Vụ ông Trần Văn Truyền: “Lý ngay tình gian” thì cứ "vét"

(Kiến Thức) - Việc lãnh đạo một số cơ quan nhà nước tranh thủ trước khi "về vườn" bổ nhiệm hàng loạt cán bộ có bất thường và vi phạm pháp luật hay không?

Việc ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng thanh tra Chính phủ bổ nhiệm ồ ạt gần 60 cán bộ trong vòng vài tháng trước khi “về vườn” chưa hết làm nóng dư luận thì mới đây lại có thông tin ông Nguyễn Thành Rum, nguyên Giám đốc Sở VH-TT&DL TP HCM, trong vòng hai tuần trước lúc nghỉ hưu (ngày 1/3/2014) đã ký quyết định bổ nhiệm 19 cán bộ.
Những sự việc này cho thấy chuyện một số lãnh đạo cơ quan nhà nước tranh thủ trước khi “về vườn” đã tận dụng quyền hạn của mình để bổ nhiệm cán bộ không còn là chuyện hiếm. Vậy điều này có bất thường hay không, có vi phạm pháp luật hay không? Hay đây là việc không vi phạm quy định nào thì cứ làm, “lý ngay tình gian” thì dù bị dư luận nghi ngờ nhưng pháp luật không “sờ” đến là được?
Ông Trần Văn Truyền và trụ sở Thanh tra Chính phủ.
Ông Trần Văn Truyền và trụ sở Thanh tra Chính phủ.  
Theo luật sư Hoàng Văn Thạch, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, Văn phòng Luật sư Trí Minh, với trường hợp của nguyên Tổng thanh tra Chính phủ, việc bổ nhiệm nhiều chức danh như vậy vào thời gian cuối trước khi nghỉ hưu dù có tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật đi chăng nữa cũng sẽ là điều bất thường và dư luận có quyền nghi ngờ về động cơ, mục đích của việc bổ nhiệm. Nhất là chỉ trong 2 ngày (1/8/2011 và 3/8/2011), ông Truyền kí bổ nhiệm 26 người, trong đó ngày 3/8/2011 ông kí bổ nhiệm tới 22 người.
Đồng tình với quan điểm này, Luật sư Ngô Đình Hoàng cũng cho rằng: “Việc bổ nhiệm cán bộ cận kề ngày nghỉ hưu, lại bổ nhiệm ồ ạt cho thấy có sự bất thường trong công tác bổ nhiệm nhân sự. Công tác cán bộ cần phải đảm bảo đúng quy định. Tôi nghĩ sắp đến cần phải rà soát lại công tác bổ nhiệm cán bộ ở những đơn vị đầu ngành, bộ, sở… và nhất là cần đề ra quy định rằng trước khi về hưu không được ký bổ nhiệm thêm trường hợp nào”.
Nói về vấn đề này, Luật sư Hoàng Văn Thạch nêu quan điểm: “Ý kiến cho rằng lãnh đạo trước khi về hưu một thời gian nhất định không được bổ nhiệm và ký các hợp đồng kinh tế có giá trị lớn cũng là ý kiến cần nghiên cứu. Tuy nhiên thời gian đó là bao lâu? Nếu dài quá thì gây ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức đó, còn ngắn quá thì cũng không đảm bảo và có khi đặt ra quy định đó thì họ lại tranh thủ trước khi đến thời điểm đó họ sẽ bổ nhiệm và ký kết các giao dịch thì quy định đó cũng không có nhiều ý nghĩa. Vì vậy tôi tiếp cận ở góc độ khác.
Ví dụ như ở các cơ quan Hành pháp tôi cho rằng cần làm nghiêm túc hơn ở khâu tổ chức cán bộ, việc bổ nhiệm ai đó bắt buộc phải có ý kiến của cơ quan chuyên môn phụ trách tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan đó (ví dụ như ở cấp bộ thì có Vụ tổ chức cán bộ), nếu không có ý kiến của họ mà bổ nhiệm thì trái luật. Còn đối với lãnh đạo các doanh nghiệp Nhà nước thì tôi cho rằng không nên quy định trước khi nghỉ hưu họ không được ký các hợp đồng có giá trị lớn. Bởi vì bây giờ đã có Luật doanh nghiệp chung rồi, trong đó cũng đã có những quy định về việc Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp (Giám đốc/Tổng giám đốc hoặc Chủ tịch) chỉ được ký kết các giao dịch nào, còn giao dịch nào phải xin ý kiến cơ quan cao hơn (Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên); do vậy không nên can thiệt vào nữa. Sau đó nếu phát hiện cá nhân nào có mục đích vụ lợi trong việc bổ nhiệm hay ký các hợp đồng gây bất lợi cho cơ quan mình thì cần có chế tài nghiêm khắc nhằm răn đe những người sau.
Tất nhiên đây cũng chỉ là ý tưởng, để triển khai trên thực tế thì chúng ta cần nghiên cứu và có những quy định cụ thể hơn”, Luật sư Thạch nói.

Biệt thự hoành tráng của ông Truyền và các "quan", "sếp" Việt

(Kiến Thức) - Không chỉ ông Trần Văn Truyền có nhiều biệt thự hoành tráng mà nhiều sếp lớn, đại gia sau khi vướng vòng lao lý, nghỉ hưu... mới lộ tài sản kếch xù.

Một chủ đề đang được bàn tán sôi nổi là căn biệt thự có giá trị khủng của Nguyên Tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền. Căn biệt thự sang trọng được xây dựng trên lô đất có diện tích lên khoảng 10.000 m2.

Một chủ đề đang được bàn tán sôi nổi là căn biệt thự có giá trị khủng của Nguyên Tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền. Căn biệt thự sang trọng được xây dựng trên lô đất có diện tích lên khoảng 10.000 m2. 

Vẫn chưa thấy vật lạ nghi của máy bay Malaysia ở Thổ Chu

(Kiến Thức) - Tới 5h sáng 10/3, hai tàu của Việt nam tiếp cận vật lạ tại tọa độ mà thủy phi cơ xác định nhưng vẫn chưa phát hiện ra bất kỳ manh mối nào.

Đại tá Doãn Bảo Quyết, Chính ủy Vùng Cảnh sát biển 4 cho biết: 22h30 tối qua, tàu CSB 2003 và tàu kiểm ngư KN 774 đã tiếp cận tọa độ có vị trí 8 độ 47 phút 32 giây vĩ bắc, 103 độ 22 phút 26 giây độ kinh đông, cách đảo Thổ Chu 80 km và triển khai tìm kiếm mảnh vỡ tới 5h sáng nay (10/3), nhưng vẫn chưa thu được kết quả gì.

Tổng giám đốc Cục Hàng không dân dụng Malaysia Datuk Azharuddin Abdul Rahman.
Tổng giám đốc Cục Hàng không dân dụng Malaysia Datuk Azharuddin Abdul Rahman.

Ông Datuk Azharuddin Abdul Rahman, Tổng giám đốc Cục Hàng không dân dụng Malaysia (DCA) cũng cho biết: Đội tìm kiếm của Singapore đã phát hiện được mảnh vỡ ở địa điểm cách đảo Thổ Chu của Việt Nam khoảng 100 km về phía tây nam. Tuy nhiên, mảnh vỡ này không phải là của chiếc Boeing 777 chở theo 239 hành khách đang mất tích. 

Ngoài ra, ông Datuk Azharuddin Abdul Rahman cũng cho biết, dù vết dầu loang đã được tìm thấy nhưng hiện vẫn chưa được xác nhận liệu có phải của chiếc máy bay mất tích hay không.

“Vết dầu loang đã được tìm thấy nhưng chúng tôi vẫn đang trong quá trình xác minh xem liệu vết dầu này có phải của chiếc máy bay mất tích hay không. Đến nay, chúng tôi vẫn chưa nhận được báo cáo xác nhận”, ông Datuk Azharuddin Abdul Rahman tuyên bố.

Vết dầu loang lớn được Cơ quan Thực thi Hàng hải Malaysia (MMEA) phát hiện sáng nay cách Tok Bali, Kelantan khoảng 100 hải lý.

Theo ông Azharuddin, tại thời điểm này, 9 quốc gia đang tham gia tìm kiếm cứu nạn với 40 tàu và 34 máy bay. Tuy nhiên, đang tiếc các đội tìm kiếm không tìm thấy bất cứ dấu hiệu cụ thể nào liên quan đến chiếc máy bay mất tích.

Mảnh vỡ nghi cửa sổ máy bay Malaysia được thủy phi cơ DHC6 phát hiện.
Mảnh vỡ nghi cửa sổ máy bay Malaysia được thủy phi cơ DHC6 phát hiện.

Sau khi không tìm thấy vật thể lạ theo thông tin từ phía Singapore, vào 18h50, thủy phi cơ DHC6 mang số hiệu VNT – 777 của cảnh sát biển Việt Nam bay ở tầm thấp, đã phát hiện được vật thể nghi là mảnh vỡ cửa sổ chiếc máy bay bị mất tích, ở tọa độ có vị trí 8 độ 47 phút 32 giây vĩ bắc, 103 độ 22 phút 26 giây độ kinh đông, cách đảo Thổ Chu 80 km.

Thủy phi cơ DHC6 xuất kích... tìm được luôn vật lạ

Cũng tại tọa độ này, chiều nay, lực lượng cứu hộ cứu nạn phát hiện vật lạ màu vàng. Ngoài ra, Sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn cho biết, còn có một thanh ngang giống với thanh thăng bằng của đuôi máy bay. Dự kiến, tối nay, tàu cứu hộ sẽ được điều ra trục vớt hiện vật khả nghi.

Vị trí thủy phi cơ Việt Nam phát hiện vật thể nghi bộ phận máy bay (vòng tròn đỏ), và vị trí vật thể lạ do máy bay Singapore phát hiện (vòng tròn xanh). Ảnh: Tiền Phong
 Vị trí thủy phi cơ Việt Nam phát hiện vật thể nghi bộ phận máy bay (vòng tròn đỏ), và vị trí vật thể lạ do máy bay Singapore phát hiện (vòng tròn xanh). Ảnh: Tiền Phong

Trong một diễn biến mới, Cơ quan hàng không Malaysia vừa cho biết, máy bay Boeing B777-200 bị rơi trên hải phận nước này, cách ranh giới biển giữa Việt Nam - Malaysia 25 hải lý. Thiếu tướng Phạm Hoài Giang, Cục trưởng cục Cứu hộ, Cứu nạn (Bộ Quốc phòng), Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn cũng khẳng định thông tin này.

Vào 18h30, máy bay An26 đã đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất kết thúc ngày thứ 2 tìm kiếm cùng nhiều phương tiện máy bay, tàu chiến trong nước và các quốc gia khác.

Trong suốt thời gian bay cùng tổ tìm kiếm trên máy bay An26 thuộc Lữ đoàn 918 Quân chủng Phòng không Không quân, Đại tá Nguyễn Đình Tuyến, trưởng phòng cứu hộ cứu nạn yêu cầu: "Máy bay đang ở độ cao 1200m và yêu cầu tất cả mọi người trên máy bay tập trung quan sát dưới biển. Nếu phát hiện bất cứ vật gì đều báo cáo ngay cho tổ cứu hộ cứu nạn".

PV Kiến Thức có mặt trên chuyến bay An26 ra hiện trường tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.
 PV Kiến Thức có mặt trên chuyến bay An26 ra hiện trường tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.

Theo quan sát của PV Kiến Thức, có rất nhiều tàu của các nước tham gia tìm kiếm tại vùng biển này. Tuy nhiên, sau hơn 1 giờ tìm kiếm, bằng mắt thường, tất cả cũng chỉ ghi nhận được có nhiều vết loang (chưa xác định có phải dầu hay không) kéo dài cả một vùng rộng lớn trên biển.

Khoảng 18h, các máy bay tìm kiếm gần như đã trở về đất liền. Việt Nam còn 01 An26, Mỹ - 01 máy bay và Malaysia là 2 chiếc.

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp với các bên về việc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.
 Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp với các bên về việc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.
17h chiều nay, tại văn phòng Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải bắt đầu chủ trì cuộc họp với các bên về việc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.
Cùng thời điểm này, lực lượng tìm kiếm của Mỹ thông tin rằng, sau khi nhận được thông tin về vật lạ từ phía Singapore, máy bay Mỹ đã hạ thấp độ cao, tiếp cận hiện trường và xác minh vật thể khả nghi không liên quan đến máy bay Malaysia mất tích.
Vào khoảng 16h, báo New Straits Times của Malaysia đưa tin, trong chiến dịch tìm kiếm ở ngoài khơi Kelantan, nơi máy bay Malaysia xuất hiện lần cuối, lực lượng cứu hộ hàng hải nước này đã tìm thấy mẩu vải bạt - được cho là áo phao. Tuy nhiên, vẫn chưa thể khẳng định vật thể này có liên quan tới Boeing B777-200 chở 239 hành khách bặt tin từ rạng sáng qua.

Malaysia tìm ra dấu vết máy bay mất tích ở eo biển Malacca

(Kiến Thức) -  Quân đội Malaysia tin rằng, radar trên eo biển Malacca đã tìm ra dấu vết của chiếc máy bay Boeing 777 chở theo 239 người mất tích kể từ hôm 8/3.

* Bấm F5 để cập nhật thông tin

Cục Thực thi hàng hải Malaysia chưa nhận được thông tin về máy bay mất tích

Tờ Insider Malaysia dẫn nguồn tin từ Cục Thực thi Hàng hải (MMEA) cho biết, chưa từng nhận được thông tin nào về các tín hiệu của máy bay Boeing 777 số hiệu MH370 mất tích cùng với 239 hành khách.

(>> Cục hàng hải Malaysia chưa nhận thông tin dấu vết Boeing-777 ở Malacca)


20h30 - Liên quan tới thông tin mà hãng thông tấn Reuters đưa tin việc Quân đội Malaysia tìm ra dấu vết máy bay Boeing 777 ở eo biển Malacca, đại diện sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn Hàng không Việt Nam cho biết, chưa nhận được thông tin trên.

Vị đại diện này cũng nói rằng, nếu thông tin trên là đúng, việt Nam sẽ ngừng chiến dịch tìm kiếm cứu nạn. Việc có tham gia tìm kiếm ở eo biển Malacca hay không sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của nước bạn và khả năng của Việt Nam vì vị trí này cách xa Việt Nam.


Quân đội Malaysia phát hiện dấu vết máy bay Boeing 777 ở eo biển Malacca

Hãng thông tấn Reuter dẫn lời quan chức Quân đội Malaysia cho biết, radar trên eo biển Malacca đã tìm ra dấu vết máy bay Boeing 777 chở theo 239 người mất tích hôm 8/3.

Vị trí được công bố nằm rất xa với nơi máy bay liên lạc lần cuối với cơ quan kiểm soát không lưu dân sự ngoài khơi bờ biển phía đông nước này. Hãng hàng không Malaysia Airlines hôm 8/3 cho biết, chiếc máy bay chở 227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn có tín hiệu liên lạc lần cuối ở phía thị trấn Kota Bharu thuộc bờ biển phía đông Malaysia.

"Nó đã thay đổi đường bay sau khi tới Kota Bharu và bay với độ cao thấp hơn. Máy bay đã bay vào Eo biển Malacca", Reuters dẫn lời quan chức quân đội Malaysia giấu tên cho biết. (>> Quân đội Malaysia lần ra máy bay mất tích tại eo biển Malacca)

Vị trí eo biển Malacca (dấu đỏ) mà quan chức quân đội Malaysia tuyên bố là phát hiện dấu vết chiếc Boeing 777 mất tích nằm cách rất xa điểm mà Malaysia công bố mất tín hiệu trước đó (cách Thổ Chu, Phú Quốc khoảng 300km). Vậy rốt cuộc làm thế nào mà một chiếc máy bay khổng lồ như vậy quay trở lại về phía Malacca mà lực lượng giám sát đường không Malaysia lại không thể phát hiện được?
Vị trí eo biển Malacca (dấu đỏ) mà quan chức quân đội Malaysia tuyên bố là phát hiện dấu vết chiếc Boeing 777 mất tích nằm cách rất xa điểm mà Malaysia công bố mất tín hiệu trước đó (cách Thổ Chu, Phú Quốc khoảng 300km). Vậy rốt cuộc làm thế nào mà một chiếc máy bay khổng lồ như vậy quay trở lại về phía Malacca mà lực lượng giám sát đường không Malaysia lại không thể phát hiện được?

18h37 - Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn cho biết, đốm trắng lạ được máy bay CASA-212 số hiệu 8981 phát hiện cách đảo Thổ Chu 80 hải lý không liên quan tới chiếc máy bay Boeing 777-200ER của Malaysia.

Trước đó khoảng 10h53 sáng cùng ngày, hệ thống trinh sát hiện đại trên máy bay tuần thám biển Casa-212 của Việt Nam đã phát hiện đốm trắng tại tọa độ 7,5917 độ vĩ Bắc - 103, 4405 độ kinh Đông (cách Đông Nam đảo Thổ Chu, Phú Quốc khoảng 80 hải lý).

Như vậy, tính cho tới thời điểm này, gần hết ngày tìm kiếm thứ 4, chiếc máy bay chở 239 hành khách của hãng hàng không Malaysia vẫn bặt vô âm tín.


Công bố ảnh một trong 2 hành khách dùng hộ chiếu giả

Theo truyền thông Malaysia, cảnh sát nước này đã công bố ảnh một trong 2 hành khách đi trên chuyến bay xấu số MH370. Người này tên là Pouria Nour Mohammad Mehrdad, 19 tuổi, công dân Iran.

Tuy nhiên, cảnh sát Malaysia khẳng định vị khách này không phải khủng bố, việc dùng hộ chiếu giả chỉ với mục đích là tìm cách di cư sang Đức.

Hiện danh tính người đàn ông dùng hộ chiếu giả thứ 2 vẫn chưa được xác định. (>> Một trong 2 hành khách dùng hộ chiếu giả không phải khủng bố)


Video: Diễn biến tìm kiếm máy bay Malaysia đến trưa 11/3



15h - Theo tin từ sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn, sau khi được Việt Nam cho phép máy bay vận tải hạng nặng Il-76 vào không phận (đã tới khu vực tìm kiếm), phía Trung Quốc tiếp tục xin cấp phép cho thêm một máy bay Tu-154. Và việc này đã được phía Việt Nam chấp thuận.

Như vậy Trung Quốc có tổng cộng 4 tàu - máy bay được phép vào không - hải phận Việt Nam tìm kiếm (gồm tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn, tàu hộ vệ tên lửa Miên Dương, máy bay vận tải Il-76 và máy bay Tu-154).


14h 50 - Sau khi nghe báo cáo của Văn phòng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn về công tác tìm kiếm máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysia, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh: "Hôm nay là ngày thứ 4 Việt Nam tham gia tìm kiếm máy bay MH370 mất tích. Trong cuộc tìm kiếm này, chúng ta đã huy động tối đa các lực lượng quân đội tham gia tìm kiếm. Tuy nhiên, chúng ta cần tích cực hơn nữa. Nhiều thân nhân của hành khách trên máy bay mất tích đang chờ đón kết quả. Đến bây giờ, chúng ta chưa phát hiện được điểm cụ thể của máy bay mất tích chỗ nào, ở đâu.

Qua công việc tìm kiếm của 4 ngày qua, sáng mai tiếp tục tổ chức tìm kiếm ở phía Đông đường bay của máy bay MH370 và khu vực biên giới Lào, Campuchia. Bệnh cạnh đó, chúng ta cần huy động người dân vào tham gia tìm kiếm và đảm bảo công tác an toàn, hậu cần cho bộ đội tham gia tìm kiếm 24/24".

Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ (thứ 2 từ trái sang) chỉ đạo hoạt động tìm kiếm.
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ  (thứ 2 từ trái sang) chỉ đạo hoạt động tìm kiếm.

14h04 - Máy bay tuần thám biển hiện đại CASA-212 trong lần đầu xuất kích đã phát hiện một vùng đốm trắng khác lạ trên mặt biển ở khu vực tìm kiếm máy bay mất tích.

Đốm trắng được ghi nhận tại tọa độ 7o59'17" N – 103o103'44'05" E, cách đảo Thổ Chu (tỉnh Kiên Giang) khoảng 80 hải lý (tương đương 150 km) về phía Đông Nam.

Hiện thông tin này đã được truyền về Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn để tìm hiểu thêm. (>> Khám phá “mắt thần” trên CASA-212 tìm máy bay Malaysia)


13h30 - Sau khi được phía Việt Nam chấp thuận cho 2 tàu chiến (tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn và tàu hộ tên lửa Miên Dương) vào hải phân Việt Nam, hôm nay theo tin từ sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn Hàng không, Trung Quốc tiếp tục xin phép được cho thêm một máy bay từ đảo Hải Nam vào không phận Việt Nam tìm kiếm máy bay mất tích. Đề nghị này đã được phía Việt Nam chấp thuận.

Trước đó, phía Việt Nam đã chấp thuận cho tàu khu trục Hải quân Mỹ vào hải phận thực hiện việc hỗ trợ tìm kiếm máy bay bị mất tích.

Một máy bay Trung Quốc được phép vào không phận Việt Nam tìm kiếm máy bay mất tích. Ảnh minh họa
 Một máy bay Trung Quốc được phép vào không phận Việt Nam tìm kiếm máy bay mất tích. Ảnh minh họa

Ngoài ra, sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn Việt Nam đã nhất trí cho phép đội điều tra tai nạn Singapore (từng giúp Lào tìm máy bay chở khách ATR-72) tham gia tìm kiếm máy bay mất tích. Đội này được trang bị hệ thống định vị thủy âm hiện đại, thả xuống nước để tìm hộp đen máy bay.


Malaysia phát hiện áo phao ở vị trí máy bay quay đầu

Theo truyền thông Thái Lan, tối qua (khoảng 20h theo giờ địa phương), tàu tuần tra ven biển HTMS Pattani của Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã nhận thông tin từ phía Malaysia cho biết phát hiện một áo phao giữa eo biển Malacca, cách đảo Sumatra khoảng 100 hải lý.

Điều đặc biệt, vị trí chiếc áo phao được phát hiện nằm ở vị trí mà phía Malaysia cho rằng chiếc Boeing 777 có thể thay đổi hướng quay trở lại. Do vậy, phía Malaysia đã yêu cầu Thái Lan hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn ở vùng biển Andaman.

Hiện vẫn chưa có thông tin gì thêm về việc liệu tàu Thái Lan có vớt được chiếc áo phao này không, để xác định liệu đây có thể là của chiếc máy bay mất tích.


11h - Theo Trung tướng Võ Văn Tuấn - Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, sau 3 ngày tập trung tìm kiếm trên biển, sẽ huy động lực lượng bộ đội tại chỗ mở rộng vùng tìm kiếm trên bộ dọc theo 2 bên đường bay đi qua Hàng Khoai (Cà Mau) đến TP HCM và kéo rộng theo đường bay ở 2 bên liên quan đến các tỉnh Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

Ngoài ra, Việt Nam đã đề nghị hai nước bạn Lào và Campuchia phối hợp tìm kiếm ở khu vực biên giới.


10h - Thông tin mới nhất từ chỉ huy Tư lệnh Hải quân, vào khoảng 8h sáng nay, một tàu chở dầu đã báo tin phát hiện “vật thể lạ” khá lớn trên vùng biển cách đảo Thổ Chu (Phú Quốc, tỉnh Kiêng Giang) khoảng 80 km. 

Ngay khi tiếp nhận thông tin, thiếu tướng Lê Minh Thành, Phó tư lệnh Hải quân đã điều tàu ra vị trí trên để tiếp cận.​


Lộ người tiếp đãi hai hành khách dùng hộ chiếu giả

Truyền thông Iran cho biết, 2 hành khách lên chuyến bay MH370 của hãng Malaysia Airlines bằng hộ chiếu châu Âu (của Italy và Áo) đã được xác định. Họ đến từ thủ đô Tehran của Iran. Một người đàn ông đã tiếp đãi 2 hành khách này trước khi lên máy bay Malaysia... (>> Bạn của 2 khách dùng hộ chiếu giả máy bay Malaysia nói gì?)


Video tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích từ trên không


9h15 - Máy bay CASA C-212 đầu tiên mang số hiệu 8981 đã cất cánh và dự kiến khoảng 10 phút sau thì chiếc 8982 cũng sẽ cất cánh thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích. Hi vọng rằng, các hệ thống trinh sát hiện đại trên CASA sẽ đem lại kết quả khả quan hơn trong ngày tìm kiếm hôm nay.


9h11 - Trong buổi họp báo tại sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn ở Phú Quốc vào sáng nay, Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu yêu cầu tất cả các lực lượng đẩy nhanh mọi nỗ lực tìm kiếm vì thời gian máy bay mất tích đã qua lâu, “chúng ta còn rất ít hi vọng”. 

Ngoài ra, tất cả các máy bay của Không quân – Cảnh sát biển tham gia tìm kiếm sẽ bay ở tầm thấp dưới 1.500m để phát huy tối đa hiệu quả (ngày hôm qua thì các máy bay bay ở nhiều độ cao khác nhau). Về lực lượng, thì ngoài các máy bay tham gia ngày hôm qua, hôm nay có thêm 2 máy bay tuần thám biển CASA C-212-400 được bổ sung, cũng sẽ cất cánh.


Mỗi hành khách máy bay Malaysia nhận được khoản tiền an ủi đặc biệt

Hãng hàng không Malaysia Airlines khẳng định, họ sẽ chuyển cho gia đình mỗi hành khách có mặt trên chuyến bay MH370 31.000 nhân dân tệ (tương đương 5.049 USD, khoảng 107 triệu VNĐ) “khoản tiền an ủi đặc biệt” trong chiều nay (11/3). (>>Thân nhân hành khách máy bay Malaysia nhận tiền an ủi đặc biệt)


8h - Tin từ Sở chỉ huy cho biết, công tác tìm kiếm máy bay Malaysia hôm nay sẽ tập trung vào khu vực trọng điểm, không tìm tản mát về hai bên như những ngày trước. Cụ thể: mở rộng tìm kiếm về phía đông dọc theo đường bay của Boeing 777 mất tích và khu vực máy bay mất tín hiệu...

Máy bay sẽ thực hiện nhiệm vụ ở trên cao, còn tàu rà soát phía dưới. Việt Nam điều 10 tàu (7 tàu thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, 3 tàu hỗ trợ) cùng phi đội 12 máy bay (không kể máy bay dự bị) tham gia tìm kiếm. Trong đó có, Casa là máy bay tuần tra hiện đại nhất Việt Nam, có thể làm nhiệm vụ liên tục 5 tiếng, được trang bị hệ thống tuần thám biển, chuyên tuần tra biên giới, quan sát, phát hiện dầu loang, dầu tràn trên biển, phòng cháy rừng... Máy bay có thể hạ độ cao xuống 100 m so với mặt biển và được trang bị camera “mắt thần” quan sát ở cự ly 3000 m.

Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn, Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân cho biết: Trong sáng nay, lực lượng không quân sẽ mở rộng phạm vi tìm kiếm. Các lực lượng dự kiến sẽ chia làm 2 khu vực, mở rộng vùng tìm kiếm máy bay Malaysia lên 20.000 km2. Không quân Việt Nam sẽ quét từ Bãi Cạn Cà Mau đến phía tây của Côn Đảo.

Máy bay tuần tra hiện đại nhất Việt Nam Casa cũng tham gia tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.
Máy bay tuần tra hiện đại nhất Việt Nam Casa cũng tham gia tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.

Trong một diễn biến tương đồng, vào ngày tìm kiếm thứ 4, Malaysia quyết định mở rộng phạm vi tìm kiếm, từ 50 dặm lên 100 dặm, gồm cả trên biển và đất liền.

Phía Trung Quốc cũng triển khai vệ tinh quỹ đạo để tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích cùng 239 hành khách.


7h45 - Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng sẽ tham gia vào công tác tìm kiếm máy bay Malaysia  mất tích. Dự kiến, ông Trà sẽ có mặt trên 1 trong 2 trực thăng MI 04 và 8431 - vừa được tăng cường từ sân bay Cần Thơ chiều qua (10/3).


6h59 - Tờ Financial Times dẫn nguồn tin độc quyền cho biết, một đại lý du lịch Thái Lan đã đặt vé cho những người đàn ông này nói rằng, cô được một người Iran liên lạc để yêu cầu đặt vé. Từ đó, báo này đưa ra suy đoán, 2 hành khách dùng hộ chiếu ăn cắp lên máy bay có thể đến từ Trung Đông, đặc biệt là Iran.(>>2 người dùng hộ chiếu giả lên máy bay Malaysia đến từ Iran?)


5h
 - Suốt đêm qua, Việt Nam vẫn điều 7 tàu, gồm: 2 tàu SAR 412 và 413; 3 tàu cảnh sát biển và 2 tàu hải quân tìm kiếm tại tọa độ nghi vấn máy bay Malaysia mất tích gần đảo Thổ Chu. Trong khi đó, tàu hải quân HQ 888 được trang bị hệ thống đa tia dò đáy biển lùng sục mảnh vỡ kim loại trên khu vực cách vùng biển Vũng Tàu 60km. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm vẫn chưa thấy dấu hiệu nghi vấn. Máy bay Malaysia vẫn mất tích bí ẩn.
Cũng trong đêm qua, tàu tiếp dầu HQ-627 của Vùng 5 Hải quân đã tiếp đầy nhiên liệu cho tàu SAR413, cho phép chiếc tàu này bám trụ khu vực tìm kiếm thêm ít nhất 3-4 ngày nữa. Các tàu đang tham gia tìm kiếm còn lại có thể được tiếp nhiên liệu từ tàu HQ-627 trong hôm nay...

Máy bay Malaysia không lắp hệ thống liên lạc tự động
Nguồn tin giấy mặt từ Reuters cho biết, Boeing B777-200 có lẽ không lắp đặt hệ thống liên lạc tự động ACARS vì nhân viên điều tra đã không nhận được tin nhắn ACARS để giúp họ khám phá ra được điều gì đã xảy ra cho chiếc máy bay.
Tập đoàn Boeing không có bình luận gì về thông tin này.

Mỹ điều tàu khu trục thứ 2 tham gia tìm kiếm máy bay Malaysia

Các quan chức cho biết Hải quân Mỹ đã điều tàu chiến thứ 2, USS Kidd, đến Biển Đông để giúp tìm kiếm chiếc máy bay mất tích của Malaysia.

Khu trục hạm USS Kidd của Mỹ.
Khu trục hạm USS Kidd  của Mỹ. 

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đại tá Steven Warren cho biết: hai tàu chiến nói trên của Hải quân Mỹ chở theo máy bay trực thăng Sea Hawk MH-60 được trang bị camera hồng ngoại phục vụ các hoạt động tìm kiếm ban đêm. (>>Mỹ điều thêm chiến hạm tìm máy bay Malaysia mất tích)


Malaysia nhận dạng được người dùng hộ chiếu giả

Tờ Star của Malaysia đưa tin, các cơ quan chức năng đã nhận dạng được người sử dụng hộ chiếu ăn cắp để lên máy bay, nhưng từ chối tiết lộ quốc tịch của người đàn ông này. 

Thanh tra trưởng Tan Sri Khalid Abu Bakar của Malaysia cho biết, người đàn ông sử dụng hộ chiếu ăn cắp lên máy bay không đến từ Tân Cương, miền tây Trung Quốc...


Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Phạm Quý Tiêu cho biết: Hôm nay (11/3), các lực lượng cứu hộ cứu nạn sẽ tập trung nhiều hơn nữa, mở rộng quy mô tìm kiếm. Phạm vi tìm kiếm mở rộng của các quốc gia lên đến 126.000km2, rộng hơn 26.000km2 so với những ngày trước đó.