3 trẻ ở TP Thủ Đức bị nhiễm độc tố chết người sau khi ăn giò lụa

Sau khi ăn giò lụa bán dạo, gia đình 4 người đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói và tiêu chảy nhiều. Trong đó, 3 bệnh nhi được chẩn đoán ngộ độc Botulinum.

3 tre o TP Thu Duc bi nhiem doc to chet nguoi sau khi an gio lua

Sau khi dùng thuốc BAT, tình trạng các bệnh nhi ổn định. Ảnh: BVCC.

Sáng 16/5, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) cho biết 3 bệnh nhi có tình trạng mệt mỏi, buồn nôn và tiêu chảy lúc nhập viện. Cả 3 trẻ là anh em ruột, gồm N.V.H. (14 tuổi), N.V.Đ. (13 tuổi) và N.T.X. (10 tuổi), sống ở TP Thủ Đức.

Sụp mi, yếu liệt chi sau ăn bánh mì giò lụa

Theo Bệnh viện Chợ Rẫy, trước đó, sáng 13/5, dì của các bệnh nhi có mua giò lụa từ người bán dạo không rõ nguồn gốc để ăn với bánh mì. Sau khi ăn khoảng 12-18 giờ cùng ngày, cả 4 người đều xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, ói và tiêu chảy nhiều lần.

Dần dần, các bệnh nhân mệt mỏi, đau cơ thể và 3 đứa trẻ bắt đầu yếu cơ. Đến 14/5, các bệnh nhi được đưa vào Bệnh viện Nhi Đồng 2 để thăm khám và điều trị.

Cụ thể, bệnh nhi N.V.Đ. có biểu hiện sụp mi, yếu 2 chân và bị suy hô hấp, phải đặt nội khí quản thở máy. Hai bé còn lại là N.V.H. và N.T.X. cũng có biểu hiện sụp mi, yếu chân.

Đến sáng 15/5, khi 2 bệnh nhi này xuất hiện thêm triệu chứng yếu dần tứ chi và sức cơ, Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã mời bác sĩ khoa Bệnh Nhiệt đới của Bệnh viện Chợ Rẫy để hỗ trợ do nghi ngờ bị ngộ độc.

Sau khi hội chẩn, các bác sĩ tại 2 bệnh viện thống nhất chẩn đoán bệnh nhi nghi ngờ nhiễm độc Botulinum do ăn giò lụa. Tối 15/5, các xét nghiệm cận lâm sàng của bệnh nhi phù hợp với chẩn đoán ngộ độc Botulinum.

Xuyên đêm chuyển thuốc giải nghìn USD về TP HCM cứu người

Do tính chất cấp bách của bệnh lý ngộ độc Botulinum, nếu điều trị trễ, bệnh nhân sẽ có khả năng liệt cơ, suy hô hấp, phải thở máy 3-6 tháng, các bác sĩ quyết định điều trị sớm nhất để tránh những biến chứng nặng xảy ra.

Ngay sau đó, Bệnh viện Chợ Rẫy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam để điều chuyển thuốc BAT về TP HCM. Hiện tại, thuốc này vẫn còn 2 lọ sau đợt điều trị cho chùm ca bệnh ngộ độc Botulinum ở Quảng Nam vào tháng 3.

Đến 1h sáng 16/5, đoàn của Bệnh viện Chợ Rẫy có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất để đón ê-kíp của Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam và vận chuyển thuốc BAT về thẳng Bệnh viện Nhi Đồng 2.

3 tre o TP Thu Duc bi nhiem doc to chet nguoi sau khi an gio lua-Hinh-2

BAT là loại thuốc rất quý, hiếm, mỗi lọ có giá hơn 8.000 USD. Ảnh: BVCC.

Tại đây, sau khi hội chẩn lại lần cuối rạng sáng 16/5, cả 3 trẻ được dùng thuốc BAT để giải độc Botulinum. Sau một giờ truyền thuốc giải độc, các bé đều ổn định và không có biểu hiện bị phản vệ.

Đến 6h sáng 16/5, sức khỏe các bệnh nhi đã cải thiện và được tiếp tục theo dõi, đánh giá tình trạng sau 4 giờ/lần.

Ngộ độc Botulinum do vi khuẩn Clostridium botulinum - vi khuẩn kỵ khí, không sống được trong môi trường có oxy hay môi trường có pH thấp gây ra. Vi khuẩn này tiết ra Botulinum, độc tố thần kinh, chất độc gây chết người mạnh nhất từng được biết.

Botulism Antitoxin Heptavalent (BAT) là loại thuốc quý, hiếm, có giá thành hơn 8.000 USD/lọ. Hiện tại, đây là thuốc trung hòa độc tố Botulinum duy nhất và chỉ có một hãng dược ở Canada sản xuất.

Trước đó, năm 2020, TP HCM xảy ra vụ ngộ độc Botulinum do nhiều người ăn pate Minh Chay. Các bệnh nhân đều bị liệt cơ, yếu cơ, khó nuốt, khó thở, trong đó một số người ở tình trạng nặng, phải thở máy.

Mới đây, vụ ngộ độc Botulinum xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam liên quan 3 chùm ca bệnh thuộc 3 xã ở huyện Phước Sơn. Điểm chung của những bệnh nhân là cùng ăn món cá chép muối ủ chua - món ăn truyền thống của người dân địa phương này.

Nghi ngộ độc thực phẩm, 70 trẻ mầm non ở Nghệ An nhập viện

Chiều 9/5, tại Trường Mầm non xã Thuận Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An, sau khi ăn nhẹ bữa chiều với sữa chua, trên 70 cháu từ 3-5 tuổi có triệu chứng nôn mửa, nghi bị ngộ độc thực phẩm.

Nghi ngo doc thuc pham, 70 tre mam non o Nghe An nhap vien

Thực hiện truyền dịch cho trẻ bị ngộ độc thực phẩm. (Nguồn: Báo Sức khỏe Đời sống)

Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa huyện Đô Lương (Nghệ An), các y, bác sỹ đang theo dõi, điều trị cho nhiều trẻ nhỏ mầm non nghi bị ngộ độc thực phẩm.

Thông tin mới vụ 76 trẻ mầm non nghi ngộ độc phải đi cấp cứu

Theo cơ quan chức năng, đến trưa ngày 10/5, tất cả 76 trẻ mầm non nghi ngộ độc khi ăn sữa chua tự ủ tại trường sức khoẻ đã ổn định và được cho về nhà theo dõi.

Trưa 10/5, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Đô Lương (tỉnh Nghệ An) cho biết tất cả trẻ mầm non cấp cứu, điều trị tại bệnh viện do nghi ngộ độc thực phẩm sức khỏe đã ổn định và được xuất viện về nhà theo dõi.

Thong tin moi vu 76 tre mam non nghi ngo doc phai di cap cuu

Các học sinh được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đô Lương.

Cơm nguội không có dấu hiệu thiu vẫn có thể gây ngộ độc

Hầu như nhà nào cũng từng có cơm thừa sau mỗi bữa ăn và phương pháp bảo quản thì không ai giống ai. Tuy nhiên nhiều người thường kiểm tra xem cơm có bị thiu, hỏng không bằng cách… ngửi.