4 hoàng đế có khí chất nhất Trung Quốc

Ngoài Tần Thủy Hoàng ra, 3 hoàng đế Trung Hoa còn lại được nhắc tên ở đây là những ai.

Trong lịch sử phát triển hàng nghìn năm của Trung Quốc, có đến hàng trăm vị Hoàng đế, có những vị Hoàng đế trị quốc đúng đắn, đất nước dưới sự trị vì của họ thì ngày càng phồn vinh, hùng cường nhưng lại có những vị Hoàng đế dốt nát vô năng, đất nước dưới tay những Hoàng đế này thì dần rơi vào con đường diệt vong.
Trong số những Hoàng đế ấy, cũng có nhiều vị Hoàng đế có khí chất bá vương rất mãnh liệt, hãy cùng tìm hiểu xem 4 vị Hoàng đế có khí chất bá vương nổi bật bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc là những ai.
4 hoang de co khi chat nhat Trung Quoc
Tranh vẽ minh họa. 
Xếp thứ tư: Minh Thành Tổ Chu Đệ
Minh Thành Tổ Chu Đệ là vị vua thứ ba thời nhà Minh, tại vị từ năm 1402 đến năm 1424, niên hiệu là Vĩnh Lạc, người đời sau cũng bởi thế nên gọi ông là Vĩnh Lạc Đại Đế hay Vĩnh Lạc Hoàng đế…
Chu Đệ sinh ra vào những năm chiến loạn cuối thời nhà Nguyên. Khi ấy quần hùng khắp nơi nổi dậy, chinh phạt lẫn nhau.
Khi Chu Đệ ra đời, Chu Nguyên Chương cùng Trần Hữu Lượng đang đánh nhau cam go, nên không có thời gian để đặt tên cho con trai, phải đến tận khi Chu Nguyên Chương đăng cơ thì ông mới được ban tên cho.
Minh Thành Tổ Chu Đệ văn võ song toàn, quốc gia chư hầu bên ngoài có đến hơn 30 nước, thế lực quốc gia khi ấy rất hùng mạnh.
Xếp thứ ba: Hán Vũ Đế Lưu Triệt
Hán Vũ Đế Lưu Triệt lên ngôi khi mới gần 16 tuổi, mở ra thời đại rực rỡ chói mắt của chính ông. Câu nói "Phạm vào Đại Hán của ta, dù xa cũng giết" không chỉ giải thích hoàn hảo cho cách thống trị của Hán Vũ Đế thời bấy giờ mà đến cả ngày nay câu nói đó vẫn là lời hay khiến mọi người nhiệt huyết dâng trào.
Những cống hiến của Hán Vũ Đế trong chính trị, quân sự và văn hóa giống như cột mốc đánh dấu chặng đường phát triển của nhà Hán.
Xếp thứ hai: Tần vương Tần Thủy Hoàng
Tần Thủy Hoàng Doanh Chính đã mở ra vương triều vĩ đại theo chế độ trung ương tập quyền đầu tiên của Trung Quốc, là một trong những vị Hoàng đế có ảnh hưởng sâu sắc nhất trong lịch sử.
Doanh Chính đã thi hành những chính sách như thống nhất chiều dài bánh xe, mở đường xá, thống nhất hệ thống chữ viết và hệ thống đo lường, cử Mạch Hoạch tu sửa trường thành ngăn chặn quân Hung Nô, khiến người Hồ không dám tiến quân xuống phía Nam.
Về sau Tần Thủy Hoàng còn mở rộng các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, thiết lập lãnh thổ cơ bản cho các vương triều Trung Nguyên.
Xếp thứ nhất: Tống Vũ Đế Lưu Dụ
Tống Vũ Đế Lưu Dụ là nhà chính trị và quân sự hoạt động vào cuối thời Đông Tấn và đồng thời cũng là vị hoàng đế khai quốc của nhà Lưu Tống trong lịch sử Trung Quốc.
Lưu Dụ thuở bé xuất thân nghèo hèn, đốn củi, đánh cá, làm ruộng, bán giày… việc gì ông cũng từng làm.
Thời niên thiếu, Lưu Dụ phóng túng, tự do, thích đánh bạc uống rượu. Sau này khi đã tìm được con đường của bản thân, ông tòng quân đánh trận.
Nhờ sự dũng cảm gan dạ, đánh đâu thắng đó, dùng binh như thần của bản thân nên Lưu Dụ thăng tiến rất nhanh, cuối cùng còn nắm đại quyền trong tay, dọn sạch trở ngại để xưng đế. Khi Lưu Dụ xưng đế đã giết liền 6 vị Hoàng đế, trong lịch sử cũng hiếm gặp người như ông.

Số phận “chìm nổi” của hoàng đế Trung Quốc do kỹ nữ sinh ra

(Kiến Thức) - Chu Hữu Khuê được nhớ đến là hoàng đế Trung Quốc có mẹ là kỹ nữ. Với xuất thân thấp kém, mẹ con ông không có quyền lực lớn. Để đăng cơ lên ngôi hoàng đế, ông cả gan giết vua cha.

So phan “chim noi” cua hoang de Trung Quoc do ky nu sinh ra
 Một hoàng đế Trung Quốc có số phận "chìm nổi" vừa đáng thương vừa đáng hận trong lịch sử phong kiến là Chu Hữu Khuê (888 - 913).

Mật vụ bảo vệ Tổng thống Mỹ giỏi cỡ nào?

Cơ quan Mật vụ được biết đến nhiều với nhiệm vụ bảo vệ các Tổng thống Mỹ. Họ luôn sẵn sàng xả thân bảo vệ ông chủ Nhà Trắng trong những tình huống nguy hiểm nhất. Những bí mật về họ khiến công chúng tò mò.

Mat vu bao ve Tong thong My gioi co nao?
Vào ngày 14/4/1865, Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln thông qua đề nghị thành lập Cơ quan Mật vụ. Bộ trưởng Ngân Khố Hugh McCulloch là người đề xuất thành lập cơ quan này. Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng nổi tiếng nước Mỹ này bị ám sát ngay tối hôm đó.  

Choáng ngợp trước vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng Bạch Mã

Cách nhau nhờ dải Hải Vân, nếu Bà Nà là một khu nghỉ dưỡng đẳng cấp thì Bạch Mã lại cuốn hút bởi cảnh sắc hoang sơ, kỳ vĩ.

Cách thành phố Huế khoảng 40 km về phía Nam, núi Bạch Mã nằm nép mình bên dãy Trường Sơn trông như một con ngựa bạch duỗi chân hướng ra biển mênh mông.
Với cảnh đẹp hùng vĩ, hoang sơ, đến Bạch Mã du khách như được hòa mình với thiên nhiên.
Những cánh rừng keo lá tràm trông thật thơ mộng phía xa xa.
Những sườn núi rực rỡ sắc màu khi vào mùa cây Chò thay lá.
Trong nắng sớm Bạch Mã đẹp, thơ mộng với mây gió ngút ngàn, với hoa thơm bướm lượn bên những khe suối cạn ven đường, với hoa đỗ quyên dịu dàng một dải bên bờ thác hùng vĩ cao 300m, với những áng mây bay như thể chạm vào rồi bất giác vụt qua…
Tấm bia đá dựng năm 1932 đánh dấu hành trình xây dựng khu nghỉ dưỡng của người Pháp ở Bạch Mã.
Những căn biệt thự ở Bạch Mã mang kiến trúc châu Âu cũng là một điểm nhấn cho mỗi điểm dừng chân của du khách. Bạch Mã từng được ghi nhận có 139 biệt thự được xây dựng từ thời Pháp thuộc với những tên gọi diễm lệ như: Morin 1, Morin 2, Cẩm Tú, Phong Lan…
Biệt thự cổ rêu phong thật kỳ bí, cuốn hút.
Bạch Mã còn là nơi quy tụ nhiều loại động vật và thực vật quý hiếm của miền nhiệt đới trong cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, đầy ắp những con suối. Trong ảnh là lối dẫn vào "Con đường mòn Đá hát."
Con suối mùa khô nhưng phủ đầy rêu phong
Đi sâu vào rừng chỉ thấy le lói ánh Mặt Trời qua kẽ lá.
Bạch Mã sở hữu nhiều ngọn thác đẹp với những tên gọi mỹ miều như Đỗ Quyên, Hoàng Yến, Trĩ Sao, thác Bạc, Ngũ Hồ… Thác Đỗ Quyên (ảnh) là ngọn thác đẹp nhất, cao nhất với bạt ngàn hoa Đỗ Quyên bên dòng thác trắng. Với độ cao chừng 300m, quanh năm thác tung bọt nước trắng xóa cuồn cuộn chảy trong lòng núi rừng Bạch Mã.
Trúc Lan - Loài hoa lan đặc hữu ở vùng rừng núi này. Bạch Mã được bao phủ bởi hai kiểu rừng: rừng kín thường xanh mùa nhiệt đới và Á nhiệt đới.
Điều này giúp Bạch Mã trở thành nơi đa dạng về hệ thực vật. Nơi đây có trên 1.700 loài động vật, 2400 loài thực vật: trong đó 69 loài được đưa vào sách Đỏ như: voọc chà vá chân nâu, sói lửa, cầy mực, báo hoa mai, sao la, gà lôi lam mào trắng; 15 loài đặc hữu của Việt Nam, chủ yếu tập trung vào lớp chim... Trong ảnh: Chim Hồng Tước ở Bạch Mã.
Lối dẫn lên Vọng Hải Đài ở độ cao 1.430m, nơi đỉnh Bạch Mã hùng vĩ. Để lên được đến đỉnh này, bạn sẽ phải chinh phục lối mòn xuyên rừng.
Chiếc chuông trên đỉnh Bạch Mã.
Từ đỉnh Bạch Mã nhìn về vùng đầm phá Phú Lộc. Cảnh rừng, cảnh biển, cảnh đầm phá, cả những con đường ngoằn ngoèo như dải lụa trắng cuốn nhẹ trong gió thấp thoáng giữa màu xanh trập trùng… Tất cả như một bức tranh hoàn hảo mà du khách có thể thưởng thức trọn vẹn.
Tại Vọng Hải Đài, bạn có thể ngắm bốn phía của Bạch Mã. Núi non trùng điệp, thành phố Huế ẩn hiện trong làn mây, đầm Cầu Hai, biển Cảnh Dương, vịnh Lăng Cô, hồ Truồi… Trong ảnh: Hồ Truồi trông thật kỳ bí khi chiều buông.
Từ đỉnh Bạch Mã, du khách như lạc vào cõi hư ảo khi ngắm cảnh hoàng hôn.