4 nhóm người 'đại kỵ' với cải thảo

Cải thảo là loại rau tốt cho sức khỏe nhưng có nhóm người được khuyến cáo không nên ăn loại rau này.

Cải thảo giá thành rẻ, giá trị dinh dưỡng cao lại dễ chế biến nên là thực phẩm quen thuộc trong mỗi căn bếp. Không những thế, cải thảo còn có nhiều công dụng rất tốt với sức khỏe. Tuy nhiên, một số người được khuyến cáo không nên ăn cải thảo vì không tốt với sức khỏe.

Tác dụng của rau cải thảo với sức khỏe

Cải thảo là loại rau quen thuộc trong các bữa cơm gia đình bởi nó chứa nhiều dưỡng chất tăng cường sức khỏe.

Ngăn ngừa rối loạn tim mạch

Cải thảo chứa lượng đáng kể vitamin B9, là công cụ chính để cải thiện hoạt động của tim. Loại vitamin này giúp loại bỏ homocysteine - là nguyên nhân chính gây ra các cơn đau tim, đồng thời cũng kiểm soát mức độ lắng đọng của cholesterol trong tim, do đó đảm bảo tránh được các rối loạn hệ thống tim mạch.

Tốt cho não bộ

Cải thảo được gọi là “thực phẩm cho não” vì hàm lượng đồng trong loại rau này chiếm 11,67% giá trị khuyến nghị hàng ngày. Tiêu thụ thực phẩm giàu đồng không chỉ giúp kích thích các quá trình suy nghĩ mà còn duy trì khả năng hoạt động trí óc sáng suốt và thúc đẩy tư duy vượt trội.

Giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt

Thường xuyên bổ sung cải thảo trong thực đơn ăn uống sẽ giúp giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt như tăng huyết áp, chóng mặt, thay đổi tâm trạng… nhờ vào hàm lượng sắt cao trong loại rau này.

Điều trị cảm lạnh thông thường

Cải thảo là nguồn cung cấp vitamin C, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi cảm lạnh và ho. Ngoài ra, vitamin C còn làm tăng tốc độ hấp thụ sắt, từ đó tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại nhiễm trùng và chống lại virus có hại.

Điều trị rối loạn cảm xúc

Hàm lượng vitamin B6 trong cải thảo có khả năng đối phó với một số chứng rối loạn cảm xúc. Sự thiếu hụt vitamin này có thể ảnh hưởng đến sự hình thành và làm mất cân bằng mức độ của các hormone, dẫn đến rối loạn cảm xúc. Vì vậy, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B6 là điều cần thiết để kiểm soát hormone và điều trị rối loạn cảm xúc.

Giúp xương và răng chắc khỏe

Trong 100g cải thảo chứa 21mg phốt pho và 32mg canxi, tương đương 3% và 3,2% giá trị khuyến nghị hàng ngày. Nhờ đó mà khi tiêu thụ cải thảo thường xuyên sẽ giúp xương và răng chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương, sâu răng cũng như các vấn đề về nướu.

Ngăn ngừa bệnh hen suyễn

Những người bị hen suyễn mạn tính có thể bình thường hóa hơi thở của họ với sự trợ giúp của chất bổ sung magiê để thư giãn cơ phế quản và điều hòa nhịp thở. May mắn, cải thảo giàu hàm lượng magie và đây chính là một trong những lựa chọn tốt nhất để cải thiện tình trạng hen suyễn.

4 nhom nguoi 'dai ky' voi cai thao

Cải thảo tốt cho sức khỏe nhưng có 4 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn cải thảo. Ảnh: iStock.

Những người không nên ăn cải thảo

Tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, một số nhóm người được khuyến cáo không nên ăn loại rau này.

Người có bệnh về tiêu hóa

Cải thảo có tính hàn (lạnh), do đó những người cơ địa lạnh nếu ăn nhiều sẽ gặp gây lạnh bụng, tiêu chảy. Người đường tiêu hóa kém cũng khó tiêu hóa lượng lớn chất xơ thô của cải thảo nếu ăn nhiều.

Người bị táo bón

Với người đang bị táo bón, đi tiểu ít, nếu ăn cải thảo sống, cải thảo muối, cải thảo được làm thành kim chi sẽ khiến tình trạng táo bón càng thêm nghiêm trọng. Nếu muốn ăn cải thảo, có thể nấu chín thành các món xào, canh sẽ dễ tiêu hóa hơn.

Người bị đau dạ dày

Cải thảo khi ăn sống, muối chua dễ gây đầy bụng, khiến bệnh đau dạ dày nặng hơn. Do đó, người bị đau dạ dày không nên ăn sống mà hãy nấu chín cải thảo trước khi ăn để tốt cho sức khỏe, không gây đầy bụng.

Người đang mang thai

Phụ nữ đang mang thai hay bị chứng trào ngược, khó tiêu, dị ứng không nên ăn nhiều cải thảo. Nếu ăn nhiều sẽ bị khó tiêu, dị ứng, trào ngược thường xuyên, nặng hơn, không tốt cho sức khỏe của chính mình và thai nhi. Chỉ ăn lượng vừa đủ và ăn cải thảo nấu chín. Nếu khi ăn cải thảo có các dấu hiệu khó tiêu, dị ứng, trào ngược dạ dày nên ngừng ăn ngay và đến gặp bác sĩ nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng.

Những điều cần lưu ý khi ăn cải thảo

Một số người lười cảm thấy phần tâm của cải thảo được bọc trong nhiều lớp lá nên sẽ rất sạch và không cần phải rửa. Thực tế, cải thảo phải mất từ 2 đến 3 tháng mới phát triển ra lõi, trong giai đoạn này cần bón phân nhiều lần và phòng trừ sâu bệnh, ngoài ra ô nhiễm không khí, vi khuẩn đã tồn tại từ lâu trong đó. Do đó, phải rửa sạch rồi mới ăn được.

Mọi người cũng nên tránh ăn cải thảo thối, cải thảo để quá lâu, nấu quá chín, đun nhiều lần. Trong 4 trường hợp này, cải thảo sẽ chứa nitrit, nitrit, khi vào cơ thể kết hợp với hemoglobin tạo thành methemoglobin, khiến cơ thể bị thiếu oxy, xuất hiện các triệu chứng ngộ độc, khó thở, buồn nôn, nôn mửa và tê liệt. Trong trường hợp này, bạn nên đến bệnh viện điều trị ngay để đảm bảo an toàn tính mạng.

Khi nấu cải thảo không nên chần quá lâu, thời gian tốt nhất là 20-30 giây, nếu không sẽ bị mềm và nhũn, ăn không ngon, đồng thời mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng.

Cải thảo không thích hợp để ép lấy nước vì điều này sẽ làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng.

Cải thảo cũng không thích hợp để nấu ăn hoặc phục vụ trong đồ dùng bằng đồng. Đồ dùng bằng đồng sẽ phá hủy axit ascorbic có trong chúng và làm giảm hàm lượng dinh dưỡng.

Đối với người mắc bệnh tim, việc di chuyển đường dài để khám bệnh luôn đặt ra nhiều thách thức rất lớn. Nhưng nhờ sự phát triển của Telehealth, bệnh nhân giờ đây có thể khám chữa bệnh từ xa. Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách Câu chuyện từ trái tim - BS Nguyễn Lân Hiếu.

Câu chuyện từ trái tim của bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu là tập hợp những ghi chép về các vấn đề thời sự xã hội, từ y tế, giáo dục đến môi trường, thể hiện trăn trở của tác giả trong các vấn đề xã hội.

Với văn phong nhẹ nhàng nhưng ngắn gọn do được ông viết trong khoảng thời gian giữa những ca mổ, cuốn sách như một giãi bày về nghề y, về trái tim người thầy thuốc và trái tim của bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân tim mạch.

3 thói quen ăn uống của người có dạ dày tốt

Theo các chuyên gia, những người có dạ dày tốt thường có 3 điểm chung, nếu bạn có một điểm thì xin chúc mừng, dạ dày của bạn vẫn rất tốt.

Dạ dày là cơ quan quan trọng để tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng trong cơ thể con người. Thức ăn chúng ta ăn hàng ngày ban đầu được tiêu hóa qua dạ dày, cuối cùng đi vào đường ruột để hấp thụ chất dinh dưỡng và calo. Chức năng của dạ dày phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là thói quen ăn uống.

Uống cà phê khi bụng đói có hại không?

Đối với những người rất nhạy cảm hoặc bị trào ngược axit nghiêm trọng, uống cà phê đã khử caffeine trước khi ăn có thể làm tăng nguy cơ đau dạ dày.

Uong ca phe khi bung doi co hai khong?

Một số người cần cẩn trọng về tác dụng phụ của cà phê. Ảnh: Healthline.

Nhiều người có thói quen bắt đầu ngày mới với một cốc cà phê để tỉnh táo hơn. Theo Eat This Not That, cà phê mang lại một số lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc, nhưng những người yêu thích loại đồ uống này có thể cần tránh uống cà phê khi bụng đói.

Uống nước cam trước khi ăn có thể tăng nguy cơ đau dạ dày

Lượng vitamin C trong nước cam có thể tương tác với axit trong dạ dày, gây ra viêm loét. Đặc biệt, những người có bệnh dạ dày sẽ gặp các triệu chứng cấp.

Đối với nhiều người, nước cam là một phần chính trong bữa sáng. Chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin, nước cam có nhiều lợi ích cho sức khỏe như bảo vệ tế bào, giúp cơ thể tạo ra collagen chữa lành vết thương, mang lại làn da mịn màng, hấp thụ sắt dễ dàng hơn để chống thiếu máu, tăng cường miễn dịch…

Theo Webmd, một quả cam cỡ vừa chứa khoảng 60 calo, 3g chất xơ, 12g đường, 1g chất đạm, 70mg vitamin C, 6% lượng canxi khuyến nghị hằng ngày, 237mg kali, 15,4g carbohydrate.

Tuy nhiên, loại đồ uống này có thể tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa, tùy thuộc vào thời điểm bạn dùng.

Uong nuoc cam truoc khi an co the tang nguy co dau da day

Nước cam chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng có thể tác động không tốt đến hệ tiêu hóa.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell Metabolism cho biết fructose - loại đường có trong trái cây - chủ yếu được ruột non xử lý chứ không phải gan. Nhóm tác giả từ Đại học Princeton (Mỹ) phát hiện đồ uống và thực phẩm chế biến sẵn có lượng đường cao sẽ khiến ruột non quá tải, gây áp lực lên gan.

Theo các nhà chuyên môn, ruột non có thể xử lý lượng đường này tốt hơn sau khi ăn.

Các nghiên cứu hiện tại đã chứng minh ăn quá nhiều đường có thể gây hại, đặc biệt cho gan. Những trường hợp nghiêm trọng dẫn đến béo phì, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, có thể gây tử vong. Trưởng nhóm nghiên cứu, Joshua D Rabinowitz, giải thích: “Có một sự khác biệt cơ bản trong cách cơ thể xử lý lượng đường nhỏ và lớn hơn”.

Theo Express, nhóm tác giả đã phân tích cách chuột tiêu hóa đường fructose và glucose. Họ phát hiện hơn 90% lượng đường fructose đã được ruột non xử lý.

Ông Rabinowitz nói: "Từ những nghiên cứu trên động vật, chúng tôi nhận thấy lượng đường fructose từ một lượng trái cây vừa phải sẽ không đến gan. Nhưng ruột non bắt đầu ‘choáng ngợp’ sau khi tiêu thụ một lon nước ngọt hoặc cốc nước cam to”.

Ngoài ra, uống nước trái cây, đặc biệt là các loại chua như cam, chanh, quýt, khi bụng đói dễ gây ra các vấn đề như táo bón, axit và đau dạ dày. Điều này do dạ dày của chúng ta trống rỗng trong một thời gian dài giữa bữa tối và bữa sáng.

Lượng vitamin C trong nước cam có thể tương tác với axit trong dạ dày, gây ra viêm loét. Đặc biệt, những người có bệnh dạ dày sẽ gặp các triệu chứng cấp như ợ nóng, đau quặn, viêm loét trầm trọng hơn.

Uong nuoc cam truoc khi an co the tang nguy co dau da day-Hinh-2