Việt Nam thực hiện thành công ca ghép phổi đầu tiên

Ngày 21/2, Bệnh viện 103 - Học viện Quân y đã phối hợp với các chuyên gia Nhật Bản thực hiện thành công ca ghép phổi đầu tiên của Việt Nam. Bệnh nhân được ghép là cháu bé 6 tuổi.

Tháng 11/2016 Học viện Quân y được Bộ Khoa học và Công nghệ giao nhiệm vụ thực hiện đề tài “Nghiên cứu ghép thùy phổi hoặc một phổi từ người cho sống và người cho chết não” thuộc chương trình Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Chủ nhiệm đề tài là GS.TS Đỗ Quyết, giám đốc học viện.
Sau khi nhận nhiệm vụ, học viện đã tích cực triển khai nghiên cứu, chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư, thuốc, hóa chất và cử cán bộ đi học tập kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm ghép phổi trên người bệnh tại Bệnh viện Đại học Okayama, Nhật Bản.
Đồng thời, học viện cũng phối hợp với các bệnh viện trong nước để chọn bệnh nhân có chỉ định ca ghép phổi. Ngày 14/11/2016, học viện đã cùng với Bệnh viện Nhi trung ương chọn cháu Lý Chương Bình với chẩn đoán giãn phế quản bẩm sinh lan tỏa hai phổi.
Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ đã tiến hành khám, xét nghiệm, mời chuyên gia hội chẩn và chẩn đoán xác định tình trạng bệnh nhân giãn phế quản bẩm sinh lan tỏa hai phổi, biến chứng suy hô hấp, tâm phế mạn, suy dinh dưỡng độ III, có chỉ định ghép phổi.
May mắn sau khi vận động, giải thích, ngoài bố bệnh nhân, bác ruột đã đồng ý hiến phổi. Qua các xét nghiệm thăm khám, các chỉ số đều phù hợp để tiến hành ghép.
Viet Nam thuc hien thanh cong ca ghep phoi dau tien
Ca ghép phổi đầu tiên được tiến hành ở Bệnh viện 103 vào ngày 21/2. Ảnh bác sĩ cung cấp. 
7h ngày 21/2, êkíp phẫu thuật bắt đầu tiến hành ghép phổi cho bệnh nhân. Ca ghép kéo dài đến 17h30 cùng ngày. Các bác sĩ đã phẫu thuật lấy 2 thùy dưới của hai người cho và ghép vào phổi của cháu bé.
Chia sẻ về ca ghép phổi, giáo sư Oto Takahiro (Bệnh viện Đại học Okayama, Nhật Bản) cho biết hiện nay trên thế giới tỷ lệ sống đối với các ca ghép trung bình là 15%, còn riêng ở Bệnh viện Đại học Okayama, tỷ lệ này là 80%.
“Cháu bé vừa được ghép phổi ở Học viện Quân y 6 tuổi thể chất yếu, không như những bạn cùng trang lứa do mắc bệnh bẩm sinh. Tuy nhiên, sau khi ghép, phổi cháu sẽ phát triển bình thường và có thể sống đến 60-70 tuổi”, giáo sư Oto Takahiro cho biết.
Giáo sư Đỗ Quyết cho rằng ghép phổi cũng như những ca ghép tạng khác, đều có khó khăn riêng. Đặc biệt, phổi là cơ quan trao đổi oxy nuôi dưỡng cơ thể nên trước khi ghép, các bác sĩ phải đánh giá tổng thể cả người cho và người được ghép phổi.
“Một trong những điểm khó trong ca ghép là phổi người cho bị tổn thương, nhiễm khuẩn. Nếu ghép phổi không khỏe, người được ghép phải dùng nhiều thuốc thải ghép, khó thành công. Rất may mắn, đối với ca ghép phổi này, mọi chỉ số và chức năng phổi cả trước và sau khi ghép đều rất tốt”, giáo sư Quyết chia sẻ.
Ông cho biết thêm người cho phổi đã rút ống khí quản. Ngày 22/2, hai người sẽ được đưa về buồng thường như những bệnh nhân khác. Đối với người nhận, mặc dù chỉ số sinh tồn tốt, nhưng bệnh nhi còn rất nhiều vấn đề cần phải theo dõi sát sao trong thời gian tới.

Hình ảnh đẹp về cá tra từ ao nuôi đến nhà máy

Mặc dù chưa trở lại thời “vàng son” nhưng với giá cá như hiện nay, người nuôi đã “sống” trở lại sau nhiều năm thua lỗ, trắng tay.

Những tháng gần đây, cá tra vào thị trường Mỹ có phần giảm sút do gặp quá nhiều rào cản. Tuy nhiên, nhờ thị trường Trung Quốc và một số thị trường khác tiêu thụ mạnh nên giá cá tra trong nước luôn đứng ở mức khá cao. Dự báo từ nay tới cuối năm, cá tra có thể tiếp tục tăng giá.

"Đại gia cá tra" lặn mất tăm, ôm nợ trăm tỷ

Hàng loạt hộ nuôi cá tra liên kết với Tafishco rất hoang mang vì nguy cơ mất cả trăm tỷ đồng, sạt nghiệp vì đại gia cá tra biến mất khỏi địa phương.

Giám đốc Công an tỉnh An Giang Bùi Bé Tư cho biết, đang xác minh thông tin vợ chồng bà chủ Cty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Thuận An (Tafishco) đại gia cá tra biến mất khỏi địa phương. Hàng loạt hộ nuôi cá tra thực hiện chuỗi liên kết với Tafishco có Agribank An Giang tham gia, rất hoang mang vì nguy cơ mất cả trăm tỷ đồng, sạt nghiệp.
Điều hành Tafishco hiện nay là Phó TGĐ Hoàng Hữu Thành. Ông Thành cho hay, từ ngày 20/11/2016, ông không còn liên lạc được với TGĐ Nguyễn Thị Huệ Trinh, cũng không biết bà và chồng là Chủ tịch HĐQT Tafishco đang ở đâu. “Sau kỳ nghỉ Tết, từ ngày 6/2, Công ty Tafishco khai trương hoạt động, chủ yếu gia công cho bạn hàng”, ông Thành nói.