Vầng hào quang cực lạ quanh tinh vân hành tinh IC 5148 gây choáng

(Kiến Thức) - Sử dụng kính thiên văn Very Large của ESO, các nhà thiên văn học quốc tế phát hiện vầng hào quang ion hóa quanh tinh vân hành tinh IC 5148, một trong những tinh vân hành tinh nhanh nhất được biết đến cho đến nay.

Theo các chuyên gia, tinh vân hành tinh IC 5148 có nguồn gốc phát triển từ một sao lùn đỏ hay lùn trắng có kích cỡ khổng lồ, tiến hóa lên dạng tinh vân hành tinh.

Mặc dù tinh vân hành tinh IC 5148 là một tinh vân hành tinh tròn được phát hiện vào năm 1894 nhưng nó vẫn chưa được nghiên cứu một cách chi tiết.

Vang hao quang cuc la quanh tinh van hanh tinh IC 5148 gay choang
Nguồn ảnh: Phys. 

Tinh vân này nằm trong chòm sao Grus, cách khoảng 3.000 năm ánh sáng tính từ Trái đất. Với tốc độ di chuyển 50 km / s, nó là một trong những tinh vân hành tinh nhanh nhất được biết đến cho đến nay.

Mời quý vị xem video: Điều kỳ thú về thiên hà lớn nhất trong vũ trụ

Trong phát hiện mới, các nhà khoa học phát hiện quanh IC 5148 bị bao phủ bởi các cấu trúc vầng hào quang ion hóa bất thường. Bên trong chứa nhiều vật liệu nóng cũng đang bị ion hóa. Vầng hào quang này mang động lực học khủng, nhiệt độ trung bình tới khoảng 11.500 K và nồng độ kim loại của nó ở mức 0,02 dex.

Ngoạn mục ảnh chi tiết một phần thiên hà xoắn ốc

(Kiến Thức) - Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA / ESA đã chụp bức ảnh chi tiết về một phần ngoạn mục của thiên hà xoắn ốc Messier 95, nằm cách Trái đất khoảng 35 triệu năm ánh sáng.

Messier 95 là một thiên hà xoắn ốc nằm trong chòm sao Leo. Nó còn được gọi là M95, NGC 3351, IRAS F10413 + 1157, LEDA 32007 và UGC 5850, nằm cách Trái đất khoảng 35 triệu năm ánh sáng.

Thiên hà này có một thành viên nhóm thiên hà M96, cũng bao gồm thiên hà xoắn ốc trung gian Messier 96 và thiên hà elip Messier 105.

Kinh ngạc kính thiên văn Hubble "bắt quả tang" nhiều thiên hà khổng lồ

(Kiến Thức) - Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA / ESA ghi được hình ảnh đẹp của một cụm thiên hà khổng lồ có tên SDSS J1336-0331, có chứa tới hàng trăm thiên hà riêng lẻ gây tò mò cho giới khoa học.

Cụ thể, cụm thiên hà khổng lồ SDSS J1336-0331 nằm cách Trái đất khoảng 2,2 tỷ năm ánh sáng trong chòm sao Xử Nữ.