Vì sao bố mẹ đẹp sinh ra con lại xấu xí và ngược lại?

Có người bố mẹ hình thức bình thường, thậm chí là xấu xí nhưng đứa con sinh ra lại vô cùng xinh đẹp. Đó là do nghiệp quả của mỗi người khác nhau.

Đối với phụ nữ, ngoại hình đẹp được xem là một dạng tài sản quý giá. Không ít người đẹp đã trở nên giàu có nhờ nhan sắc của mình.
Ai sinh ra cũng đều mong muốn mình đẹp đẽ, khả ái chứ chẳng ai muốn mình xấu xí, khiếm khuyết cả. Song, không phải cứ mong là được, ở đời này, ngoài những người có dung mạo đẹp thì cũng gần như có từng ấy người không được ưa nhìn, hay nhiều khiếm khuyết.
Theo lý nhân quả trong Đạo Phật, một người phụ nữ có dung mạo đẹp hay xấu phụ thuộc hoàn toàn vào việc mình đã gieo những nghiệp gì trong quá khứ. Nghiệp đó có thể là Ý nghiệp (suy nghĩ), có thể là khẩu nghiệp (lời nói), có thể là thân nghiệp (hành vi, việc làm).
Điều này lý giải vì sao có người bố mẹ rất đẹp nhưng sinh ra hình thức lại bình thường. Nhưng ngược lại có người bố mẹ hình thức bình thường, thậm chí là xấu xí nhưng đứa con sinh ra lại vô cùng xinh đẹp. Dân gian thường có câu “mẹ cú, con tiên”. Đó là do nghiệp quả của mỗi người khác nhau nên sinh ra hình tướng khác nhau.
Có 4 kiểu phụ nữ trong cuộc đời
1 – Là những phụ nữ có hình dong xấu xí, ngũ quan thiên lệch, da dẻ sần sùi, khô cằn; tỏa mùi hôi khó chịu, sống đời nghèo nàn, đói khổ trong thân phận tôi đòi, thấp hèn, hạ liệt làm cho ai cũng muốn tránh xa, không muốn gần gũi.
2- Là hạng phụ nữ tuy xấu xí như trên nhưng lại sống đời phú quý, có danh vọng, có địa vị cao sang, lộc tài phú túc, cháu con cùng kẻ hầu người hạ đông vui, thịnh mãn.
3- Là hạng phụ nữ có ngũ quan cân đối thẩm mỹ, duyên dáng; nhan sắc vô cùng xinh đẹp, da dẻ trắng ngà lại tỏa mùi thơm, đi đến đâu ai cũng trầm trồ, tán thán, chiêm ngưỡng; nhưng lại sống đời nghèo khó, thiếu cơm, thiếu áo, chẳng có của cải tài sản gì, chẳng có địa vị, danh tiếng gì trong xã hội.
4- Là hạng phụ nữ hầu như toàn diện về ngũ quan, dung nghi và sắc đẹp mỹ lệ như trên; lại còn sống đời phú quý vinh hoa, toàn mãn về của cải tài sản, toàn mãn về lộc tài, toàn mãn về địa vị, danh vọng, chồng con, nô bộc, thường được thế gian tôn thờ, trọng vọng và chiêm ngưỡng.
Vi sao bo me dep sinh ra con lai xau xi va nguoc lai?
Nhân duyên từ quá khứ khiến cho một người có một vẻ đẹp hoàn mãn. Ảnh minh họa 
Lý do nào đưa đến sự khác nhau như vậy?
Nhìn theo luật nhân quả và lý nhân duyên trong Đạo Phật thì nguyên nhân đưa đến 4 kiểu phụ nữ khác nhau ở trên được hiểu như sau:
1- Do tính tình nóng nảy hay giận dữ, nhiều sân hận, dễ chuốc oán, sinh thù, mặt mày luôn cau có, bẳn gắt: Chính chúng là nhân, là duyên, tạo nên hạnh nghiệp, sinh ra quả báo có khuôn mặt xấu xí, ngũ quan xiên lệch, da dẻ sần sùi, tỏa mùi hôi khó chịu, khó nhìn, khó ưa.
2- Do không có đức tin, không có giữ giới, không biết bố thí: Đó chính là nhân, là duyên, là hạnh nghiệp đưa đến quả báo có đời sống cơ cực, đói khổ, thiếu cơm, rách áo.
3- Do có tâm đố kỵ, ganh ghét, tỵ hiềm đối với những người có địa vị, danh vọng, tài sản: Đó chính là nhân, là duyên, là hạnh nghiệp đưa đến quả báo thấp hèn trong thân phận nô bộc, thị tỳ, nô lệ, dâm nữ... là thang bậc hạ liệt nhất trong xã hội.
4- Do ít có tâm sân hận, luôn dịu dàng, từ hòa, mát mẻ, thần sắc luôn phấn chấn, tươi vui: Đó chính là nhân, là duyên, là hạnh nghiệp đưa đến quả báo có sắc thân xinh đẹp, da dẻ mịn màng, tỏa mùi thơm, ngũ quan cân đối, tuyệt mỹ như là hiện thân tiên nữ trên đời này vậy.
5- Do có đức tin, có tâm tạo phước điền, biết bố thí vật thực, y phục đến cho sa-môn, bà-la-môn hay những kẻ cơ cực, đói nghèo: Đó chính là nhân, là duyên, là hạnh nghiệp tốt lành cho quả báo giàu sang, phú túc, thịnh mãn lộc tài.
6- Do không có tâm đố kỵ với những người nhiều lợi lộc; không ganh tỵ với những người được tán dương, khen ngợi; không tỵ hiềm đối với những người được sự cung kính, cúng dường; ngoài ra, họ còn làm được nhiều việc đúng đắn, lành tốt khác nữa: Đó chính là nhân, là duyên, là hạnh nghiệp đưa đến quả báo cao sang, đạt địa vị, danh vọng tối thắng mà thế gian ai cũng kính trọng, tôn quý!
Đấy chính là sáu nhân, sáu duyên, sáu hành nghiệp đưa đến sáu quả báo, sáu hoàn cảnh với ngũ quan, dung sắc, tài lộc, địa vị, danh vọng khác nhau.

Hiểu sao cho đúng về “Bông hồng cài áo” ngày lễ Vu Lan?

(Kiến Thức) - Nhân mùa Vu Lan, Kiến Thức xin được giới thiệu đoản văn "Bông hồng cài áo" được Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết vào tháng 8/1962. 

"Bông hồng cài áo" được Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết vào tháng 8/1962 "để dâng mẹ và để làm quà Vu Lan cho những người nào có diễm phúc còn mẹ". Nhân mùa Vu Lan, Kiến Thức xin được giới thiệu đoản văn này cùng bạn đọc.
Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời ý niệm về tình thương. Mà tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu và cố nhiên là ngon lành. Con trẻ thiếu tình thương thì không lớn lên được. Người lớn thiếu tình thương thì cũng không "lớn" lên được. Cằn cỗi, héo mòn.
Ngày mẹ tôi mất, tôi viết trong nhật ký : tai nạn lớn nhất đã xãy ra cho tôi rồi! Lớn đến cách mấy mất mẹ thì cũng cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, cũng không hơn gì trẻ mồ côi.
>> Mời quý độc giả xem video: Cháo hoa cúc cho ngày lễ Vu Lan 
Nguồn video: VTV3.
Những bài hát, những bài thơ ca tụng tình mẹ bài nào cũng dễ hay, cũng haỵ Người viết, dù không có tài ba, cũng có rung cảm chân thành; người hát ca, trừ là kẻ không có mẹ ngay từ thưở chưa có ý niệm, ai cũng cảm động khi nghe nói đến tình mẹ. Những bài hát ca ngợi tình mẹ đâu cũng có, thời nào cũng có.
Bài thơ mất mẹ mà tôi thích nhất, từ hồi nhỏ, là một bài thơ giản dị. Mẹ đang còn sống, nhưng mỗi khi đọc bài ấy thì sợ sệt, lo âu... sợ sệt lo âu cho một cái gì còn xa, chưa đến, nhưng chắc chắn phải đến:

Bịa đặt chuyện thị phi và kết cục hủy nát miệng lưỡi

Hãy cùng lắng nghe câu chuyện ly kỳ này để hiểu rõ hơn về luật nhân quả.

Hãy đọc câu chuyện sau:

Phật dạy: Cái kết nghiệt ngã cho những kẻ có ý định tà dâm

Theo lời Phật, bất cứ việc làm nào cũng thuận theo luật Nhân - Quả, người làm việc tốt sẽ nhận được "trái ngọt", người có tà dâm, dù chỉ là trong ý định sẽ nhận "quả đắng".

Phat day: Cai ket nghiet nga cho nhung ke co y dinh ta dam