2 người nguy kịch thoát chết nhờ kỹ năng sơ cứu đúng

Trẻ 5 tuổi đuối nước và người phụ nữ bị ong vò vẽ đốt dị ứng phản vệ nặng đã được cứu sống nhờ kỹ năng sơ cứu ban đầu đúng cách.

Vừa qua, hai trường hợp bệnh nhân đã may mắn thoát khỏi nguy kịch nhờ được sơ cứu, cấp cứu kịp thời tại cộng đồng. Qua đó một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của việc sơ cứu ban đầu trong các tình huống khẩn cấp.

Trường hợp thứ nhất là bé D.A. (5 tuổi), trú tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Trong lúc vui chơi tại huyện Cẩm Khê, bé không may bị đuối nước. Khi được phát hiện và đưa lên bờ, bé trong tình trạng bất tỉnh, toàn thân tím tái.

Ngay lập tức, một người đàn ông (chưa rõ danh tính) cùng bố của bé đã thực hiện ép tim ngoài lồng ngực và thổi ngạt tại chỗ. Sau khoảng hai phút cấp cứu tích cực, bé có dấu hiệu hồi tỉnh, bật khóc trở lại. Gia đình lập tức đưa bé đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê để tiếp tục điều trị.

Tại thời điểm nhập viện, bé D.A. tỉnh táo, thở khó nhẹ, môi tím nhẹ, các chỉ số sinh tồn ổn định. Sau khi được theo dõi và loại trừ các biến chứng liên quan đến đuối nước, bé được điều trị nội trú. Khi tình trạng sức khỏe đã ổn định và không còn nguy hiểm đến tính mạng, gia đình xin chuyển về địa phương để tiếp tục theo dõi.

503606522-1244686211000874-6814031514415836713-n.jpg
Nhờ cấp cứu đuối nước đúng cách, bé 5 tuổi đã được cứu sống - Ảnh minh họa BVCC

Trường hợp thứ hai là chị Đ.L. (42 tuổi, Điêu Lương, Phú Thọ) bị ong vò vẽ đốt dẫn đến phản ứng dị ứng nặng. Chị xuất hiện các triệu chứng nổi ban đỏ toàn thân, khó thở, đau bụng. Ngay khi đến Trạm Y tế xã Điêu Lương, chị được chẩn đoán bị phản vệ mức độ nặng.

Các y bác sĩ tại trạm đã kịp thời tiêm Adrenalin và xử trí cấp cứu theo đúng phác đồ phản vệ. Nhờ sự can thiệp nhanh chóng và đúng cách, bệnh nhân đã qua khỏi cơn nguy kịch trước khi được chuyển đến bệnh viện điều trị. Sau bảy ngày điều trị tích cực, chị L. đã hồi phục hoàn toàn và được xuất viện.

BSCKI. Hà Huy Mến, Trưởng khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Thận nhân tạo cho biết, cả hai trường hợp đều có nguy cơ tử vong rất cao nếu không được cấp cứu kịp thời.

Đối với đuối nước, khi nạn nhân ngừng tim, ngừng thở, người cấp cứu không được xốc vác, dốc ngược nạn nhân lên vai chạy mà cần tiến hành hồi sinh tim phổi (CPR) ngay, bởi nếu tim ngừng đập quá 5 phút, tế bào não sẽ bị tổn thương không thể phục hồi do thiếu oxy, có thể dẫn đến tử vong hoặc di chứng nặng nề. "Ép tim, thổi ngạt là biện pháp duy nhất cứu sống nạn nhân”, BS Mến nhấn mạnh.

Đối với phản vệ nặng do ong đốt, đây là một cấp cứu tối khẩn cấp. Nọc ong khiến cơ thể giải phóng hàng loạt chất trung gian như histamin, leukotrienes, prostaglandins, gây giãn mạch, tăng thấm thành mạch, co thắt phế quản, phù nề, tụt huyết áp và khó thở. Nếu không được xử trí đúng cách, người bệnh có thể nhanh chóng rơi vào tình trạng nguy kịch.

Dù biểu hiện ban đầu ở cả hai bệnh nhân đều rất nghiêm trọng, nhưng nhờ được sơ cứu và cấp cứu đúng cách ngay từ cộng đồng, các nạn nhân đã vượt qua tình trạng nguy hiểm.

Đột ngột ngừng tim khi chạy marathon… bác sĩ cảnh báo nóng

Liên tục có nhiều trường hợp bị choáng, ngã gục, thậm chí đột tử khi chơi thể thao. Sơ cấp cứu kịp thời, đúng cách sẽ giúp tăng cơ hội cứu sống người bị nạn.

“Trên thế giới từng ghi nhận không ít trường hợp tử vong trên đường chạy. Các trường hợp đột tử ở những người trẻ sau khi gắng sức thường do hai lý do chính là đột quỵ tim và đột quỵ não”, TS.BS Lê Thị Diễm Tuyết, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội cho biết.

Nguyên nhân gây ngừng tim khi chơi thể thao

Cần làm gì khi xuất hiện cơn hạ canxi máu?

Hạ canxi máu là một tình trạng thiếu canxi cấp tính nguy hiểm, bệnh nhân cần được sơ cứu và bổ sung canxi ngay lập tức. Vậy làm gì khi bị hạ canxi máu?

Hạ canxi máu là tình trạng mức canxi trong máu thấp hơn mức bình thường. Nồng độ canxi huyết thanh toàn phần nhỏ hơn mức 8,5 mg/dL, trong điều kiện protein huyết tương bình thường, canxi ion hóa dưới mức 4,5 mg/dL.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Nghệ An: Hai chiến sĩ Công an kịp thời cứu sống người đàn ông đột quỵ

Phát hiện người đàn ông bị đột quỵ, 2 chiến sĩ công an đang làm nhiệm trên tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP Vinh (Nghệ An) nhanh chóng sơ cứu và kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu.

Trước đó, vào hồi 10h26’ ngày 7/3, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP Vinh (Nghệ An), Thượng úy Trần Công Tuấn và Thượng úy Võ Công Nam (đều là cán bộ Công an phường Trường Thi) phát hiện người đàn ông điều khiển xe mô tô biển kiểm soát 29FA-8083 có dấu hiệu không làm chủ được hành vi khi tham gia giao thông và ngã xuống đường, nên đã nhanh chóng dừng xe tiếp cận.

Hai chien si Cong an kip thoi cuu song nguoi dan ong dot quy
Hiện ông Hồ Sỹ Hồng đã qua cơn nguy kịch.