![]() |
Ảnh minh họa: Internet |
![]() |
Ảnh minh họa: Internet |
![]() |
Trong mâm cơm của mỗi gia đình dịp lễ tết không thể thiếu các món giò chả. Tuy nhiên, món ăn được nhiều người yêu thích này lại là thực phẩm Tết ngậm hóa chất gây hại cho sức khỏe nếu người tiêu dùng không chọn cẩn thận. Ảnh: Youtube. |
![]() |
Nếu không lựa chọn giò, chả cẩn thận, người tiêu dùng phải đối mặt với nguy cơ ngộ độc hàn the. Đây là hóa chất thường được cho vào giò, chả mục đích tạo độ giòn, dai. Hàn the khi xâm nhập vào cơ thể với liều lượng cao sẽ gây ngộ độc cấp. Còn với liều lượng nhỏ, chúng sẽ tích tụ và gây ngộ độc gan, thận, rất nguy hiểm cho cơ thể. Ảnh: SucKhoeDoiSong. |
![]() |
Hạt dẻ cười hay còn được gọi là “quả hồ trăn”, đây là món ăn vặt đắt khách dịp Tết bởi mùi vị thơm ngon. Tuy nhiên, do thị hiếu người dùng thích chọn sản phẩm bắt mắt nên nhà sản xuất sử dụng chất tẩy trắng clorin cực độc. Trong quá trình tẩy trắng, clorin dễ theo kẽ hạt thấm vào nhân. Ăn thường xuyên, dư lượng ngày càng nhiều, nếu gan không lọc được thì ung thư gan là điều không tránh khỏi. Ảnh: Internet. |
![]() |
Màu hạt dẻ càng trắng hoá chất tác động vào đó càng nhiều, hạt hơi vàng ngà thì hoá chất ít, an toàn hơn. Người tiêu dùng cần xem xét nguồn gốc, thành phần, hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Ảnh: Internet. |
![]() |
Măng khô là món ăn hầu như có mặt trong mỗi mâm cỗ của nhiều gia đình trong dịp Tết. Tuy nhiên, trong măng khô chứa thành phần lưu huỳnh - thường được sử dụng trong quá trình sấy khô măng để chống ẩm mốc, tạo màu vàng đẹp cho măng hơn hoặc ngâm hóa chất tẩy trắng để làm cho sản phẩm măng trắng hơn nhằm đánh lừa người tiêu dùng. |
![]() |
Trong khi đó, Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo, hàm lượng lưu huỳnh trong chế biến và bảo quản thực phẩm không nên vượt quá 20mg cho một kg sản phẩm. Bởi vì, hàm lượng chất lưu huỳnh nếu vào cơ thể ở mức quá nồng độ cao, về lâu dài có thể gây tổn thương về thần kinh, tuần hoàn, ảnh hưởng tim mạch, thị lực, khả năng miễn dịch, sinh sản, não bộ, nội tiết và nhiều chức năng khác. |
![]() |
Theo một số chuyên gia, măng khô không tẩm hóa chất có màu vàng nâu nhạt, xuất hiện màu hổ phách, đường vân tỉ mỉ, bề rộng thịt dày, khi sờ vào không có cảm giác ẩm tay, có thể bẻ gãy được. Măng còn lưu giữ mùi thơm đặc trưng, không có mùi lạ, không bị mốc. |
![]() |
Miến khô cũng là loại thực phẩm ngày tết có thể chứa nhiều hóa chất gây nguy hại đến sức khỏe nhưng lại được sử dụng nhiều nhất. Miến khô có phẩm màu làm tổn thương gan, thận, thậm chí là ảnh hưởng đến hệ thần kinh. |
![]() |
Hầu hết trên thị trường, bột sắt để “nhuộm” miến có độ tinh khiết rất thấp, chứa nhiều kim loại độc như: chì, thủy ngân và những tạp chất độc hại khác. Những loại chất này khi vào cơ thể sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng như làm tổn thương gan, thận, thậm chí là ảnh hưởng đến hệ thần kinh. |
![]() |
Bóng bì cũng là một trong những thực phẩm được dùng trong ngày Tết của người Việt. Thông thường, bì lợn sống được lọc sạch mỡ, luộc chín tới rồi cạo rửa, sau đó phơi nắng cho khô cứng. Cuối cùng, bì lợn được đưa vào lò nướng nhiệt độ cao để nổ thành bóng. |
![]() |
Theo các chuyên gia dinh dưỡng Hoài Thu, BV Thanh Nhàn, thường xuyên ăn bóng bì lợn được tẩy trắng bằng hóa chất sẽ dẫn tới ngộ độc, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tăng nguy cơ ung thư. Ảnh minh họa (Nguồn: Internet). |
Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.
![]() |
Mâm ngũ quả thường gồm có 5 loại quả tượng trưng cho năm yếu tối ngũ hành là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy. Ảnh minh họa. |
Cứ vào khoảng 28 tháng Chạp âm lịch thì nhà nhà đều cho bày mâm ngũ quả ngày tết kèm với nhiều sản vật khác trên bàn thờ. Mâm ngũ quả thường bày trên một cái mâm bằng gỗ tiện, sơn son, có chân, gọi là mâm bồng. Nếu không có mâm bòng, có thể bày trên một cái đĩa to, nhưng phải đặt trên chồng bánh chưng để tạo dáng cao, uy nghiêm, thành kính.
Mâm ngũ quả thường gồm 5 loại trái cây
Tùy theo đặc điểm tự nhiên, phong tục tập quán và quan niệm của mỗi vùng mà có cách bày mâm ngũ quả đặc trưng mang ý nghĩa riêng. Nếu căn cứ theo triết lý phương Đông thì mâm ngũ quả phải có 5 loại quả với nhiều màu sắc riêng và cũng mang những ý nghĩa nhất định.
Lê (hay mật phụ): vị ngọt thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.
Lựu: nhiều hạt tượng trưng cho con đàn cháu đống.
Đào: thể hiện sự thăng tiến.
Mai: hạnh phúc, không cô đơn.
Quả phật thủ: giống như bàn tay đức Phật, luôn chở che cho các số phận con người.
Táo: có nghĩa là phú quý.
Hồng, quýt: tượng trưng cho sự thành đạt.
Thanh long (rồng mây hội tụ) thể hiện sự phát tài phát lộc.
Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.
Nải chuối xanh như bàn tay ngửa: hứng lấy may mắn, bao bọc và chở che.
Quả trứng gà (hay Lê-ki-ma) như hình đào tiên: lộc trời.
Sung: gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe và tiền bạc.
Đu đủ mang đến sự thịnh vượng đủ đầy.
Xoài có âm na ná như “xài”, để cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn.
Gọi là ngũ quả nhưng thật ra, việc lựa chọn và bày biện những loại quả gì trên mâm tùy thuộc vào từng địa phương với những đặc thù về khí hậu, sản vật và quan niệm văn hóa riêng. Từ đó, người ta chọn ra những loại quả mang ý nghĩa tâm linh, tinh thần để “thiết kế” nên mâm ngũ quả.
Mâm ngũ quả của ba miền khác nhau ra sao
Ở miền Bắc, trên mâm ngũ quả thường có 5 loại quả: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Cách bày mâm ngũ quả truyền thống ở miền Bắc thường gặp là nải chuối được đặt ở dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các cây trái khác.
Mâm ngũ quả đẹp là mâm ngũ quả có đủ màu sắc rực rỡ. Chính giữa nải chuối xanh thẫm là quả bưởi căng mọng hoặc quả phật thủ chin vàng nổi bật. Những quả chín đỏ đặt xung quanh. Những chỗ khuyết đặt xen kẽ quýt vàng, táo màu xanh hoặc những trái ớt đỏ mọng, hoàn thiện những nét trang trí cuối cùng.
![]() |
Mâm ngũ quả của người miền Nam thường gồm 5 loại quả là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài, đọc chệch thành các tên “cầu sung vừa đủ xài”, hay “cầu vừa đủ xài sung”. Ảnh minh họa: Internet. |