4 bộ phận này của cá tuyệt đối không ăn kẻo mang bệnh

Cá là thực phẩm giàu đạm, omega-3 và tốt cho mọi đối tượng. Tuy nhiên, khi ăn, bạn cần loại bỏ các bộ phận như mang, lớp màng ở bụng, lòng và mật cá.

Nhiều người cho rằng óc, lòng cá bổ dưỡng, béo ngậy không nên bỏ đi khi chế biến, một số khác lại cho rằng chúng có chứa nhiều chất bẩn. Xin chuyên gia tư vấn liệu có nên ăn các bộ phận này của cá? (Lê Hồng Hạnh - Hà Nội)
PGS Nguyễn Duy Thịnh - nguyên giảng viên Viện Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa (Hà Nội) - tư vấn:
Cá chứa nhiều chất dinh dưỡng cho sức khỏe như chất đạm, omega-3, vitamin, khoáng chất. Đây là món ăn tốt cho người bị bệnh mãn tính như tim mạch, đái tháo đường, người suy giảm miễn dịch, trẻ nhỏ. So với đạm từ các loại thịt, đạm từ cá dễ hấp thu, tốt cho hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, chất béo trong cá cũng là nguồn dinh dưỡng quý vì đây là chất béo không no, tốt cho sức khỏe, giúp bạn tăng cholesterol HLD tốt cho mạch máu, thu gom cholesterol xấu (LDL). Cá còn chứa các axit amin, phosphatid, serebrorid, sterid... tham gia vào quá trình chuyển hóa tế bào, màng tế bào.
Tuy nhiên, khi ăn cá, bạn cần lưu ý những bộ phận cần loại bỏ thật sạch tránh ngộ độc, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa:
Mang cá: Đây được xem là bộ phận bẩn nhất của cá. Mang giống với phổi của động vật, là cơ quan hô hấp và chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng. Đặc biệt, đối với các loại cá sống ở các vùng nước ô nhiễm kim loại nặng thủy ngân, mang cũng trở thành nơi lưu trữ những độc tố này. Việc ăn phải mang cá chứa độc tố có thể khiến chất độc tích tụ vào cơ thể, lâu dần gây bệnh tật.
Màng đen, hoặc trắng ở bụng cá: Lớp màng này có vai trò bao bọc, bảo vệ hệ thống nội tạng của cá. Lớp màng chứa các chất béo và nhiều vi khuẩn không tốt. Do đó, cần loại bỏ lớp màng này khi mổ cá để làm sạch chất độc tồn dư và không gây tanh, hôi cho phần thịt.
Ruột cá: Đây là cơ quan tiêu hóa, chứa các chất cặn bã. Ruột cá có thể chứa vi sinh vật sống dưới nước hoặc ký sinh trùng như trứng sán, trứng giun và giun xoắn. Nếu cá bị ươn, ruột nhanh chóng phân hủy gây nhiễm độc cho thịt cá. Khi chế biến, bạn nên bỏ ruột, gan. Một số loại cá lớn như cá lăng, cá giò người ta giữ lại ruột cá. Tuy nhiên, bạn nên làm thật sạch cặn bã bám ở lòng cá và tuyệt đối chế biến chín kỹ, ăn lòng khi cá còn tươi.
Mật cá: Cơ quan này không chỉ gây ra vị đắng mà còn có thể có độc. Cá càng to mật càng độc. Nhiều người quan niệm nuốt mật cá tốt cho sức khỏe nhưng đây là quan niệm sai lầm. Mật cá chứa 5α Cyprinol dẫn tới ngộ độc, suy thận, thậm chí tử vong.

Xe chở cát có dấu hiệu quá tải, rơi vãi, chạy trên đường ĐT609

Trên tuyến đường ĐT 609, khu vực Thị Xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam hiện có tình trạng một loạt xe ben chở cát có dấu hiệu quá tải, làm rơi vãi, chảy nước xuống đường.

Xe cho cat co dau hieu qua tai, roi vai, chay tren duong DT609
Ngày 19/2, nhóm phóng viên chúng tôi có mặt tại tuyến đường ĐT 609, khu vực Thị Xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam và được chứng kiến hàng đoàn xe tải hạng nặng chở cát rơi vãi, chảy nước trực tiếp xuống đường gây bụi bặm, bay vào mắt người đi đường.

Thay đổi trên mẫu thẻ Căn cước mới dự kiến áp dụng từ 1/7/2024

Theo dự thảo Thông tư mới, Bộ Công an đề xuất hai mẫu thẻ căn cước là thẻ cho công dân 0-6 tuổi và thẻ cho người từ 6 tuổi trở lên.

Mới đây, Bộ Công an đã hoàn thành dự thảo Thông tư quy định về mẫu thẻ Căn cước, mẫu giấy Chứng nhận căn cước để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Theo đề xuất của Bộ Công an, tên gọi của thẻ sẽ là "Căn cước" thay cho "Căn cước công dân" đang sử dụng.
Thay doi tren mau the Can cuoc moi du kien ap dung tu 1/7/2024
 Bộ Công an đề xuất mẫu thẻ Căn cước áp dụng từ 1/7/2024.
Về kích thước, hình dáng, thẻ căn cước cơ bản giống như thẻ căn cước công dân. Tuy nhiên, 6 thay đổi về các trường thông tin trên bề mặt trước và sau của thẻ căn cước công dân gắn chip.
Mục "quê quán" đổi thành "nơi đăng ký khai sinh", "nơi thường trú" đổi thành "nơi cư trú". Hai thông tin này cùng với mã QR Code đang ở mặt trước, Bộ Công an đề xuất chuyển sang mặt sau.
Tại mặt sau, đề xuất đổi chữ ký của cơ quan cấp từ "Cục trưởng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, xã hội" thành "Bộ Công an". Đặc điểm nhận dạng, hai vân tay của ngón trỏ trái và phải cũng được đề xuất bỏ.
Thay doi tren mau the Can cuoc moi du kien ap dung tu 1/7/2024-Hinh-2
 Mặt sau của Thẻ Căn cước.
Các thông tin khác như dòng MRZ, chip điện tử ở mặt sau và màu sắc, kích thước, chất liệu khác của thẻ sẽ giữ nguyên.
Hiện, Bộ Công an chỉ cấp một thẻ căn cước công dân duy nhất cho người từ 14 tuổi. Nhưng dự thảo đề xuất cấp hai loại là thẻ cho công dân 0-6 tuổi và thẻ cho người 6 tuổi trở lên.
Hai thẻ căn cước có nội dung, hình thức, thông tin, màu sắc như nhau, nhưng thẻ cho người 0-6 tuổi sẽ không in ảnh công dân.
Thay doi tren mau the Can cuoc moi du kien ap dung tu 1/7/2024-Hinh-3
Mặt trước thẻ căn cước cấp cho công dân 0-6 tuổi. 
Khi được ban hành, Thông tư này sẽ thay thế Thông tư số 06/2021/TT-BCA ngày 23/1/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về mẫu thẻ Căn cước công dân.
Thẻ Căn cước công dân đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước theo quy định tại Thông tư này.
>>> Mời độc giả xem thêm video Định danh biển số thế nào khi một người sở hữu nhiều ô tô, xe máy: