Vì sao nên công nhận ngày Quốc lễ Kinh Dương Vương?

(Kiến Thức) - “Đền thờ, Lăng mộ Kinh Dương Vương là một di sản cội nguồn, tôn quý bậc nhất của dân tộc Việt Nam”, TS Nguyễn Đình Soạn khẳng định. 

Bốn chữ Nho: Thủy tổ đài môn (cửa Đền Thủy tổ) trên cổng Đền Kinh Dương Vương.
Bốn chữ Nho: Thủy tổ đài môn (cửa Đền Thủy tổ) trên cổng Đền Kinh Dương Vương. 
Ở địa bàn làng Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh có Đền thờ Kinh Dương Vương - vị Vua bề trên, cùng con trai ông là Lạc Long Quân và con dâu là Âu Cơ (cha mẹ đẻ của Vua Hùng thứ nhất). Như vậy, Vua Hùng thứ nhất có ông nội là Kinh Dương Vương. Thế nên, Đền đã được Nhà nước cấp Bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa, cùng với cả quần thể di tích Lăng Kinh Dương Vương. 
Đặc biệt, biết ơn nguồn cội dân tộc, tổ tiên, từ bao đời nay, cứ vào ngày 18 tháng giêng (âm lịch) - ngày giỗ Kinh Dương Vương hằng năm, đồng bào địa phương đều tổ chức Lễ dâng hương tại Đền và Lăng. Trong Lễ dâng hương có “Rước nước”, được múc từ giữa dòng sông Thiên Đức (sông Đuống ngày nay) đựng vào thạp đồng, đưa lên kiệu rước về Đền. 
TS Nguyễn Đình Soạn, nhà nghiên cứu văn hóa tâm linh, nguyên Giám đốc Trung tâm UNESCO phát triển nhân văn Việt Nam đã bình luận về tục Rước nước mang ý nghĩa triết lý nhân văn: “Nước” tượng trưng cho giang sơn, xã tắc và “nước” cũng là gốc của sự sống muôn loài. Ông đọc bốn chữ Nho trên bức hoành phi ở Đền là: “Nam Bang thủy tổ”, giải nghĩa là  “Thủy tổ nước Nam”. Và ông cho rằng: “Đền thờ, Lăng mộ Kinh Dương Vương là một di sản cội nguồn, tôn quý bậc nhất của dân tộc Việt Nam”. 
Nhân dịp sắp đến ngày giỗ Tổ Hùng Vương, kiến nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền nên quy định, công nhận ngày giỗ Kinh Dương Vương ngày 18, tháng Giêng âm lịch hằng năm là ngày Quốc Lễ. Đồng thời, Đền cùng với quần thể Lăng Kinh Dương Vương nêu trên, sớm được nâng hạng, cấp bằng di tích lịch sử văn hóa đặc biệt trường tồn của dân tộc Việt Nam.

Báo Anh kinh ngạc trước "xóm đường tàu" Việt Nam

(Kiến Thức) - Tờ Daily Mail (Anh) mới đăng tải loạt ảnh của nhiếp ảnh gia Ấn Độ Ashit Desai chụp cuộc sống của người dân Việt Nam ngay bên cạnh đường tàu.

Nhiếp ảnh gia Ashit Desai 54 tuổi, sống ở Bangalore, Ấn Độ đã chụp được loạt ảnh này khi đi nghỉ dưỡng ở Việt Nam. Trong ảnh là đoàn tàu chạy qua xuyên qua đường Nguyễn Thái Học. Những cửa hàng, nhà ở của người dân nằm khá sát đường tàu.
 Nhiếp ảnh gia Ashit Desai 54 tuổi, sống ở Bangalore, Ấn Độ đã chụp được loạt ảnh này khi đi nghỉ dưỡng ở Việt Nam. Trong ảnh là đoàn tàu chạy qua xuyên qua đường Nguyễn Thái Học. Những cửa hàng, nhà ở của người dân nằm khá sát đường tàu.

Kho ảnh khổng lồ về VN 1991-1993: Dấu ấn kiến trúc SG

(Kiến Thức) - Tòa nhà Đại sứ quán Mỹ trước 1975 và khách sạn nổi 5 sao trên sông Sài Gòn là hai công trình nổi tiếng đã "biến mất" khỏi Sài Gòn hiện tại.

Dinh Độc Lập - tòa nhà chính phủ của chế độ Sài Gòn trước 1975.
Dinh Độc Lập - tòa nhà chính phủ của chế độ Sài Gòn trước 1975. 

Một căn phòng trong Dinh Độc Lập.
Một căn phòng trong Dinh Độc Lập. 

Sửa chữa thảm trong Dinh Độc Lập.
Sửa chữa thảm trong Dinh Độc Lập. 

Tòa nhà UBND Thành phố là một trong những công trình kiến trúc cổ kính nổi tiếng của Sài Gòn, được xây dựng từ năm 1898 đến 1909.
 Tòa nhà UBND Thành phố là một trong những công trình kiến trúc cổ kính nổi tiếng của Sài Gòn, được xây dựng từ năm 1898 đến 1909.

Tượng đài Bác Hồ trước UBND TP HCM.
Tượng đài Bác Hồ trước UBND TP HCM.
Bưu điện trung tâm TP HCM là một công trình cổ tiêu biểu khác, được xây dựng từ năm 1886–1891.
 Bưu điện trung tâm TP HCM là một công trình cổ tiêu biểu khác, được xây dựng từ năm 1886–1891.

Khách sạn Rex - một trong những khách sạn nổi tiếng nhất Sài Gòn nằm bên đại lộ Lê Lợi.
 Khách sạn Rex - một trong những khách sạn nổi tiếng nhất Sài Gòn nằm bên đại lộ Lê Lợi.

Khách sạn Continental (phải) bên đường Đồng Khởi. Phía xa là nhà thờ Đức Bà.
Khách sạn Continental (phải) bên đường Đồng Khởi. Phía xa là nhà thờ Đức Bà. 

Nhà thờ Đức Bà với tượng đài Đức mẹ Hòa Bình ở phía trước.
Nhà thờ Đức Bà với tượng đài Đức mẹ Hòa Bình ở phía trước. 

Bên trong nhà thờ Đức Bà.
 Bên trong nhà thờ Đức Bà. 

Tòa tháp của chùa Việt Nam Quốc Tự, ngôi chùa được khởi công xây dựng năm 1964.
 Tòa tháp của chùa Việt Nam Quốc Tự, ngôi chùa được khởi công xây dựng năm 1964.

Chùa Giác Lâm, một trong những ngôi chùa cổ nhất Sài Gòn, được xây dựng từ năm 1744.
Chùa Giác Lâm, một trong những ngôi chùa cổ nhất Sài Gòn, được xây dựng từ năm 1744. 

Vườn tháp của chùa Giác Lâm.
 Vườn tháp của chùa Giác Lâm.

Tượng Phật trong chùa Giác Lâm.
 Tượng Phật trong chùa Giác Lâm.
Tòa nhà Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn trước 1975. Năm 1995 khu vực này đã được trả lại cho chính phủ Mỹ. Sau đó người Mỹ đã phá bỏ tòa nhà Đại sứ quán cũ để xây một tòa nhà mới nhỏ hơn.
 Tòa nhà Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn trước 1975. Năm 1995 khu vực này đã được trả lại cho chính phủ Mỹ. Sau đó người Mỹ đã phá bỏ tòa nhà Đại sứ quán cũ để xây một tòa nhà mới nhỏ hơn.

Khách sạn Nổi (Floating Hotel) là một khách sạn 5 sao có thể di chuyển trên mặt nước, được đóng ở Australia. Công trình này đã tọa lạc trên sông Sài Gòn từ tháng 7/1989 đến 4/1997. Sau đó khách sạn đã "nhổ neo" để di chuyển sang Singgapore.
 Khách sạn Nổi (Floating Hotel) là một khách sạn 5 sao có thể di chuyển trên mặt nước, được đóng ở Australia. Công trình này đã tọa lạc trên sông Sài Gòn từ tháng 7/1989 đến 4/1997. Sau đó khách sạn đã "nhổ neo" để di chuyển sang Singgapore.

Chợ Bến Thành, một biểu tượng nổi tiếng của Sài Gòn.
 Chợ Bến Thành, một biểu tượng nổi tiếng của Sài Gòn.

Chợ Bình Tây, công trình kiến trúc tiêu biểu của khu vực Chợ Lớn - nơi sinh sống chủ yếu của người Hoa ở Sài Gòn.
 Chợ Bình Tây, công trình kiến trúc tiêu biểu của khu vực Chợ Lớn - nơi sinh sống chủ yếu của người Hoa ở Sài Gòn.

Chùa Bà Thiên Hậu - ngôi chùa nổi tiếng nhất của người dân tộc Hoa ở Sài Gòn.
Chùa Bà Thiên Hậu - ngôi chùa nổi tiếng nhất của người dân tộc Hoa ở Sài Gòn.