Vừa gia nhập NATO, Phần Lan vội vã sắm thêm tên lửa

Hệ thống tên lửa David's Sling và máy bay chiến đấu tàng hình F-35 được đánh giá là cặp đôi lý tưởng để bảo vệ biên giới của Phần Lan với Nga.

Vào ngày 7/4, Bộ Quốc phòng Israel xác nhận rằng họ đã nhận được yêu cầu mua hệ thống tên lửa David's Sling từ Phần Lan, đây là nền tảng phòng không đa năng tầm xa có khả năng tác chiến hàng đầu thế giới, tương thích với các hệ thống NATO và dự kiến sẽ cách mạng hóa khả năng phòng không trên đường biên giới dài với Nga. 

Bộ Quốc phòng Israel dự kiến sẽ thực hiện chuyến giao hàng nước ngoài đầu tiên đối với hệ thống David's Sling. Sau quá trình lựa chọn kéo dài vài năm, Bộ Quốc phòng Phần Lan đã chọn hệ thống tiên tiến của Israel. Tổng cục trưởng Bộ Quốc phòng Eyal Zamir đã nhận được yêu cầu mua hàng. 

Theo thỏa thuận, Israel sẽ cung cấp hệ thống vũ khí David's Sling cho Phần Lan, bao gồm tên lửa đánh chặn, bệ phóng và radar sẽ được tích hợp vào hệ thống chỉ huy và kiểm soát của Phần Lan. Thỏa thuận được ước tính trị giá 316 triệu EURO và sẽ cần có sự cho phép xuất khẩu từ chính phủ Mỹ, do sự hỗ trợ của Mỹ trong quá trình phát triển hệ thống này. 

Các báo cáo về kế hoạch mua David's Sling của Phần Lan được đưa ra chỉ 48 giờ sau khi nước này chính thức gia nhập NATO. Tổng thống Phần Lan đã tóm tắt sự thay đổi vị trí địa chính trị của đất nước như sau: “Phần Lan ngày nay đã trở thành thành viên của liên minh phòng thủ NATO. Kỷ nguyên không liên kết quân sự trong lịch sử của chúng ta đã kết thúc. Một kỷ nguyên mới bắt đầu”.

Vua gia nhap NATO, Phan Lan voi va sam them ten lua
Hệ thống tên lửa David's Sling

Trước đó, vào tháng 12/2021 Phần Lan cũng đã đặt mua  64 máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 từ Mỹ, theo các chuyên gia, hệ thống David's Sling có khả năng cung cấp một sự bổ sung hiệu quả cao cho các máy bay chiến đấu F-35. 

Hệ thống David's Sling cung cấp khả năng bảo vệ quan trọng cho các căn cứ không quân trong trường hợp Nga tìm cách tiêu diệt các máy bay chiến đấu trên mặt đất, bằng cách sử dụng các vũ khí như Iskander và tên lửa đạn đạo Kinzhal.

David's Sling được tập đoàn Raytheon của Mỹ và Rafael của Israel cùng phát triển, đây là một thiết kế hoàn toàn mới, nó tích hợp một số công nghệ phòng không tinh vi nhất của phương Tây.

Một tính năng đáng chú ý là tên lửa Stunner là sử dụng thiết bị đầu cuối hai chế độ dẫn đường - nghĩa là mỗi tên lửa triển khai hai đầu dò, một đầu sử dụng radar mảng quét điện tử chủ động và đầu còn lại sử dụng hồng ngoại hình ảnh. Việc sử dụng cả hai sẽ giảm đáng kể cơ hội cho mục tiêu đánh lừa hoặc gây nhiễu tên lửa của nó khi tiếp cận. 

Vua gia nhap NATO, Phan Lan voi va sam them ten lua-Hinh-2
 Máy bay chiến đấu F-35 của Không quân Mỹ

Mặc dù có chi phí sản xuất cao, nhưng David's Sling được coi là ưu tiên phát triển của Israel do nước này lo sợ các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình và đạn đạo từ những lực lượng thù địch trong khu vực.

Trong vai trò phòng thủ tên lửa, David's Sling cũng có thể được hưởng lợi từ việc kết nối mạng với F-35, đặc biệt là khi các thiết bị sản xuất trong tương lai được thiết lập để tích hợp thế hệ radar AN/APG-85 mới, được kỳ vọng sẽ cung cấp mức độ nhận biết tình huống cao hơn nhiều. 

F-35 từng thực hiện một cuộc thử nghiệm mang tính bước ngoặt trong việc truyền dữ liệu nhắm mục tiêu trở lại hệ thống phòng thủ tên lửa vào tháng 8/2019 và kể từ đó, các chuyên gia càng dự đoán rằng điều này có thể khiến F-35 trở thành một bổ sung tối ưu cho các hệ thống như David's Sling.
Vua gia nhap NATO, Phan Lan voi va sam them ten lua-Hinh-3
F-35 bắn tên lửa không đối không tầm xa AIM-120 

Không giống như các hệ thống Patriot và THAAD, David's Sling chưa bị đặt dấu hỏi nghiêm trọng về độ tin cậy bởi cả các thử nghiệm và thất bại trong chiến đấu. Tuy nhiên, David's Sling cũng thiếu khả năng đánh chặn tên lửa siêu thanh, với khả năng chống lại tên lửa sử dụng  quỹ đạo giống như Iskander vẫn là một câu hỏi nghiêm túc. 

Với phạm vi hoạt động 250 km, hệ thống này có thể bao phủ các khu vực tương tự như các hệ thống của Nga như S-300PM-2. Nhưng hệ thống này cũng thiếu khả năng phòng thủ nhiều lớp như S-400, có nghĩa là Phần Lan sẽ cần mua thêm các hệ thống tầm ngắn hơn để bảo vệ David's Sling trước các cuộc “tấn công bão hòa” (cuộc tấn công bằng số lượng lớn tên lửa hoặc UAV). 

Đạn uranium nghèo Anh vừa gửi tới Ukraine nguy hiểm tới đâu?

Sự nguy hại của đạn Uranium nghèo đối với con người và môi trường là rất nghiêm trọng, nó sẽ gây ra ô nhiễm phóng xạ trong phạm vi tác chiến tới 40km.

Theo Military Watch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Anh Annabel Goldie ngày 20/3 tuyên bố, Anh sẽ cung cấp cho Ukraine đạn Uranium nghèo như một phần của gói viện trợ nhằm hỗ trợ nỗ lực chiến tranh đang diễn ra ở Ukraine. 

Các loại đạn dược sẽ được cung cấp cùng với xe tăng Challenger 2, vào hồi tháng 1/2023 Anh cũng đã cam kết sẽ gửi 14 chiếc tới Ukraine, bên cạnh đó quá trình huấn luyện cho các nhân viên Ukraine cũng đã được hoàn tất. 

Cam kết gửi những chiếc Challenger 2 đã khiến Anh trở thành quốc gia đầu tiên cung cấp xe tăng do phương Tây thiết kế cho Kiev, sau đó Đức dưới áp lực đáng kể của Mỹ và Ba Lan cũng đã cấp phép cung cấp xe tăng Leopard 2 cho Ukraine.

Khi được hỏi cụ thể liệu vũ khí Uranium nghèo có được cung cấp hay không, Bà Goldie trả lời: “Cùng với việc cung cấp một phi đội xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 cho Ukraine, chúng tôi sẽ cung cấp đạn bao gồm cả đạn xuyên giáp chứa Uranium nghèo. Những loại đạn như vậy có hiệu quả cao trong việc đánh bại xe tăng và xe bọc thép hiện đại”. 

Các loại đạn rất có thể được đề cập đến là L26A1 và L27A1, tương thích với pháo chính của xe tăng Anh. Những chiếc Challenger 2 đã được lên kế hoạch giao hàng vào cuối tháng 3, đồng thời việc sử dụng đạn Uranium nghèo chống lại các lực lượng của Nga sẽ tùy thuộc vào mức độ sẵn sàng của các kíp lái tăng Ukraine.  

Dan uranium ngheo Anh vua gui toi Ukraine nguy hiem toi dau?
Xe tăng Challenger 2 của Quân đội Anh 

“Trận Stalingrad ở Châu Á” trong Chiến tranh Thế giới thứ 2

Một trận chiến đẫm máu ở Châu Á, quân Nhật Bản nhận thất bại lớn đầu tiên trên lục địa, nhưng lại ít được nhắc đến và bị lãng quên.

Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, có những trận chiến có tầm quan trọng nhưng lại bị lãng quên. Một trong số đó là trận chiến Kohima-Imphal, bước ngoặt quyết định của Thế chiến 2. Trận chiến kết thúc khi quân Nhật Bản chịu thất bại lớn đầu tiên trên chiến trường Miến Điện và nó đã phá hỏng kế hoạch xâm lược Ấn Độ tham vọng của họ. Trong thực tế, năm 2013, trận chiến Kohima-Imphal được Bảo tàng Chiến tranh Quốc gia bầu chọn là trận chiến vĩ đại nhất của Anh, trước cả cuộc đổ bộ nổi tiếng ngày D-Day và trận Waterloo. Sử gia Robert Lyman tại Bảo tàng Chiến tranh Quốc gia Anh đánh giá chiến thắng Kohima-Imphal có tầm quan trọng sâu sắc vì nó chứng minh với quân Nhật rằng họ không bất khả chiến bại. Trong trận chiến đó, hai bang đông bắc Manipur và Nagaland cùng thủ phủ là Kohima và Imphal đã thành lập mặt trận quan trọng cho Ấn Độ thuộc Anh trong cuộc chiến chống Nhật Bản trên mặt trận Miến Điện.

Sau khi Nhật Bản chiếm Rangoon, giờ là Yangon, vào tháng 3/1942, quân Nhật tiến xa vào Miến Điện khi này đang thuộc Anh, cắt đứt con đường tiếp tế của quân Đồng minh sang Trung Quốc. Sau khi thất bại, quân Anh dưới sự lãnh đạo của Tướng William Slim và quân Mỹ dưới sự lãnh đạo của tướng Joseph Stillwell đã rút về Ấn Độ trong tháng 5. Quân Anh bại trận đã củng cố, cải tổ đội hình và huấn luyện lại binh sĩ ở đông bắc Ấn Độ. Quân Mỹ chuyển hướng chú ý sang Trung Quốc, dùng các đơn vị xâm nhập từ xa ở Miến Điện để mở lại tuyến đường tiếp tế.

Giành chiến thắng ở Miến Điện nhưng tức giận khi quân Đồng minh có tuyến đường tiếp tế trên bộ và trên không vào Trung Quốc, quân Nhật quyết định liều mình băng rừng rậm, núi cao và xâm lược Ấn Độ. Nhân lúc quân Anh đang mất cảnh giác, quân Nhật đã tìm cách chiếm Kohima và các làng mạc xung quanh đầu tháng 4/1944. Tuyến đường chính chạy từ căn cứ tiếp tế của quân Anh ở Dimapur qua Kohima, đi qua đỉnh của dãy Naga Hills, xuống Imphal - nằm ở một thảo nguyên nhỏ khép kín ở Manipur và từ đó chạy vào Miến Điện (Myanmar ngày nay).

“Tran Stalingrad o Chau A” trong Chien tranh The gioi thu 2
Lính Nhật trong trận chiến Kohima-Imphal

Bất ngờ với tính năng cực khủng của tên lửa diệt hạm Israel

Loại tên lửa chống hạm mới của Israel sẽ khiến cho tàu chiến không còn nhiều thời gian để đánh chặn.

Bat ngo voi tinh nang cuc khung cua ten lua diet ham Israel
Công ty Công nghiệp Quốc phòng Rafael của Israel từng ra mắt loại tên lửa diệt hạm mới vào tháng 6/2021 với tên gọi Sea Breaker. Đây là loại tên lửa chống hạm thế hệ thứ 5 được công ty Rafael mô tả là có thể được phóng từ ô tô hoặc tàu chiến.