Vì sao bác sĩ Hoàng Công Lương dùng quyền im lặng trước tòa?

(Kiến Thức) - Cho rằng đại diện Viện kiểm sát đặt câu hỏi có hướng “quy kết tội”, trong phiên xét xử chiều 16/5, bác sĩ Hoàng Công Lương đã sử dụng quyền im lặng và cho biết không có nghĩa vụ phải chứng minh mình vô tội.

Bác sĩ Hoàng Công Lương liên tục dùng quyền im lặng
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm bác sĩ Hoàng Công Lương liên quan tới vụ án chạy thận 8 người tử vong tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình chiều 16/5, kiểm sát viên đặt câu hỏi với Hoàng Công Lương nhưng bị cáo Lương cho rằng, từ giai đoạn điều tra đến nay, kiểm sát viên có ý quy chụp, kết tội nên không tin tưởng.
"Bị cáo xin giữ quyền im lặng, ủy quyền cho luật sư chứng minh mình vô tội. Bị cáo xin không trả lời những câu đại diện VKSND", bị cáo Hoàng Công Lương cho biết.
Cụ thể bị cáo, bác sĩ Hoàng Công Lương nói: “Trước khi phiên xử bắt đầu, thông qua báo chí, bị cáo đã nhận được thông tin người đứng đầu Viện kiểm sát (VKS) quy kết tội cho bị cáo với lý do không ký thì không chết người. Khi VKS hỏi hai bị cáo còn lại sáng nay cũng có hướng quy kết tội cho bị cáo, nên bị cáo không tin tưởng VKS. Bị cáo xin giữ im lặng, bị cáo nhường quyền cho luật sư chứng minh bị cáo vô tội", bác sĩ Lương nói.
Vi sao bac si Hoang Cong Luong dung quyen im lang truoc toa?
 Phiên xét xử vụ án ngày 16/5.
Sau đó bác sĩ Lương tiếp tục nhắc lại: "Bị cáo xin được giữ quyền im lặng với những câu hỏi VKS dành cho bị cáo. Bị cáo không nhất thiết phải chứng minh mình vô tội vì vậy bị cáo giữ quyền im lặng".
Đại diện VKS cho biết, cũng không đặt câu hỏi cho bác sĩ Hoàng Công Lương mà công bố luôn tài liệu trong quá trình điều tra. Sau khi VKS nói, việc bác sĩ Lương khai được ông Khiếu phân công phụ trách đơn nguyên thận, bị cáo này lại xin được trả lời.
Bác sĩ Lương cho biết, trong quá trình bị tạm giam có được hỏi cung. Lúc đầu bị cáo không tin vào ai nên dựa theo tờ khai của ông Khiếu do cơ quan điều tra đưa cho.
Bác sĩ Lương nói như đã khai trước đó, bị cáo và 2 bác sĩ trong khoa có quyền hạn như nhau chứ không có chức trách gì phân công cho 2 bác sĩ còn lại. VKS hỏi, hôm đó bác sĩ Lương được phân công buồng nào, bác sĩ này trả lời được phân công buồng 1 và đánh máy ở nhà.
VKS công bố tài liệu bệnh án của các bệnh nhân và cho biết bác sĩ Lương có ký vào bệnh án của buồng lọc máu do 2 bác sĩ Linh và Huyền phụ trách. Bị cáo Lương nói việc ký vào đó là để chia sẻ trách nhiệm với 2 bác sĩ nói trên chứ không ra y lệnh. VKS sau đó kết thúc phần xét hỏi.
BS Lương dùng quyền im lặng ở tòa có đúng quy định?
Trao đổi với PV sau khi phiên tòa kết thúc, luật sư Lê Văn Thiệp - Đoàn Luật sư Hà Nội), người bào chữa cho bị cáo bác sĩ Hoàng Công Lương cho rằng, việc thân chủ tôi thực hiện quyền im lặng là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật”.
Luật sư Thiệp cho biết: “Quan điểm của chúng tôi là sẽ công bố những tài liệu có liên quan đến việc nhận định thân chủ tôi rằng VKSND TP Hòa Bình đã có những cái không khách quan và chúng tôi sẽ có bằng chứng để chứng minh trước tòa và cho báo chí cũng như công luận biết để xác định việc không có sự khách quan…”.
Vi sao bac si Hoang Cong Luong dung quyen im lang truoc toa?-Hinh-2
 Bị cáo Hoàng Công Lương liên tiếp sử dụng quyền im lặng.
Qua kinh nghiệm với tư cách là luật sư có nhiều năm kinh nghiệm, bản thân cũng là tiến sĩ Luật, luật sư Thiệp cho rằng tất cả các câu hỏi của VKS đều nhằm mục đích buộc tội bác sĩ Lương.
“Với tinh thần cải cách tư pháp và với nguyên tắc suy đoán vô tội, trong trường hợp này họ đang làm ngược lại tức là tất cả các câu hỏi đều nhằm mục đích cuối cùng là buộc tội bác sĩ…”, luật sư Lê Văn Thiệp bày tỏ.
“Chúng tôi cho rằng phải tuân thủ nguyên tắc suy đoán vô tội. Nếu như con người không thay đổi về nhận thức mà lúc nào cũng có tâm thế để buộc tội thì việc xét xử hay tranh tụng chẳng có ý nghĩa gì cả”, luật sư Thiệp kết luận.

TPHCM: Các bệnh viện tự rà soát lại quy trình chạy thận nhân tạo

Sau sự cố y khoa chấn động ở Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình, một số bệnh viện có đơn vị chạy thận nhân tạo tại TPHCM đã tự rà soát lại toàn bộ quy trình chạy thận của mình đề phòng nguy cơ tai biến cho bệnh nhân.

Là bệnh viện tuyến quận có đơn vị chạy thận nhân tạo ở TPHCM, đồng thời là đơn vị đầu tiên trên cả nước thực hiện thí điểm chạy thận nhân tạo ở trạm y tế phường, Bệnh viện Thủ Đức cho biết đã chủ động rà soát lại toàn bộ quy trình. Hiện đơn vị này đang chạy thận cho 130 bệnh nhân tại bệnh viện với 4 ca mỗi ngày và 10 bệnh nhân đang chạy thận tại phòng khám đa khoa vệ tinh phường Bình Chiểu.

Luật sư của bác sĩ Lương: Thiếu người làm chứng sẽ ảnh hưởng tới sự thật

(Kiến Thức) - Luật sư Nguyễn Chiến bào chữa cho bác sĩ Hoàng Công Lương trong vụ án 8 người chạy thận tử vong cho rằng, nếu phiên tòa tiếp tục xét xử khi có những người làm chứng vắng mặt thì sẽ ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan. 

Trao đổi bên lề phiên tòa xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương trong vụ 8 người chạy thận tử vong ở BVĐK Hòa Bình, Luật sư Nguyễn Chiến cho hay: “Đây là vụ án thực hiện Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Tòa án phải thực hiện xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp kết hợp giữa tranh tung và thẩm vấn. Do vậy, để bảo đảm nguyên tắc tranh tụng theo quy định pháp luật thì Tòa án phải triệu tập đầy đủ những người làm chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến vụ án”.
“Đối với vụ án này cần phải xem xét về những đề nghị của luật sư đối với những người làm chứng quan trọng và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến việc để xảy ra hậu quả, nguyên nhân của hành vi vi phạm. Những đề nghị kiến nghị của luật sư là phải có mặt họ là những người làm chứng, giám định, những chuyên gia liên quan đến vấn đề thiết bị y tế, máy lọc nước RO. Tôi cho rằng đây là những đề nghị hết sức cần thiết và phù hợp với quy định của pháp luật… ”, luật sư Chiến bày tỏ.