10 thực phẩm không được trữ quá lâu trong tủ lạnh vì dễ biến chất

Mùa dịch, chúng ta bắt buộc phải trữ thức ăn để không phải ra ngoài quá nhiều. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cân nhắc vì có 10 loại thực phẩm nếu trữ quá lâu sẽ gây ngộ độc.

Tích trữ thực phẩm là một việc nên làm vào mùa dịch. Thế nhưng, bạn cần biết rõ thời gian trữ như nào để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cơm nguội

Gạo có thể chứa các bào tử của một loại vi khuẩn có tên Bacillus cereus, những bào tử này có khả năng còn sót sau khi cơm được nấu chín. Khi để cơm ở nhiệt độ phòng, bào tử sẽ phát triển thành vi khuẩn và sinh ra các chất độc gây tiêu chảy hoặc nôn ói. Vì vậy, cơm nguội cần được cho vào tủ lạnh trong vòng 1 giờ, hoặc càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên, theo TS-BS Trương Hồng Sơn, Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện y học Ứng dụng, không nên bảo quản cơm quá 24 tiếng, dù lưu giữ trong tủ lạnh, cũng không nên hâm nóng cơm quá 2 lần để đảm bảo chất dinh dưỡng.

10 thực phẩm không được trữ quá lâu trong tủ lạnh vì dễ biến chất ảnh 1

Ảnh minh họa.

Dưa hấu

Dưa hấu là loại trái cây giàu chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu cho dưa hấu vào trong tủ lạnh sẽ làm dưa bị úng và làm mất đi các chất dinh dưỡng vốn có của dưa.

Vì thế, chúng ta không nên bảo quản dưa trong tủ lạnh quá lâu để tránh làm dưa bị hỏng và mất chất dinh dưỡng nhé.

Cà chua

Cà chua thuộc loại quả mọng, nhiều nước, thích hợp bảo quản nơi ấm hơn trong tủ lạnh. Bảo quản cà chua trong tủ lạnh sẽ làm xuất hiện các dấu chấm đen và thay đổi mùi vị, đồng thời cũng làm cà chua trở nên mềm nát hơn.

Vì thế, chúng ta không nên bảo quản cà chua trong tủ lạnh để tránh làm chúng héo đi và không còn độ tươi ngon.

Khoai tây

Khi bảo quản khoai tây ở nhiệt độ lạnh, khí lạnh có thể phá vỡ tinh bột và biến chúng thành đường, gây cảm giác ngọt và sạn rất khó ăn. Biện pháp tốt nhất là bạn nên bảo quản khoai tây tại nơi tối, thoáng mát và khô ráo.

Cần tránh ánh sáng trực tiếp vì có khả năng sẽ làm khoai chuyển sang màu xanh, bị héo và mọc mầm. Trong trường hợp khoai tây mọc mầm, bạn nên vứt đi không nên dùng vì khoai tây mọc mầm có khả năng gây ngộ độc.

Măng tây, bắp cải, nấm

Nhiều người thường mua rất nhiều rau củ tích trữ tủ lạnh rất lâu trong mùa dịch, nhưng với các loại thực phẩm nhưng với măng tây, bắp cải, các loại nấm tươi chỉ bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh trong 2 – 3 ngày thôi.

Quả bơ

Muốn giữ được độ ngon, bùi béo của bơ thì bạn nên để bơ ở nhiệt độ phòng là tốt nhất. Nếu lỡ mua quá nhiều không kịp ăn, bạn có thể cất nó tạm trong ngăn rau của tủ lạnh 2 - 3 ngày để đảm bảo nó vẫn giữ được độ tươi ngon.

Còn đối với bơ đã cắt, bạn nên cho vào túi zip hay hộp đậy kín rồi mới cho vào tủ lạnh để bảo quản.

Thịt bò, gà, lợn đã nấu chín

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nguyên tắc cơ bản khi bảo quản thực phẩm chín trong tủ lạnh chỉ từ 1- 2 ngày. Vì vậy, các loại thịt bò, gà, lợn khi đã được nấu chín cũng chỉ sử dụng trong khoảng 1-2 ngày mà thôi.

10 thực phẩm không được trữ quá lâu trong tủ lạnh vì dễ biến chất ảnh 2

Hành tây

Hành tây nguyên vỏ bạn nên để ở bên ngoài hoặc bảo quản nó ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời. Không nên cho vào tủ lạnh vì nhiệt độ lạnh sẽ làm cho củ hành tây bị mềm, mốc, nhũn và hỏng rất nhanh.

Nếu muốn để trong ngăn mát tủ lạnh thì bạn nên lột vỏ rồi cho vào trong một túi nylon cột chặt miệng hoặc hộp kín. Cách này có thể giúp hành tây lạnh, giữ được độ tươi trong 7 - 10 ngày.

Các món nộm, gỏi

Hầu hết các món nộm, gỏi đều không cần dùng đến nhiệt độ để làm chín, vì thế các vi khuẩn và kí sinh trùng dễ bị sót lại. Nếu để lâu trong tủ lạnh sẽ khiến khuẩn, nấm mốc sinh sôi, những vi khuẩn này dễ gây ra các bệnh về đường ruột, thậm chí là ngộ độc. Hơn nữa, các món gỏi, nộm chứa rất nhiều gia vị như giấm, ớt… nếu để lâu cũng dễ sinh ra những chất gây ung thư. Vì vậy món ăn này chỉ ăn trong ngày.

Hải sản

Các loại đồ ăn đã nấu chín nếu để lâu, kể cả bảo quản tủ lạnh cũng sẽ khiến cho hàm lượng protein bị biến chất, gây tổn thương cho gan và thận. Nếu như vì tiếc của bạn cố tình hâm đi hâm lại hải sản để ăn dễ gây nhiều bệnh nguy hiểm tới gan, thận, dạ dày. Vì vậy nên nấu lượng đủ dùng và ăn hết trong ngày.  

12 loại thực phẩm cực nguy hiểm, có thể trở thành "sát thủ"

(Kiến Thức) - Khi nhắc đến những loại thực phẩm nguy hiểm, nhiều người nghĩ ngay đến các món lạ lùng, nhưng trên thực tế, chúng luôn rình rập xung quanh chúng ta. 

12 loai thuc pham cuc nguy hiem, co the tro thanh
Đáng ngạc nhiên, thực phẩm nguy hiểm đầu tiên gọi tên quả anh đào. Thông tin trên trang Insider cho biết, trong hạt anh đào có chứa hợp chất độc hại hydro xyanua - chất độc có thể cướp đi sinh mạng của con người trong tích tắc. Trong hạt đào, mận, mơ cũng như vậy. Nhưng may thay, bạn phải ăn rất nhiều hạt anh đào mới trúng độc đủ để nguy hiểm tính mạng. 

Nguyên tắc vàng trong việc trữ đông đồ ăn

Bạn muốn bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh được lâu mà an toàn thì cần ghi nhớ những nguyên tắc dưới đây.

Cơ chế bảo quản thức ăn trong tủ lạnh

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

 Các yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật gồm 2 loại: Chất hóa học và các yếu tố lý học. Tủ lạnh được thiết kế dựa trên các nguyên lý lý học để tiêu diệt vi sinh vật.

Hiện nay, để tiêu diệt vi sinh vật gây hại cho sức khỏe con người, ngoài biện pháp dùng các chất hóa học như: hợp chất phênol, các loại cồn, hóa chất kim loại nặng, chất kháng sinh… người ta cũng dùng các biện pháp lý học (nhiệt độ, pH, độ ẩm, ánh sáng, áp suất thẩm thấu).

Tủ lạnh chính là một biện pháp lý học nhằm ức chế sinh trưởng vi sinh vật gây hại bằng nhiệt độ. Nhiệt độ của tủ lạnh ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hóa học trong tế bào của vi sinh vật, làm biến tính các loại protein, axit nuclêic…

Vì vi sinh vật gồm nhiều nhóm như ưa lạnh, ưa ẩm, ưa nhiệt, ưu siêu nhiệt nên tủ lạnh về cơ bản chỉ ức chế sinh trưởng được một số loại vi sinh vật nhất định.

Với nhiệt độ âm của ngăn đá, tủ lạnh có thể ức chế được nhiều loại vi sinh vật hơn ngăn mát. Điều đó lý giải vì sao thức ăn tươi sống khi để vào ngăn đá có thể giữ lâu hơn rất nhiều so với ngăn mát.

Ngoài ra, tủ lạnh cũng được thiết kế để bên trong luôn là khí lạnh khô, triệt tiêu môi trường ẩm cũng là một cách ức chế nhóm vi sinh vật ưa ẩm. Độ ẩm là một yếu tố quan trọng bậc nhất giúp vi sinh vật tồn tại, vì vậy các thức ăn chứa nhiều nước cũng sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Trong thực tế, các bà mẹ luôn bỏ phần canh thừa mà không trữ vào ngăn mát tủ lạnh vì canh này tới bữa sau đã bị vi khuẩn xâm nhập, phân hủy, không còn an toàn cho người ăn.

Tủ lạnh là một phương tiện bảo quản thức ăn chứ không có tác dụng diệt khuẩn. Vì vậy những thức ăn đưa vào tủ lạnh phải là những thức ăn tươi, sạch, không bị nhiễm khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn mới đảm bảo an toàn được.

Các nguyên tắc vàng trong việc trữ đông đồ ăn

Để ngăn chặn những nguy cơ vượt ngoài tầm kiểm soát trong việc trữ đông đồ ăn, bạn nên biết các nguyên tắc trữ đông đồ ăn đúng ngay từ đầu. Hãy nhớ rằng khi bạn trữ đông thực phẩm, bạn nên lưu ý 5 nguyên tắc sau:

Ngăn ngừa cháy tủ đông

Ngăn ngừa mất độ ẩm

Ngăn chặn việc ảm mùi sang các thực phẩm khác.

Sử dụng không gian tủ đông mà bạn có một cách khôn ngoan

Ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm khi bạn làm đông thực phẩm

Chìa khóa để thực hiện các mục tiêu này nằm ở việc đóng gói thực phẩm và cách bạn lưu trữ thực phẩm. Dưới đây là các quy tắc vàng để thực hiện nguyên tắc trên:

Để càng ít không khí trong các ngăn chứa của chứa tủ đông càng tốt, bằng cách loại bỏ hết không khí khỏi các túi cấp đông trước khi bạn niêm phong chúng. Bạn nên sử dụng các thùng an toàn trong tủ đông phù hợp với lượng thực phẩm được cấp đông.

Bọc thịt và đồ nướng thật chặt bằng giấy bạc trước khi bạn đặt chúng vào túi cấp đông. Hãy nhớ rằng thịt đông lạnh trong bao bì từ cửa hàng (được bọc bằng lớp nilon và đặt trên khay xốp) không phải là cách lý tưởng để bảo quản tốt trong tủ đông. Tuy nhiên cách đó vẫn chấp nhận được nếu bạn sử dụng chúng trong vòng một tháng.

Để thực phẩm của bạn đóng băng nhanh nhất để có thể để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, hãy sử dụng các hộp đựng thức ăn nhỏ - với dung tích không lớn hơn 4 lít.

Làm lạnh thực phẩm còn nóng của bạn một cách nhanh chóng trước khi trữ đông bằng cách đặt chảo thức ăn nóng vào một hộp lớn chứa đầy đá hoặc nước đá, thường xuyên khuấy để giữ lạnh. Nếu bạn đang làm lạnh nhiều thực phẩm nóng, như một nồi lớn hầm cùng với ớt, hãy chia thành các hộp nhỏ và nông hơn.

Đóng gói hoặc cho vào túi sau đó dán nhãn hoặc chỉ đơn giản là bạn ghi ngày trữ đông vào đó, ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn sẽ sử dụng các thực phẩm này trong vòng một hoặc hai tuần.

Đặt các hộp thực phẩm này ở nơi lạnh nhất trong tủ đông của bạn nếu có thể, cho đến khi chúng hoàn toàn đông lạnh.

Làm tan thực phẩm ở nhiệt độ phòng chỉ tốt đối các loại bánh nướng xốp, bánh mì và các loại bánh nướng khác. Đối với các thứ thực phẩm khác, hãy chọn cách rã đông trong ngăn mát tủ lạnh hoặc rã đông bằng lò vi sóng và sử dụng chế độ "tan băng".

Cố gắng sử dụng thực phẩm đông lạnh của bạn trong vòng hai đến ba tháng.

Khi bạn làm đông lạnh các món thực phẩm có chứa sữa hay sữa mẹ. Hãy nhớ rằng trong khi bạn trữ đông sữa, chúng có thể tách lớp một chút khi sau khi rã đông. Các loại phô mai cứng và nửa cứng có trọng lượng từ 227gam to 454 gam có thể trữ được bằng các tủ đông.

Khi bạn mới mua ngoài siêu thị về, các miếng phô mai này đã được bọc trong một lớp nilon và đã được hút chân không, bạn có thể cho luôn chúng vào trong tủ đông. Mặc dù phô mai sau khi bạn rã đông vẫn giữ nguyên hương vị đặc trưng, nhưng nó có thể hơi vụn và phù hợp hơn với việc thêm vào các món ăn nấu chín. Các loại phô mai không phù hợp lắm với việc cấp đông là phô mai kem và phô mai tươi. Phô mai xanh rất có thể trở nên vụn sau khi bạn rã đông.

6 siêu thực phẩm giải nhiệt ngăn ngừa bệnh tật mùa nắng nóng

Nắng nóng gay gắt khiến cơ thể khó chịu và dễ mất sức. Dưới đây là 6 siêu thực phẩm giải nhiệt giúp giải quyết những vấn đề này hiệu quả.

Dưa hấu giúp giải nhiệt ngày hè hiệu quả
6 sieu thuc pham giai nhiet ngan ngua benh tat mua nang nong
Ảnh minh họa. 

Dưa hấu có tính lạnh, dân gian còn gọi là dưa lạnh. Trong ngày hè nóng nực ăn dưa hấu không chỉ ngọt mát, ngon miệng mà còn giải nhiệt, giải cơn khát, thích hợp với những người bị nóng trong. Ngoài ra dưa hấu còn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Khi bị say nắng, sốt, cơ thể khó chịu, khát nước, thiểu niệu, có thể kết hợp dưa hấu để điều trị bổ trợ. Ngoài việc ăn phần thịt quả dưa hấu, phần vỏ của quả dưa hấu cũng có thể được dùng để sắc thuốc hoặc làm món ăn, cũng có giá trị dinh dưỡng rất tốt.

Trà xanh giúp làm mát và thải độc cho cơ thể