Kỳ thú gần 300 tinh vân xoay quanh thiên hà Messier 87

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học đã tiến hành nghiên cứu gần 300 tinh vân hành tinh trong thiên hà elip siêu khổng lồ Messier 87, sử dụng mô hình động học Gaussian để phân tách thống kê các thành phần vận tốc riêng biệt và xác định thành phần động học của các tinh vân.

Nằm cách Trái đất khoảng 53,5 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Xử Nữ, thiên hà Messier 87, hay M87 (viết tắt là NGC 4486) là một trong những thiên hà lớn nhất trong vũ trụ. Quầng hào quang của nó kéo dài đến khoảng 650.000 năm ánh sáng.

Gần đây, một nhóm các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi Alessia Longobardi thuộc Đại học Bắc Kinh ở Bắc Kinh, Trung Quốc đã tiến hành một nghiên cứu động học của các tinh vân hành tinh trong thiên hà M87 để xác định các thành phần của 298 tinh vân hành tinh.

Ky thu gan 300 tinh van xoay quanh thien ha Messier 87
Nguồn ảnh: Phys. 

Đối với nghiên cứu này, các nhà thiên văn học đã sử dụng mô hình động học Gaussian để phân tách thống kê các thành phần vận tốc riêng biệt và xác định thành phần động học của các tinh vân hành tinh trong hệ thống thiên hà này.

Mời quý vị xem video: 10 hành tinh bí ẩn và kỳ lạ nhất. Nguồn video: Cuộc sống thực

Sau khi nghiên cứu, nhóm chuyên gia đã  quy tụ các mẫu tinh vân hành tinh trong thiên hà này về các dạng 253 PNs M87 halo PNs và 45 PN (intracluster), các tinh vân hành tinh hoạt động trung bình ở mức 4,2 km / s.

Ảnh 3D đẹp ngoạn mục của tinh vân Orion

(Kiến Thức) - Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) mất 3 phút để bay qua tinh vân Orion và quay lại hình ảnh 3D đẹp ngoạn mục và mới nhất của vườn ươm sao đa màu sắc này.

Các nhà thiên văn học và chuyên gia trực quan từ chương trình Vũ trụ học của NASA kết hợp tiến hành thăm dò tinh vân Orion tráng lệ qua công nghệ hồng ngoại của kính thiên văn vũ trụ Hubble và Spitzer để tạo ra bộ phim ba phút thú vị.
Nguồn ảnh: Space.
Nguồn ảnh: Space. 

Ảnh tinh vân biểu tượng kỷ niệm 28 năm Kính Hubble hoạt động

(Kiến Thức) - Kính viễn vọng Không gian Hubble bước sang tuổi 28, và hình ảnh tinh vân tuyệt đẹp dưới đây được xem là biểu tượng kỷ niệm nhân dịp con tàu chở kính Hubble được phóng lên vũ trụ rộng lớn.

Được biết, kính Hubble đã phóng lên tàu Discovery vào ngày 24/ 4/1990 và đã được triển khai vào quỹ đạo Trái đất một ngày sau đó. NASA và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA), cùng phối hợp tổ chức một loạt các sứ mệnh hoạt động cho Hubble, kèm những lần công bố ảnh thiên văn quý báu liên tục trong nhiều năm qua, trong đó có cả ảnh tinh vân biểu tượng dưới đây.

Tinh vân biến hóa diện mạo lưỡi liềm đầy kỳ ảo

(Kiến Thức) - Kính viễn vọng VLT Survey (VST) tại Đài quan sát Paranal của ESO ở Chile đã chụp được bức ảnh tuyệt vời khi tinh vân gọi là NGC 3199 biến hóa diện mạo hình lưỡi liềm đầy kỳ ảo.

Tinh vân NGC 3199, còn được gọi là Gum 28 hay RCW 48, nằm cách Trái đất 12.000 năm ánh sáng, được phát hiện bởi nhà thiên văn người Anh John Herschel vào ngày 1/ 4/ 1834.

Hình ảnh mới cho thấy tinh vân NGC 3199 hóa diện mạo lưỡi liềm, chứa nhiều bong bóng khí và bụi hóa học vũ trụ đặc thù.