Vì sao trái chủ 5.000 tỷ trái phiếu Saigon Glory không 'mặn mà' đến đàm phán?

(Vietnamdaily) - Các lô trái phiếu của Saigon Glory có tổng trị giá 5.000 tỷ đồng, thuộc sở hữu của gần 3.000 trái chủ. Tuy nhiên, tỷ lệ tham dự của trái chủ không đủ điều kiện tiến hành.

Ngày 11/6, Công ty TNHH Saigon Glory tổ chức hội nghị người sở hữu trái phiếu để xin ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của các điều kiện trái phiếu, bao gồm điều chỉnh kỳ hạn trái phiếu và lãi suất trái phiếu… của các lô SGL-2020.01, SGL-2020.02, SGL-2020.03, SGL-2020.04, SGL-2020.05.
Các lô trái phiếu trên có tổng trị giá 5.000 tỷ đồng, thuộc sở hữu của gần 3.000 trái chủ. Tuy nhiên, tính tới 12h15’ cùng ngày, tỷ lệ tham dự hội nghị của các lô trái phiếu lần lượt chỉ đạt là 72,74% (SGL-2020.01); 68,22% (SGL-2020.02); 63,06% (SGL-2020.03); 65,58% (SGL-2020.04); 60,95% (SGL-2020.05).
Như vậy, theo Điều 11.1.c của văn kiện điều kiện trái phiếu thì các lô trái phiếu trên đều chưa đạt tỷ lệ 75% tổng mệnh giá trái phiếu đang lưu hành tại thời điểm tiến hành hội nghị của từng lô. Vì vậy, hội nghị người sở hữu trái phiếu không đủ điều kiện để tổ chức.
Theo đó, đại diện người sở hữu trái phiếu có trách nhiệm tổ chức hội nghị lần hai trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày hội nghị lần 1. Điều kiện để hội nghị lần hai được diễn ra là tỷ lệ tổng mệnh giá trái phiếu của người sở hữu trái phiếu đang lưu hành tại thời điểm tiến hành hội nghị đạt 65%; hoặc 75% nếu thông qua hình thức lấy ý kiến người sở hữu trái phiếu bằng văn bản.
Vi sao trai chu 5.000 ty trai phieu Saigon Glory khong 'man ma' den dam phan?
 
Công ty TNHH Saigon Glory là chủ đầu tư của dự án Khu văn phòng – thương mại – dịch vụ – căn hộ ở – khách sạn 6 sao và văn phòng khách sạn (Khu Tứ giác Bến Thành), tên thương mại là The Spirit of Saigon. Tọa lạc tại vị trí đắc địa bậc nhất trung tâm Sài Gòn với 4 mặt tiền đường Lê Thị Hồng Gấm – Calmette – Phạm Ngũ Lão – Phó Đức Chính, đối diện chợ Bến Thành và kết nối với Ga Metro Bến Thành, dự án được định vị ở phân khúc cao cấp của thị trường bất động sản.
Saigon Glory có vốn điều lệ 7.000 tỷ đồng do Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco là cổ đông mẹ nắm giữ 100% vốn. 
Giữa năm 2020, Saigon Glory đã phát hành 10 lô trái phiếu có mã thứ tự từ SGL-2020.01 đến SGL-2020.10, với tổng giá trị 10.000 tỷ đồng để phát triển dự án. Các lô trái phiếu do Saigon Glory phát hành có kỳ hạn 3 hoặc 5 năm.
Trong thời gian vừa qua, Saigon Glory đã thực hiện trả lãi trái phiếu đầy đủ và đúng hạn. Tổng số tiền thanh toán lãi cho các lô trái phiếu từ lúc phát hành (tháng 6/2020) tới tháng 5/2023 lên tới 3.057 tỷ đồng. Riêng trong năm 2022, Saigon Glory đã có 40 đợt thanh toán lãi trái phiếu với tổng số tiền là 1.100 tỷ đồng.
Theo Saigon Glory, sau hai năm khó khăn, ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 và cuộc chiến tranh Ukraina, từ năm 2022 tới nay tình hình kinh tế suy thoái, lạm phát diễn ra trên phạm vi toàn cầu khiến thị trường tài chính, tín dụng trong nước bị siết chặt, thị trường bất động sản đóng băng, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp, trong đó có các tổ chức phát hành trái phiếu.
Những biến động này làm cho Công ty TNHH Saigon Glory chịu gánh nặng và áp lực rất lớn về vốn, không thể thực hiện được kế hoạch đầu tư xây dựng, kinh doanh và phát triển dự án ban đầu cũng như các nghĩa vụ liên quan.
Cụ thể, năm 2022 Saigon Glory báo lỗ lên tới 152 tỷ đồng, trong khi năm 2021 ghi nhận lợi nhuận sau thuế 290 tỷ đồng. 
Tại thời điểm cuối năm 2022, vốn chủ sở hữu của Saigon Glory giảm 153 tỷ xuống còn 6.847 tỷ đồng. Tương ứng hiệu quả hoạt động trên vốn (ROE) của Saigon Glory âm 2,22%, trong khi kỳ trước dương 4.15%. 
Nợ phải trả gấp tới 3,99 lần vốn chủ sở hữu, tương ứng khủng tới mức 27.320 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trái phiếu cũng gấp 1,46 lần vốn chủ sở hữu, chiếm 9.998 tỷ đồng.

Hé lộ doanh nghiệp bất động sản có giá trị đáo hạn trái phiếu cao nhất năm 2023

(Vietnamdaily) - Các doanh nghiệp có giá trị đáo hạn cao nhất trong 2023 bao gồm: CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (14.476 tỷ đồng), Công ty TNHH Saigon Glory (7.000 tỷ đồng) và Công ty TNHH Phát triển Bất động sản An Khang (4.960 tỷ đồng).
 

Trong báo cáo thị trường trái phiếu năm 2022 triển vọng 2023 cập nhật ngày 13/2, Chứng khoán VNDirect (VND) cho biết, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong quý 4/2022 chỉ đạt 3.619 tỷ đồng, giảm 94,5% so với quý trước và 98,8% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, hầu hết là trái phiếu phát hành riêng lẻ và không có đợt phát hành trái phiếu công chúng nào.

Saigon Glory báo lỗ 152 tỷ đồng, nợ phải trả lên hơn 27.000 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Nợ phải trả của Saigon Glory gấp tới 3,99 lần vốn chủ sở hữu, tương ứng khủng tới mức 27.320 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trái phiếu chiếm 9.998 tỷ đồng.

Công ty TNHH Saigon Glory công bố tình hình tài chính năm 2022 với con số lỗ ròng lên tới 152 tỷ đồng, trong khi năm 2021 ghi nhận lợi nhuận sau thuế 290 tỷ đồng.

Tại thời điểm cuối năm 2022, vốn chủ sở hữu của Saigon Glory giảm 153 tỷ xuống còn 6.847 tỷ đồng. Tương ứng hiệu quả hoạt động trên vốn (ROE) của Saigon Glory âm 2,22%, trong khi kỳ trước dương 4.15%.

Thị trường chưa rõ xu hướng, nhà đầu tư cân nhắc bảo toàn lợi nhuận?

(Vietnamdaily) - VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư cân nhắc hiện thực hóa lợi nhuận một phần để quản trị tối đa rủi ro trong ngắn hạn, nhất là khi thị trường vẫn đang rung lắc, biến động chưa rõ xu hướng ở vùng kháng cự ngắn hạn.

Còn theo Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định cho tuần giao dịch từ 12-16/6, VN-Index ghi nhận áp lực bán và có dấu hiệu tạo đỉnh ngắn hạn trong tuần vừa qua sau khi tiếp cận khu vực điểm 1.115. Việc thanh khoản bán chủ động liên tục gia tăng vào những phiên cuối tuần đã khiến cho thị trường hụt hơi và không còn duy trì được nhịp tăng điểm, đảo chiều về quanh khu vực 1.100.

Về diễn biến cụ thể, VN-Index có được phiên giao dịch đầu tuần tăng điểm mở gap tích cực với sắc xanh lan tỏa ở tất cả các nhóm ngành giúp thị trường tiệm cận lại khu vực 1.100. Với sự hưng phấn và thanh khoản mua chủ động liên tục được cải thiện, VN-Index tiếp tục nối dài nhịp tăng lên vùng điểm 1.110. Tuy nhiên, áp lực chốt lời ngắn hạn liên tục xuất hiện sau đó đã khiến cho thị trường hụt hơi, đảo chiều và đóng cửa tuần tại 1.107.

Theo thống kê, trong tuần vừa qua, nổi bật nhất là nhóm cổ phiếu thép và xây dựng có được sắc xanh lần lượt là 3,5% và 1,5%. Trái ngược với dòng tiền khối nội, khối ngoại đã chấm dứt đà bán và mua ròng trong phiên cuối tuần với thanh khoản 144 tỷ, tập trung mua VND, SSI, HDG. Kết tuần, VN-Index tăng 16,69 điểm, tương đương với 1,53% so với tuần trước.

Trong nước, giai đoạn này NHNN tiếp tục kiên trì với định hướng kéo giảm mặt bằng lãi suất cho vay trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng, tình hình tài chính suy giảm, khó đáp ứng được điều kiện tín dụng. Trên thị trường quốc tế, tuần tới, thị trường dành sự chú ý đến cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed khi khả năng tăng lãi suất trong các kỳ họp tới đây còn đang bỏ ngỏ.

Về góc nhìn kỹ thuật, VCBS phân tích, VN-Index kết tuần tạo nến dạng hammer nhờ lực cầu về gần cuối phiên. Xét về khung đồ thị ngày, chỉ báo RSI có xu hướng tăng trở lại, tuy nhiên vẫn đang ở mức cao nên xác suất hình thành 2 đỉnh tạo phân kì âm đảo chiều ở vùng đỉnh vẫn cần được tính đến.

Theo lý thuyết Wyckoff, những phiên rung lắc tăng điểm mạnh ở vùng kháng cự vẫn có xác suất hình thành những phiên UTAD đảo chiều “Upthrust after distribution”.

VCBS vẫn giữ nguyên quan điểm, khuyến nghị các nhà đầu tư cân nhắc hiện thực hóa lợi nhuận một phần để quản trị tối đa rủi ro trong ngắn hạn, nhất là khi thị trường vẫn đang rung lắc, biến động chưa rõ xu hướng ở vùng kháng cự ngắn hạn.

Thi truong chua ro xu huong, nha dau tu can nhac bao toan loi nhuan?
 

VN-Index có thể hướng về mức 1.135 điểm