Vì đâu quan chức mua xe công vô tội vạ?

(Kiến Thức) - Việc mua sắm xe công tràn lan, vượt giá quy định là lãng phí. Tham nhũng còn có thể xử được, lãng phí thì vô cùng nhưng lại khó xử lắm, nên lãng phí vẫn ngang nhiên diễn ra.  

Theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội mới đây, năm 2012, Ngân sách Nhà nước đã chi 2.756 tỷ đồng để mua 2.391 ôtô công, trung bình mỗi xe có giá 1,15 tỷ đồng. Trong số các xe mới sắm, dành cho Trung ương có 973 chiếc với tổng giá trị 956 tỷ đồng, xe dành cho địa phương 1.418 chiếc tổng giá trị 1.799 tỷ đồng. Tính trung bình, mỗi xe cho Trung ương có giá hơn 1 tỷ đồng, trong khi xe cho địa phương có giá tới 1,27 tỷ đồng.
Theo tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, Viên Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội Hà Nội, xe công ở Việt Nam hiện nay là quá nhiều. Không một nước nào trên thế giới lại có chế độ xe công như chúng ta.
Bên cạnh đó, mức chi cho xe ô tô công cũng vượt quá mức giá quy định. Không nói xe công chuyên dụng (như xe cứu thương, phục vụ môi trường…), chỉ nói riêng xe công phục vụ công tác, thì hiện chỉ có 4 chức danh được sử dụng thường xuyên xe công không quy định mức giá cụ thể, đó là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội.
Còn lại các chức danh khác, các cơ quan, đơn vị, bộ ngành từ Trung ương đến địa phương, xe công phục vụ cho mỗi vị trí, đơn vị đều có mức giá trong khung quy định cụ thể.
Chẳng hạn, giá mua xe tối đa cho một chức danh ở Trung ương là 1,1 tỷ đồng, đối với các chức danh ở địa phương, gồm Bí thư, Phó bí thư, Chủ tịch UBND và Chủ tịch HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì giá mua xe ô tô công tối đa là 920 triệu đồng, trừ lãnh đạo Hà Nội và TP HCM hưởng chế độ mua xe công ngang với Bộ trưởng (tối đa 1,1 tỷ đồng).
Xe công không chỉ được nhiều địa phương mua sắm tràn lan mà còn được dùng vào các mục đích riêng tư, không phải phục vụ việc công.
 Xe công không chỉ được nhiều địa phương mua sắm tràn lan mà còn được dùng vào các mục đích riêng tư, không phải phục vụ việc công. 
Như vậy, so với quy định trên thì các địa phương đang “vung tay quá trán” trong việc chi tiêu ngân sách cho xe công.
“Tôi nghĩ đã đến lúc cần quán triệt nghiêm ngặt việc chi tiêu phung phí cho xe công. Việc lãng phí vào xe công càng góp phần làm tăng thâm hụt ngân sách. Thật khó chấp nhận khi kinh tế khó khăn, thâm hụt ngân sách năm 2013 có thể lên tới 162.000 tỷ đồng mà các nơi lại cứ vung tay mua sắm. Để hạn chế việc mua sắm xe công, tôi nghĩ không hề khó. Cần đưa ra các quy định, chế tài chặt chẽ, nếu cá nhân, đơn vị nào vi phạm thì cứ “đè” ra mà phạt. Chẳng hạn, quy định một chiếc xe công mua phục vụ cá nhân A thuộc đơn vị B có giá tối đa chỉ từng này tiền, nếu mua vượt giá đó thì cá nhân nào ký duyệt sẽ phải bỏ tiền túi ra mà bù vào phần chênh lệch. Kể cả bây giờ họ đã mua rồi thì vẫn có thể yêu cầu người ký duyệt bù vào số tiền mua vượt mức quy định. Ngoài ra cũng cần phải có các quy định cụ thể về việc ô tô công sử dụng sau bao nhiêu năm, khấu hao bao nhiêu phần trăm… mới được mua mới…
Tất nhiên, đây chỉ là giải pháp trước mắt. Gốc rễ vấn đề ở đây là sự lãng phí, nó cũng giống như tham nhũng. Làm lãnh đạo mà lãng phí, tham nhũng trong khi kinh tế, đất nước đang khó khăn thì không biết lương tâm các vị để đâu? Một vấn đề khó giải quyết ở đây là tham nhũng còn có thể bỏ tù được, thu hồi được, nhưng lãng phí thì không bởi còn ít chế tài quy định về việc này. Thế nên việc lãng phí ngày càng gia tăng và không định lượng nổi ở nhiều lĩnh vực. Tôi nghĩ đã đến lúc việc lãng phí, trong đó có lãng phí vào chi tiêu cho xe công, phải bị “quy tội” chiếm đoạt tài sản công vì mục đích tư lợi, là tham nhũng và phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, gốc rễ của vấn đề chống lãng phí trước hết là ở lương tâm, đạo đức, ý thức của người sử dụng tài sản, tiêu tiền ngân sách. Luật pháp chỉ là sự hỗ trợ, rào chắn”, TS Nguyễn Minh Phong nói.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Nam, Trưởng ban chuyên trách Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND Thành phố Hà Nội, cho hay, để biết được địa phương nào có mua xe công với giá tiền và số lượng vượt quy định hay không thì cần phải xem báo cáo cụ thể, vì với mỗi chức danh, mỗi đơn vị, quy định về khung giá mua xe công sẽ khác nhau: “Tôi rất buồn vì trong những năm vừa qua, nhiều tỉnh thành đã chi vượt quy định cho việc mua xe công. Tuy nhiên, nói riêng về thành phố Hà Nội thì trong 2 năm nay (năm 2012 và 2013) và dự kiến cả năm 2014 không chi một đồng nào cho việc mua xe công. Để thực hiện được việc này đâu có khó, chỉ cần trên có chỉ đạo, dưới cứ thế mà làm theo. Tôi không hiểu sao nhiều địa phương vẫn cứ vi phạm việc này?”.
Để hạn chế vẫn đề lãng phí ngân sách vào xe công, ông Trần Quốc Thuận, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho rằng, thời điểm này là tốt nhất là thực hiện lại Nghị quyết khoán xe công. Vì điều kiện đi taxi như bây giờ rất thoải mái, cao cấp, tiện lợi. Nên cụ thể việc khoán xe công bằng văn bản pháp luật chứ không nên khuyến khích. Nên khoán cụ thể cho từng chặng công tác khác nhau, như đi Hà Nội vào TP HCM sẽ được khoán bao nhiêu tiền. Nếu sử dụng nhiều hơn số tiền đó, họ phải bù tiền túi vào, còn ít hơn, họ có thể lấy số tiền dư.

"Tình sử" Dũng Vinalines và bồ nhí

Bồ nhí của Dương Chí Dũng sinh năm 1982, quê ở huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Cô gái này sinh ra trong một gia đình kinh tế khó khăn, phải bỏ học giữa chừng.

Trong thương vụ ụ nổi 83M, Dương Chí Dũng đóng vai trò chủ mưu, đạo diễn việc rút ruột 1,666 triệu USD. Đặc biệt, ông này còn "phóng khoáng", chi nhiều tỷ đồng để mua 2 căn hộ cao cấp cho cô bồ nhí sinh năm 1982, quê Thanh Hóa.

Được biết, P.T.T. sinh năm 1982, quê ở huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Cô gái này sinh ra trong một gia đình kinh tế khó khăn, phải bỏ học giữa chừng.

Hiệu trưởng “vẽ khoản thu lạ để bóc lột” học sinh?

(Kiến Thức) - Hàng trăm học sinh trường tiểu học Duy Nhất 2, xã Duy Nhất, Vũ Thư, Thái Bình phải oằn mình đóng nhiều khoản thu vô lý do nhà trường tự “vẽ” ra.

Nhiều khoản thu “lạ”
127 phụ huynh học sinh trường tiểu học Duy Nhất 2, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, Thái Bình cho biết, Ban giám hiệu trường Duy Nhất 2 tự ý đề ranhiều khoản vô lý, chưa từng có trong tiền lệ để “bóc lột” học sinh, khiến người dân vô cùng bức xúc.

Hậu cháy TTTM Hải Dương: “Cứ như hiện tại thì chết đói“

(Kiến Thức) - Dù vụ cháy TTTM Hải Dương xảy ra hơn một tháng nhưng đến nay, công trình có nguy cơ sập này vẫn chưa được tháo dỡ, khiến người dân xung quanh luôn sợ hãi.