20 người bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn tiết canh

Theo thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Sông Mã (Sơn La), đã có 20 người bị ngộ độc thực phẩm do ăn tiết canh sống.

Vào hồi 4h sáng 23.7, Bệnh viện Đa khoa huyện Sông Mã đã tiếp nhận 20 người ở bản Bằng Mồn, xã Bó Sinh (Sông Mã) bị ngộ độc thực phẩm. Các bệnh nhân có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, đi ngoài nhiều lần và mất nước.
20 nguoi bi ngo doc thuc pham sau khi an tiet canh
 Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện Sông Mã tiếp tục kiểm tra sức khỏe của bệnh nhân bị ngộ độc.
Ông Tòng Văn Chậm, Bí thư Đảng ủy xã Bó Sinh, thông tin: Tối 22.7, gia đình ông Vì Văn Inh, ở bản Bằng Mồn đã mổ dê, lợn làm lễ cúng giỗ, có khoảng 40 người ăn tiệc cỗ. Tuy nhiên, trong các món ăn, có thêm món tiết canh. Hầu hết những người ăn tiết canh sống ngay sau khi ăn đều có biểu hiện đau bụng, buồn nôn và đi ngoài.
Theo thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Sông Mã, qua xét nghiệm mẫu bệnh phẩm, xác định số bệnh nhân trên bị ngộ độc là do ăn tiết canh sống. Ngay sau khi tiếp nhận số bệnh nhân, Bệnh viện đã kịp thời cấp cứu, đến 9h cùng ngày thì toàn bộ số bệnh nhân đã tỉnh táo, đã có 1 người được ra viện, hiện 19 bệnh nhân vẫn đang tiếp tục được điều trị.

Cách tránh ngộ độc thực phẩm không phải ai cũng làm được

(Kiến Thức) - Nấu chín thật kỹ thịt gia cầm, không để đồ ăn ở nhiệt đồ phòng quá 24h… là việc bạn cần nhhows để tránh ngộ độc thực phẩm.

Cach tranh ngo doc thuc pham khong phai ai cung lam duoc

Không để đồ ăn ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài: Đồ ăn để ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm. Vì trong nhiệt độ phòng, các loại vi khuẩn có nhiều điều kiện để sinh sôi, phát triển. 

Nôn ra máu rồi tử vong vì ăn bọ rầy rang giòn

Tại Quảng Nam, ba người ăn bọ rầy bị ngộ độc thực phẩm nặng, trong đó 1 người chết khi chưa kịp đưa vào bệnh viện, 1 người đang nguy kịch.

Theo những tin tức mới nhất trên báo Người Lao Động, chiều 21/4, Văn phòng UBND huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, xác nhận tại địa phương có 3 người bị ngộ độc thực phẩm nặng do ăn bọ rầy, trong đó 1 người tử vong trước khi chuyển cấp cứu đến trung tâm y tế huyện, 1 người đang trong tình trạng nguy kịch.
Non ra mau roi tu vong vi an bo ray rang gion
Bệnh nhân Phạm Phú Nhàn đang lọc thận tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam sau vụ ngộ độc thực phẩm. 
Trước đó vào sáng 20/4, các ông Phạm Phú Nhàn (49 tuổi), Võ Tấn L. (41 tuổi, cùng ngụ xã Tiên Mỹ, huyện Tiên Phước) và một thanh niên tên Nguyên (ngụ xã Tiên An, huyện Tiên Phước) cùng nhau ăn bọ rầy rang trong lúc đi làm thuê trong rừng. Khi vừa ăn xong, cả 3 người đều có các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm như chóng mặt, nôn ra máu, tiêu chảy nên được người dân đưa đến Trung tâm Y tế huyện Tiên Phước cấp cứu.
Do ngộ độc thức ăn quá nặng, ông L. đã tử vong vào chiều 20/4. Riêng ông Phạm Phú Nhàn cũng bị ngộ nặng nên được đưa xuống cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam, còn Nguyên là người bị nhẹ nhất, hiện vẫn đang nằm điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Tiên Phước.
Trao đổi với báo Thanh Niên về vụ ngộ độc thực phẩm tập thể lần này, ông Nguyễn Văn Hường, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Tiên Phước (Quảng Nam) cho biết chỉ có ông Nhàn và ông Lâm được chuyển đến Trung tâm y tế huyện cấp cứu (ông Lâm tử vong trước khi kịp chuyển đến trung tâm y tế huyện). Sau đó, do mức độ ngộ độc nghiêm trọng nên ông Nhàn tiếp tục được chuyển lên Bệnh viện đa khoa Quảng Nam vào rạng sáng 21/4.
“Chúng tôi đã phân tích rõ mức độ ngộ độc thực phẩm nguy hiểm và động viên nhiều lần thì bệnh nhân Nhàn mới “chịu” cho chuyển lên bệnh viện tỉnh, vì lo ngại không có tiền”, ông Hường nói thêm.
Non ra mau roi tu vong vi an bo ray rang gion-Hinh-2
Nguyên nhân gây ra vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng này là do người bệnh ăn bọ rầy rang. Ảnh minh họa. 
Trong khi đó, bác sĩ Trần Vũ Kiệt, Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện đa khoa Quảng Nam, cho biết bệnh nhân Nhàn được nhập viện lúc 1h30 rạng sáng ngày 21/4 trong tình trạng nguy kịch, thận tổn thương (suy thận cấp), mạch yếu. Hiện bệnh nhân đang được chạy thân nhân tạo để lọc máu và chưa nói trước được điều gì.
Hiện tại, ông Nhàn đang được chăm sóc đặc biệt tại khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện đa khoa Quảng Nam) trong tình trạng suy thận cấp, mạch yếu. Đến chiều 21/4, ông Nhàn đã trải qua một lần lọc thận nhân tạo, sức khỏe vẫn hết sức nguy kịch. Các bác sĩ đã liên tục truyền dịch, lợi tiểu nên bệnh nhân đã tỉnh, mạch - huyết áp ổn định, nhưng nước tiểu không có, thận vẫn đang tổn thương nặng...
Trong khi đó, bệnh nhân tên Nguyên vẫn đang được theo dõi, chạy thận nhân tạo tại Trung tâm y tế huyện Tiên Phước vì mức độ ngộ độc ít hơn. Trước vụ việc này, các bác sĩ trực xử lý tại khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện đa khoa Quảng Nam) đã lên tiếng cảnh báo nguy cơ ngộ độc thực phẩm do ăn côn trùng không rõ nguồn gốc hoặc do cách chế biến không phù hợp.