Vaccine Covid-19 Nga: Cảnh báo với hơn 50% bác sĩ từ chối dùng

Bất chấp những tuyên bố chính thức rằng "Sputnik V" - vaccine Covid-19 đầu tiên trên thế giới là an toàn, 52% bác sĩ Nga tham gia khảo sát trực tuyến cho biết họ chưa sẵn sàng sử dụng loại vaccine mới này.

Hãng RT hôm 14/8 đưa tin, trong số hơn 3.000 bác sĩ tham gia khảo sát trực tuyến, 24,5% nói đồng ý tiêm vaccine Covid-19 "Sputnik V", 52% không đồng ý và 23,5% là ý kiến trung lập.
Ngoài ra, 48% số người được hỏi bày tỏ lo lắng về việc vaccine được tạo ra trong thời gian ngắn, 20% nói sẽ giới thiệu vaccine Sputnik V cho bệnh nhân, đồng nghiệp và người thân. Và khi được hỏi về độ hiệu quả, 66% bác sĩ được hỏi cho rằng không có đủ dữ liệu về hiệu quả của vaccine Covid-19 mới.
Theo RT, khảo sát được thực hiện thông qua một ứng dụng dành cho ngành y tế Nga có tên gọi "Doctor's Guide" (tạm dịch Hướng dẫn của bác sĩ). Ứng dụng điện thoại này cung cấp đề xuất các loại sách tham khảo, tin tức y tế và các nguồn thông tin hữu ích khác cho y bác sĩ. Ứng dụng này hoàn toàn miễn phí và theo người sáng lập ra nó, có hơn 40 vạn bác sĩ đã cài đặt ứng dụng này.
Vaccine Covid-19 Nga: Canh bao voi hon 50% bac si tu choi dung
Hơn một nửa số bác sĩ tham gia khảo sát không đồng ý tiêm vaccine Covid-19 "Sputnik V". Ảnh: RDIF 
Việc hơn một nửa số bác sĩ Nga tham gia khảo sát trực tuyến không đồng ý tiêm vaccine Sputnik V khiến người đứng đầu nhóm phát triển vaccine chỉ trích gay gắt quyết định này.
Alexander Gintsburg, viện trưởng Viện nghiên cứu Gamaleya - nơi phát triển vaccine Sputnik V, chia sẻ với hãng thông tấn TASS rằng các bác sĩ từ chối dùng vaccine Covid-19 phải hiểu rõ hậu quả.
Theo ông Gintsburg, nếu từ chối tiêm vaccine Sputnik V, cách duy nhất để y bác sĩ có kháng thể là "họ phải bị nhiễm Covid-19 ở thể nặng vì ở thể nhẹ không giúp sản sinh kháng thể bảo vệ lâu dài".
"Việc nhiễm phải một dạng covid-19 ở thể nặng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng trong suốt quãng đời còn lại của họ, thậm chí là tử vong. Vì vậy, họ nên biết phải chọn lựa thế nào trước 2 phương án: từ chối tiêm vaccine và chấp nhận hậu quả như đã nói ở trên hoặc tình nguyện sử dụng vaccine", người đứng đầu Viện Gamaleya nói.
Vaccine Covid-19 Nga: Canh bao voi hon 50% bac si tu choi dung-Hinh-2
Vaccine Sputnik V được giới chức Nga tuyên bố là an toàn, trong khi các chuyên gia y tế phương Tây cho rằng nó được phát triển vội vàng, tính hiệu quả chưa được kiểm chứng. Ảnh: RDIF 
Ngày 11/8, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Nga đã đăng ký vaccine Covid-19 đầu tiên trên thế giới, có tên gọi Sputnik V. Sau khi được sản xuất đại trà (dự kiến vào tháng 1/2021), vaccine này sẽ được ưu tiên cho y bác sĩ và giáo viên, trên tinh thần tham gia tự nguyện.
Việc Nga "ra mắt" vaccine Covid-19 trong thời gian ngắn nhận nhiều chỉ trích từ các nước phương Tây và chuyên gia y tế - những người tin rằng sản phẩm này quá vội vàng và chưa chứng minh được hiệu quả. Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko đã gọi những chỉ trích này là "vô căn cứ".
Vaccine Sputnik V được phát triển bởi Viện nghiên cứu Gamaleya, đơn vị hợp tác cùng Bộ Quốc phòng Nga trong việc thẩm định tính an toàn và hiệu quả của vaccine.
Theo người đứng đầu Viện nghiên cứu Gamaleya, Sputnik V đã trải qua toàn bộ quá trình cần thiết để chứng tỏ độ an toàn và hiệu quả. Mọi thông tin về vaccine này sẽ sớm được công bố.

10 ngày thử nghiệm vắcxin ngừa COVID-19 của Việt Nam, 50 con chuột đều khỏe

(Kiến Thức) - Công ty TNHH MTV Vắcxin và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH - Bộ Y tế), đơn vị đang phát triển vắcxin ngừa COVID-19, cho biết đến nay đã tròn 10 ngày tiêm vắcxin thử nghiệm trên chuột. Các con chuột đều khoẻ mạnh và tiếp tục được theo dõi.

Việt Nam đang trong giai đoạn đầu tiên của quá trình phát triển vắcxin, ngay sau khi trình tự gene của COVID-19 được công bố, công ty VABIOTECH đã nhanh chóng hợp tác cùng Đại học Bristol - Anh để nghiên cứu vắcxin ngừa COVID-19 dựa trên công nghệ vector virus.
Đối với phát triển vắcxin có nhiều lựa chọn khác nhau, nhưng công nghệ mới và đa năng, cho hiệu suất sản xuất cao, không phụ thuộc vào việc nuôi cấy toàn thể tác nhân gây bệnh, phù hợp đối với các vắcxin đại dịch là công nghệ vector virus, công nghệ tổng hợp gene DNA và RNA.

Bỉ phát hiện kháng thể vô hiệu hóa corona, “cuộc đua” vaccine Covid-19 ngày càng gấp rút

(Kiến Thức) - Nhiều nước trên thế giới đang tham gia vào "cuộc đua" chế tạo vaccine phòng chống Covid-19 nhanh nhất có thể để chống lại đại dịch đang diễn biến phức tạp. Mới đây, công ty Mỹ đang cho thử nghiệm vắc xin trên người.

Bi phat hien khang the vo hieu hoa corona, “cuoc dua” vaccine Covid-19 ngay cang gap rut

Công ty công nghệ sinh học CureVac, một doanh nghiệp tư nhân vừa được cấp vốn 8,3 triệu USD để nghiên cứu vaccine chống dịch Covid-19 hồi đầu năm nay, đang nỗ lực khai thác công nghệ vaccine liều thấp.

Bi phat hien khang the vo hieu hoa corona, “cuoc dua” vaccine Covid-19 ngay cang gap rut-Hinh-2
Hiện Hãng CureVac, đặt tại TP Tübingen thuộc bang Bade-Wurtemberg, tây nam nước Đức, đang hợp tác với Viện nghiên cứu vaccine Paul-Ehrlich trực thuộc Bộ Y tế Đức. Giám đốc Hãng CureVac là ông Daniel Menichella hồi đầu tháng 3 thông báo "có thể phát triển được một loại vaccine có hiệu quả tốt nhất trong vòng vài tháng nữa".
Bi phat hien khang the vo hieu hoa corona, “cuoc dua” vaccine Covid-19 ngay cang gap rut-Hinh-3
Tổng giám đốc phụ trách sản xuất kiêm sáng lập viên CureVac cho Reuters biết rằng cơ chế hoạt động của một loại vaccine liều thấp chống bệnh dại có thể được áp dụng trong việc chế vaccine chống virus corona chủng mới.
Bi phat hien khang the vo hieu hoa corona, “cuoc dua” vaccine Covid-19 ngay cang gap rut-Hinh-4
Truyền thông Đức còn đưa tin Mỹ muốn được độc quyền sản xuất vaccine phòng Covid-19 mà CureVasc đang phát triển. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã đáp lại rằng: “Các nhà khoa học Đức đóng vai trò tiên phong trong phát triển thuốc và vaccine. Chúng tôi không cho phép người khác tiếp cận kết quả nghiên cứu độc quyền này”.
Bi phat hien khang the vo hieu hoa corona, “cuoc dua” vaccine Covid-19 ngay cang gap rut-Hinh-5
Ngày 16/3, giới chức y tế Mỹ xác nhận đã có thử nghiệm lâm sàng đầu tiên để đánh giá tác dụng của một loại vaccine phòng chống virus SARS-CoV-2 ở thành phố Seattle của Mỹ.
Bi phat hien khang the vo hieu hoa corona, “cuoc dua” vaccine Covid-19 ngay cang gap rut-Hinh-6
Theo đó, cuộc thử nghiệm sản phẩm từ nghiên cứu của NIH với Hãng công nghệ sinh học Moderna (đặt tại Cambridge, bang Massachusetts) sẽ được tiến hành trên 45 tình nguyện viên là người trưởng thành khỏe mạnh ở độ tuổi từ 18-55 trong thời gian khoảng 6 tuần.
Bi phat hien khang the vo hieu hoa corona, “cuoc dua” vaccine Covid-19 ngay cang gap rut-Hinh-7
Bốn trong 45 tình nguyện viên tại Mỹ đã được tiêm mũi đầu tiên của một loại vaccine thử nghiệm phòng ngừa Covid-19 (virus corona chủng mới) hôm 16/3.
Bi phat hien khang the vo hieu hoa corona, “cuoc dua” vaccine Covid-19 ngay cang gap rut-Hinh-8
Theo báo Huffington Post, những người tình nguyện sẽ còn phải trải qua các giai đoạn đánh giá khác để xác thực xem vaccine có thực sự hiệu quả và an toàn cho người sử dụng. Giới chức y tế Mỹ cho rằng phải mất từ 12-18 tháng để sản xuất đại trà vaccine cho người sử dụng nếu mọi thứ diễn ra ổn thỏa như dự kiến.
Bi phat hien khang the vo hieu hoa corona, “cuoc dua” vaccine Covid-19 ngay cang gap rut-Hinh-9
Ngày 16/3, Viện nghiên cứu công nghệ sinh học Flemish (VIB) - Bỉ, công bố phát hiện một loại kháng thể có khả năng vô hiệu hóa virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Tuy nhiên, viện này cho biết vẫn cần nghiên cứu thêm để xác nhận hiệu quả thực sự của kháng thể này.
Bi phat hien khang the vo hieu hoa corona, “cuoc dua” vaccine Covid-19 ngay cang gap rut-Hinh-10
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngay từ những ngày đầu năm, phòng thí nghiệm của tiến sĩ Xavier Saelens đã thông báo về việc phát hiện một loại kháng thể đặc biệt có khả năng vô hiệu hóa virus gây bệnh Covid-19.
Bi phat hien khang the vo hieu hoa corona, “cuoc dua” vaccine Covid-19 ngay cang gap rut-Hinh-11
Trong tuyên bố của mình, VIB cho biết loại kháng thể này có khả năng vô hiệu hóa một biến thể trong phòng thí nghiệm của virus corona. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc phát triển một loại thuốc chống virus có thể khống chế SARS-CoV-2.
Bi phat hien khang the vo hieu hoa corona, “cuoc dua” vaccine Covid-19 ngay cang gap rut-Hinh-12
Theo phòng thí nghiệm, các kết quả mới đây chỉ ra rằng kháng thể có khả năng ngăn virus SARS-CoV-2 xâm nhập tế bào con người. Ngoài ra, kháng thể này cũng có thể được sản xuất trên quy mô lớn bằng cách sử dụng các quy trình sản xuất phổ biến trong ngành công nghiệp dược phẩm sinh học.
Bi phat hien khang the vo hieu hoa corona, “cuoc dua” vaccine Covid-19 ngay cang gap rut-Hinh-13
Hiện nay, có rất nhiều loại vaccine tiềm năng đang được nghiên cứu. Hàng chục nhóm nghiên cứu trên toàn thế giới đang chạy đua để tạo ra loại vaccine ngăn ngừa bệnh Covid-19.
Bi phat hien khang the vo hieu hoa corona, “cuoc dua” vaccine Covid-19 ngay cang gap rut-Hinh-14
Một loại vaccine do công ty Inovio Pharmaceuticals điều chế dự kiến bắt đầu quá trình nghiên cứu tính an toàn vào tháng tới tại cả Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc. Ảnh: Internet. 

Phơi nhiễm với cảm lạnh có thể tạo khả năng miễn dịch với COVID-19

(Kiến Thức) - Phơi nhiễm với cảm lạnh thông thường có thể tạo ra một vài khả năng miễn dịch với COVID-19. Các nhà nghiên cứu Đại học Tubingen ở Đức đã làm phép so sánh các tế bào máu của những bệnh nhân đã khỏi COVID-19 với những người không mắc bệnh.

Chìa khóa cho khả năng miễn dịch này nằm ở các tế bào T, một loại tế bào bạch cầu giúp hệ thống miễn dịch chống lại vi-rút, mà các chuyên gia tin rằng có thể đóng vai trò quan trọng như là kháng thể giúp miễn dịch với COVID-19.
Phoi nhiem voi cam lanh co the tao kha nang mien dich voi COVID-19
 
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Tubingen ở Đức đã làm phép so sánh các tế bào máu của những bệnh nhân đã khỏi COVID-19 với những người không mắc bệnh.
Nghiên cứu của họ, được công bố tại máy chủ Reseach Square trước khi in, cho thấy 81% trong số 185 người không mắc bệnh mà họ đã xét nghiệm có phản ứng tế bào T với SARS-CoV-2, vi-rút gây bệnh gây ra COVID-19.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng, phản ứng miễn dịch này có liên quan đến sự phơi nhiễm trước đó với các vi-rút Corona cảm lạnh thông thường.
Đây không phải là lần đầu tiên người ta thấy phơi nhiễm với cảm lạnh thông thường có liên quan đến khả năng kháng COVID-19, cũng như có sự suy đoán rằng đây là một trong những lý do tại sao trẻ em và người trẻ dường như miễn dịch nhiều hơn với căn bệnh này so với người lớn tuổi.
Ngài John Bell, Giáo sư Y khoa Hoàng gia, Đại học Oxford đã nói với Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Thượng viện Anh vào tháng trước rằng những người trẻ tuổi có thể có các tế bào T “giúp họ có một số năng lực bảo vệ chống lại mầm bệnh này”.
Hai nghiên cứu được công bố vào tháng trước cũng cho thấy các tế bào T rất quan trọng trong việc chống lại COVID-19 ở cả những người bị nhiễm và không bị nhiễm, với việc phơi nhiễm với các vi-rút Corona trước đó là một yếu tố quan trọng.
Nghiên cứu này của Đức cũng chỉ ra rằng, những người mắc bệnh nhẹ cũng có phản ứng tế bào T, từ đó cho thấy, trong khi các tế bào T có thể không ngăn chặn được sự mắc bệnh, chúng có khả năng giúp người ta chỉ bị mắc bệnh nhẹ mà thôi.
Phản ứng tế bào T này đã được quan sát thấy ở các chủng vi-rút Corona khác như Mers và Sars, trong đó khả năng miễn dịch tăng cao đã được chứng minh là vừa hỗ trợ phục hồi vừa tạo sự bảo vệ lâu dài chống lại căn bệnh này.
Các nhà nghiên cứu còn cho biết, những phát hiện này cũng giúp giải thích lý do tại sao một số người tin rằng họ mắc bệnh vì họ đã trải qua các triệu chứng kinh điển như khó thở, mệt mỏi và mất vị giác, khứu giác lại có kết quả xét nghiệm âm tính với kháng thể.
Theo các nhà nghiên cứu, sự hiểu biết ngày càng tăng về vai trò của các tế bào T trong việc chống lại COVID-19 cũng sẽ hỗ trợ sự phát triển của vắc-xin, phương pháp điều trị và chẩn đoán loại bệnh này.
Nghiên cứu cho thấy, phản ứng của các tế bào T mạnh hơn không liên quan đến mức độ nghiêm trọng của bệnh, có nghĩa là các phương pháp điều trị phản ứng mạnh sẽ không làm cho bệnh nặng thêm.
Giáo sư Francois Balloux, Giám đốc Viện Di truyền học của Đại học London, người không tham gia vào công trình nghiên cứu trên, đăng trên Twitter rằng đây là một nghiên cứu rất thú vị và việc phát hiện ra khả năng miễn dịch tế bào T trước đó là "tin tốt".
Kháng thể COVID-19 chỉ tồn tại 8 tuần trong cơ thể người mắc
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những người bị nhiễm COVID-19 đã nhanh chóng phát triển các kháng thể, nhưng các kháng thể này cũng giảm đi mau lẹ theo thời gian.
Nghiên cứu diện hẹp mới được công bố ngày 18/6 trên tạp chí Nature Medicine cho thấy điều này đúng với những người trải qua các triệu chứng COVID-19 và cả những người không có triệu chứng.
Chỉ 8 tuần sau khi hồi phục sau nhiễm COVID-19, 40% người không có triệu chứng thấy kháng thể của họ giảm xuống mức không thể phát hiện. Và trong thời gian 8 tuần, 13% số người có triệu chứng cũng bị giảm các kháng thể trong máu của họ xuống mức không thể phát hiện.
Phoi nhiem voi cam lanh co the tao kha nang mien dich voi COVID-19-Hinh-2
Chỉ 8 tuần sau khi hồi phục sau nhiễm COVID-19, 40% người không có triệu chứng thấy kháng thể của họ giảm xuống mức không thể phát hiện.