Vì sao Dương Chí Dũng ở tù vẫn được nhận lương?

(Kiến Thức) -  Liên quan đến việc Dương Chí Dũng ngồi tù vẫn nhận lương, luật sư cho rằng, Bộ GTVT đã hiểu quá máy móc, không đúng tinh thần của điều luật.

Mới đây, đại diện Vụ Tổ chức cán bộ Bộ GTVT xác nhận, từ khi bị khởi tố (tháng 5/2012), bắt giam (tháng 9/2012) đến khi bị TAND Tối cao kết án tử hình, ông Dương Chí Dũng, cựu Chủ tịch Vinalines, cựu Cục trưởng Cục Hàng hải vẫn được trả lương, ít nhất là trên 5 triệu đồng/tháng.
Việc trả lương cho cựu Cục trưởng Cục Hàng hải vẫn duy trì được giải thích là căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 34 năm 2011 quy định, trong thời gian tạm giữ tạm giam để thực hiện công tác điều tra truy tố xét xử hoặc tạm đình chỉ công tác để xét kỷ luật thì cán bộ được hưởng 50% lương theo ngạch, bậc cộng với phụ cấp lãnh đạo, phụ cấp thâm niên (nếu có).
Ngoài ra, sau khi bị buộc thôi việc, chế độ bảo hiểm của cựu Cục trưởng Cục Hàng hải cũng vẫn được cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết theo quy định.
Đến ngày 10/6, Bộ GTVT mới ban hành Quyết định số 2191/QĐ-BGTVT có hiệu lực từ ngày 10/6 buộc thôi việc đối với Dương Chí Dũng do vi phạm pháp luật và bị tòa án kết án bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Theo nhận định của luật sư Đỗ Toàn Thắng, công ty Luật TNHH Tâm Chính (đoàn LS TP Hà Nội), ngay từ đầu, nếu Bộ GTVT căn cứ vào thực tế, quyết liệt và đánh giá được mức độ sai phạm đặc biệt nghiêm trọng của hành vi thì đã có thể xử lý kỷ luật Dương Chí Dũng. Đằng này Bộ lại chọn một giải pháp an toàn để "chắc ăn" nên mới dẫn đến hệ quả "vô duyên" như vậy. Theo LS Thắng, cơ quan quản lý đã hiểu quá máy móc, không đúng tinh thần của điều luật.
LS Đỗ Toàn Thắng.
 LS Đỗ Toàn Thắng.
Ông nghĩ sao khi quyết định buộc thôi việc đối với Dương Chí Dũng chỉ được đưa ra sau hơn hai năm kể từ khi có quyết định khởi tố của cơ quan điều tra?
Tôi cho rằng, quyết định trên không sai nhưng chưa phải là phương án tối ưu. Khi đã có quyết định khởi tố vụ án, cơ quan chủ quản cần có các quyết định kèm theo như: Tạm đình chỉ công tác, tước sinh hoạt Đảng và các thủ tục khác để phục vụ công tác điều tra. Đến khi ra tòa, nếu bị cáo đó bị oan, được tuyên bố vô tội thì được phục hồi lại toàn bộ. Và cơ quan chịu trách nhiệm là cơ quan tư pháp chứ không phải bộ GTVT. Còn nếu tòa tuyên có tội, lúc đó bị cáo sẽ mất hết cả biên chế lẫn chức danh.
Biết tin bị khởi tố, Dương Chí Dũng đã chạy trốn và bị truy nã. Vậy sau thời điểm cơ quan điều tra phát lệnh truy nã, bộ GTVT có thể buộc thôi việc đối với Dương Chí Dũng, thưa ông?
Căn cứ hành vi bỏ trốn đủ thấy Dương Chí Dũng vi phạm nghiêm trọng đạo đức công vụ của một cán bộ, công chức. ông ta đã tự ý bỏ nhiệm sở, khi biết bị khởi tố thì cố tình bỏ trốn, cản trở quá trình điều tra vụ án. Đạo đức công chức có nghĩa vụ bắt buộc, có tính tự nguyện rất cao, đòi hỏi người cán bộ, công chức khi đã dấn thân vào sự nghiệp thì phải tuân thủ. Thế nhưng, Dương Chí Dũng đã vi phạm kỷ luật, do đó ông ta có thể bị buộc thôi việc ngay tại thời điểm tự ý bỏ việc để trốn lệnh truy nã của cơ quan điều tra.
Bộ GTVT viện đủ điều nọ khoản kia để chứng minh cho quyết định của mình không sai trên giấy tờ sổ sách, thế nhưng việc áp dụng luật của họ dường như quá máy móc, thưa ông?
Tôi hoàn toàn đồng tình với nhận định này. Nếu họ vận dụng uyển chuyển hơn, có lý, có tình thì Dương Chí Dũng phải bị đình chỉ công tác và không được hưởng bất kỳ chế độ nào ngay từ thời điểm bỏ trốn. Theo tôi, có thể bộ GTVT quá "thận trọng" hoặc áp dụng chưa đúng quy định pháp luật. Ngay từ đầu, nếu bộ GTVT căn cứ vào thực tế, quyết liệt và đánh giá được mức độ sai phạm đặc biệt nghiêm trọng của hành vi thì đã có thể xử lý kỷ luật ông Dũng. Đằng này Bộ lại chọn một giải pháp an toàn là chờ sau khi có một bản án có hiệu lực pháp luật mới chính thức ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc vào ngày 10/6 vừa qua là thận trọng quá mức và không cần thiết. Đây cũng thể hiện cách hiểu quá máy móc, không đúng tinh thần của Nghị định 34.
Phải chăng do quy định không rõ ràng nên mới dẫn đến cách áp dụng luật trái khoáy như vậy, thưa ông?
Đúng là quy định của pháp luật về vấn đề này chưa cụ thể nên mới dẫn đến lỗ hổng. Nếu quy định khi khởi tố vụ án bắt buộc phải đình chỉ mọi chức vụ để phục vụ điều tra thì đã khác. Đằng này luật không quy định rõ, trong khi Hiến pháp quy định một người được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh bằng trình tự do pháp luật quy định và bản án kết tội của tòa án có hiệu lực pháp luật. Thế nên mới có cách áp dụng luật máy móc, thiếu thực tiễn như vậy.
Trân trọng cảm ơn ông!
Phải thu hồi tiền lương trong hai năm ngồi tù
Theo lời ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng viện Nghiên cứu Lập pháp Quốc hội, về nguyên tắc đối tượng bị khởi tố là đã bị tạm đình chỉ các chức vụ và việc giải quyết chế độ chính sách cần phải tạm ngừng. Rõ ràng người phạm tội, trốn tránh pháp luật, bị khởi tố, truy tố thì làm sao được hưởng chế độ như vậy được. Trước ý kiến cho rằng, nên thu hồi lại số lương đã trả cho Dương Chí Dũng trong hai năm ngồi tù, ông Thảo nhận định: "Đúng ra là phải thu hồi bởi vì kể từ lúc đó anh đã rời bỏ nhiệm sở. Thời gian đó anh không làm việc, lao động nữa, cái này do anh phạm tội chứ không phải do bị đình chỉ oan sai mà phải trả lương, phục hồi cho anh".

Choáng: Cầu thủ bán độ đều là thiếu gia con nhà giàu

Họ là những cầu thủ có số má, kiếm được tiền tỷ từ rất sớm, lại con nhà giàu, cơ ngơi đồ sộ, được bố mẹ quan tâm, đầu tư...

Trong số 6 cầu thủ bị tình nghi tham gia dàn xếp tỷ số thì Long Giang, Kiên Trung là những cậu ấm, đá bóng không hẳn vì tiền, nhưng lại vướng vòng lao lý vì một số tiền nhỏ.

Nguyễn Thành Long Giang sinh ra trong một gia đình khá giả tại thị xã Gò Công, Tiền Giang. Giang là con út, đồng thời là con trai duy nhất nên được cưng chiều từ nhỏ. Bố mẹ của Long Giang đều làm kinh doanh nên tạo được một cơ ngơi đồ sộ, giúp anh có cuộc sống đủ đầy ngay từ nhỏ.

Nguyễn Đức Nghĩa chính thức bị thi hành án tử hình

Sau hơn 4 năm gây án vụ án giết người tình, sát thủ Nguyễn Đức Nghĩa đã trả giá bằng bản án tử hình.

Ngày 22/7, tại trại tạm giam số 1 (Công an Hà Nội), Hội đồng thi hành án đã thi hành án tử hình với tử tù Nguyễn Đức Nghĩa bằng hình thức tiêm thuốc độc. 

Trước đó, trưa ngày 11/11/2010, tại tòa cấp phúc thẩm ở Hà Nội, HĐXX nhận định bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa giết người man rợ, không có tình tiết giảm nhẹ nên tuyên y án tử hình. Chỉ 4 ngày sau phán quyết của tòa phúc thẩm, Nghĩa làm đơn ân xá gửi lên Chủ tịch nước. 

Tử tù Nguyễn Đức Nghĩa.
 Tử tù Nguyễn Đức Nghĩa.
Lá đơn khổ giấy A4 với khoảng 20 dòng, Nghĩa viết: "Tôi vô cùng ân hận về lầm lỗi của mình, tôi khát khao được sống, được có cơ hội làm lại cuộc đời. Tôi nhận thấy những tội danh và án phạt là hoàn toàn đúng người đúng tội". 

Trong đơn, tử tù mong Chủ tịch nước ân giảm án tử hình để tôi có cơ hội làm lại cuộc đời, có cơ hội trở về phụng dưỡng mẹ già cũng như thắp nén nhang trên phần mộ của cha, và trở thành một người dân bình thường. 

Tuy nhiên, với những tội lỗi gây ra, Chủ tịch nước ký văn bản bác đơn xin ân xá của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa. 

Liên quan đến nội dung vụ án, tối 4/5/2010, tại tòa nhà chung cư thuộc phường Trung Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội), Nghĩa đã sát hại dã man Nguyễn Phương Linh (người yêu cũ). Nhằm tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, sát thủ này đã cắt đầu và ngón tay của nạn nhân rồi đem phi tang tại huyện Đông Triều, Quảng Ninh. Sau khi gây án, hung thủ lấy máy tính xách tay, điện thoại di động và xe máy của nạn nhân mang đến tiệm cầm đồ. Sau hơn chục ngày, hung thủ bị bắt khi lẩn trốn trên Thái Nguyên.

6 ứng viên đua vào “ghế nóng” vụ trưởng tại Bộ GTVT

6 ứng viên, gồm 5 vụ phó và 1 phó giám đốc công ty có trình độ tối thiểu là cử nhân ghi danh tham gia thi tuyển.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Đinh La Thăng vừa ký Quyết định phê duyệt danh sách thí sinh dự thi tuyển Vụ trưởng Vụ Vận tải.

Các ứng viên tham gia cuộc thi tuyển chức danh Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam do Bộ GTVT tổ chức vào tháng 4/2014.
Các ứng viên tham gia cuộc thi tuyển chức danh Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam do Bộ GTVT tổ chức vào tháng 4/2014. 
Góp mặt trong danh sách này có 3 Phó Vụ trưởng đương nhiệm của Vụ Vận tải gồm các ông: Nguyễn Công Bằng, Nguyễn Ngọc Dũng và bà Phan Thị Thu Hiền. Ngoài ra còn có ông Nguyễn Minh Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế; ông Trần Bảo Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ GTVT) và ông Lê Minh Khôi, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Vận tải Biển Đông (Tổng công ty Hàng hải Việt Nam).

Như vậy, với Quyết định phê duyệt trên, một nửa số người dự tuyển chức danh “ghế nóng” Vụ trưởng Vận tải là vụ phó của cơ quan này.

Các cá nhân thi tuyển đều có trình độ tối thiểu là cử nhân chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực quản lý của Bộ Giao thông Vận tải; tốt nghiệp quản lý hành chính Nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp; tốt nghiệp lý luận chính trị cao cấp; đạt trình độ C trở lên một trong các ngoại ngữ Anh, Đức, Pháp, Nga, Trung; có ít nhất 5 năm công tác trong lĩnh vực giao thông vận tải, trong đó tối thiểu 3 năm làm công tác quản lý.

Quyết định nêu rõ Vụ Vận tải và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ liên quan có trách nhiệm cung cấp tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho người dự thi được tiếp cận, tìm hiểu thông tin về tình hình tổ chức, hoạt động của Vụ Vận tải, của ngành trong thời gian qua để thu thập số liệu phục vụ cho việc thi tuyển.

Liên quan đến Kế hoạch tổ chức thi tuyển chức danh Vụ trưởng Vận tải, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, cho biết sẽ tổ chức thi trong 3 ngày, từ ngày 1 đến ngày 3/8/2014. Trong ngày đầu tiên, các ứng viên sẽ bốc thăm thứ tự để thực hiện các phần thi bảo vệ đề án về chương trình hành động.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải vừa ký ban hành Kế hoạch số 7036/KH-BGTVT tổ chức thí điểm thực hiện thi tuyển chức danh cấp trưởng đối với Vụ Vận tải, Vụ An toàn giao thông, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.

Tháng 4 vừa qua, Tổng cục trưởng Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện đã được chọn thông qua một cuộc thi tuyển chức danh quan trọng của Bộ Giao thông Vận tải.