đó là lý do tại sao Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) liên tục cập nhật danh sách các tác dụng phụ của vắc xin COVID-19.
1. Đau cơ
Ngày 5/3, CDC đã cập nhật hướng dẫn vắc xin để đưa đau cơ vào như một tác dụng phụ tiềm ẩn của vắc-xin COVID-19. Theo CDC, đây là một triệu chứng khác biệt với kiểu đau mà bạn có thể gặp phải ở cánh tay do tiêm.
2. Buồn nôn
Bạn có thể muốn ăn một ít bánh quy mặn sau khi tiêm vắc xin, giờ đây bản cập nhật mới nhất của CDC đã xác định buồn nôn là một tác dụng phụ tiềm ẩn của vắc xin Covid.
3. Vết đỏ ở chỗ tiêm
Trong bản cập nhật ngày 5/3 về hướng dẫn sau khi tiêm vắc xin COVID-19, CDC đã xác định vết đỏ tại chỗ tiêm là một tác dụng phụ mới khác cần chú ý sau khi tiêm. Trong một số ít trường hợp, tác dụng phụ này thậm chí có thể xuất hiện đáng kể sau khi tiêm. Một số người đã bị đỏ, ngứa và đau đáng kể tại chỗ tiêm trong vòng 11 ngày sau khi tiêm vắc xin Moderna.
4. Đau và sưng tại chỗ tiêm
Không chỉ mẩn đỏ, bạn cũng có thể bị đau và sưng ở cánh tay đã tiêm vắc xin. Nếu triệu chứng này nặng lên sau 24 giờ, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.
Dieu gi xay ra voi co the sau khi tiem vac xin COVID-19?-Hinh-2
Nếu vết tiêm đau và sưng ngày càng nặng lên sau 24 giờ, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn. Ảnh minh họa: Sky

Biến chứng tiểu đường của nhạc sĩ Phú Quang nguy hiểm ra sao?

(Kiến Thức) - Mới đây, nhạc sĩ Phú Quang được chuyển sang bệnh viện Hữu nghị Việt Xô để điều trị biến chứng tiểu đường đã khiến nhiều người lo lắng. Theo chia sẻ từ người nhà, sức khỏe của ông thời gian qua yếu, phải thở máy.

Nhạc sĩ Phú Quang mắc bệnh tiểu đường hơn 30 năm. Cứ mấy tháng, ông phải vào viện điều trị một lần. Năm 2020, ông từng nhập viện dài ngày trong tình trạng nguy kịch do biến chứng tiểu đường.
Bien chung tieu duong cua nhac si Phu Quang nguy hiem ra sao?
Nhạc sĩ Phú Quang nhiều lần nhập viện vì biến chứng tiểu đường. 

Theo PGS Tạ Văn Bình – nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết trung ương, tiểu đường (đái tháo đường) là căn bệnh hiện đại và ngày càng gia tăng theo cấp số nhân và ước tính có khoảng 5 triệu người Việt bị tiểu đường. Điều kinh khủng của bệnh này đó là biến chứng.

Tiểu đường gây biến chứng toàn thân nhất là biến chứng mù loà, bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận mãn tính, biến chứng thần kinh khiến người bệnh phải cắt cụt chi. Đặc biệt, biến chứng của tiểu đường gây ra tử vong cho hàng triệu người. Ước tính cứ 8 giây trôi qua trên thế giới có 1 người tử vong do đái tháo đường, 30 giây có 1 người bị cắt cụt chân do đái tháo đường gây ra, 5 phút lại có người bị biến cố tim mạch do đái tháo đường như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Dù là bệnh mạn tính có số người mắc rất lớn nhưng 70% người dân Việt không biết mình mắc bệnh do bệnh tiến triển hết sức âm thầm. Do không được điều trị kịp thời, trên 50% bệnh nhân tiểu đường type 2 đến bệnh viện khi đã có nhiều biến chứng hết sức nặng nề.

Biến chứng cấp tính

Xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn, có thể hôn mê, thậm chí rất dễ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. 

Biến chứng do tăng đường huyết: Bệnh nhân có thể tổn thương não, hôn mê nhiễm ceton axit, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu máu quá nặng. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong.

Bệnh nhân cũng có thể hôn mê do hạ đường huyết quá mức, uống thuốc quá liều hoặc không ăn nhưng vẫn dùng thuốc, tập luyện quá sức...

Biến chứng mạn tính

Biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường xảy ra như một phần tất yếu trong quá trình phát triển của bệnh, đặc biệt đối với những người không kiểm soát tốt đường huyết.

- Tim mạch: Đường huyết tăng cao kéo theo hàng loạt các rối loạn khác như rối loạn mỡ máu, nội mô khiến mạch máu bị tổn thương. Điều này tạo cơ hội cho các mảng xơ vữa hình thành, làm giảm lượng máu nuôi dưỡng các cơ quan (tim, não, bàn chân…) hoặc tạo ra các cục máu đông gây nhồi máu, đột quỵ.

Thống kế cho thấy, gần 70% người bệnh đái tháo đường tử vong do biến chứng tim mạch. Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường 2-4 lần. Thống kê cho thấy, 15-33% người bị đột quỵ có bệnh lý tiểu đường.

Bien chung tieu duong cua nhac si Phu Quang nguy hiem ra sao?-Hinh-2
Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc đột quỵ cao gấp 2-4 lần người bình thường. Ảnh minh họa.