Uống Vodka rởm bị nổ tung họng

(Kiến Thức) - Megan Thomason (21 tuổi) đến từ Barlby, North Yorkshire, Anh đã bị rách cổ họng và nằm viện 6 ngày do uống quá nhiều vodka giá rẻ.

Sau buổi tối đi bar, sáng hôm sau, cha dượng gọi cô dậy sớm và Thomason bắt đầu nôn mửa suốt 24 giờ liền khiến cổ họng càng tổn thương.
Ngay sau đó, cô đã được đưa đến bệnh viện, tại đây, các bác sĩ nhận thấy mặt Thomason sưng phù, khí quản rách, phải khâu 3 mũi. Cô sinh viên ĐH Hull, Anh được chẩn đoán bị chứng khí thũng khiến mặt và nổ sưng to khiến cô khó thở. Các bác sĩ cho biết cô không được ăn, uống trong vòng 6 ngày liền.
“Tôi cảm thấy như bong bóng đang được thổi lên trong má, miệng và ngực. Đến bây giờ tôi mới nhận ra mức độ nghiêm trọng của vụ việc. Nếu ăn, tôi có thể bị nhiễm trùng máu từ thực phẩm và có thể sặc nếu thức ăn đi vào phổi”, Thomason nói.
Megan Thomason nằm viện sau khi uống rượu rởm.
 Megan Thomason nằm viện sau khi uống rượu rởm.
“Người ta có thể uống 10 hoặc 20 ly rượu mỗi đêm. Bạn không nhận ra rằng mỗi đêm mình có thể uống bao nhiêu. Đó là kinh nghiệm tệ hại nhất trong đời tôi. Mọi người bảo rằng họ lên mây (sau khi uống rượu) nhưng tôi thì gần chết”, nói thêm.
Thomason cho biết hiện cơ thể cô thiếu các loại enzyme cần thiết để tiêu hóa các loại rượu. Cô thề sẽ không bao giờ uống rượu nữa và cảnh báo về mối nguy hiểm của các loại đồ uống chứa cồn. Tuy nhận trách nhiệm về phía mình, nhưng Thomason cũng cảnh báo rằng các loại thức uống giá rẻ trong quán bar và các câu lạc bộ mang lại nguy cơ lớn đối với sức khỏe giới trẻ.  
Giáo sư Paul Wallace, Trưởng cố vấn y khoa về các loại đồ uống chứa cồn của tổ chức Drinkaware, cho biết: “Tác hại chính của các loại bia rượu là cồn sẽ tác động đến não và cơ thể bạn, uống càng nhiều thì mối nguy càng lớn.

Đấu thầu thuốc rẻ trong BV: “Tự bắn vào chân mình“

(Kiến Thức) - Ngày 3/9, tại Bệnh viện Việt Đức đã mở thầu với các gói thầu cung ứng thuốc vào bệnh viện. Đây cũng là lần đầu tiên báo chí được có mặt trong phiên đấu thầu thuốc tại một bệnh viện.

Theo quy định mới về đấu thầu thuốc vào bệnh viện (Thông tư 01/2012/TTLT-BYT-BTC), mỗi nhóm thuốc chỉ được xét trúng thầu một mặt hàng đạt yêu cầu kỹ thuật, chất lượng quy định nhưng có giá thấp nhất. Tuy nhiên, tại buổi mở thầu ở Bệnh viện Việt Đức, PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc bệnh viện cho biết, thuốc trúng thầu vào bệnh viện phải là thuốc tốt chứ không thể đặt chuyện giá cả lên hàng đầu, bởi nếu thuốc rẻ mà chất lượng kém sẽ không có tác dụng điều trị.
PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc bệnh viện Việt Đức trong buổi đấu thầu thuốc
 PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc bệnh viện Việt Đức trong buổi đấu thầu thuốc

Giấy khám sức khỏe dởm: hoang mang nhà tuyển dụng

(Kiến Thức) - Với việc bán tràn lan giấy khám sức khỏe ngoài thị trường hiện nay, các cơ quan, đơn vị tuyển dụng cho rằng: rất khó để kiểm tra và phát hiện thật giả. Còn người mua thì hồ hởi: cứ nhanh, rẻ là làm. 

Như báo điện tử Kiến Thức đã thông tin tới bạn đọc, hiện nay không chỉ có trên mạng online mà ngay tại các bệnh viện Trung ương việc làm giấy khám sức khỏe “ma” diễn ra khá phổ biến. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc tuyển dụng của các cơ quan sự nghiệp cũng như các công ty, vì nếu nhìn vào tờ giấy chứng nhận sức khỏe thì không thể đánh giá đúng thực trạng sức khỏe của người muốn tuyển dụng.

Người lao động: Làm cho xong

Theo khảo sát của phóng viên Kiến Thức, hiện nay, hầu hết các đối tượng người dân đi làm giấy khám sức khỏe đều chưa ý thức được hết tầm quan trọng của tờ giấy này. Chị Phan Thu H. (Ba Đình, Đống Đa, Hà Nội) nói: “không có thời gian đi khám thì đặt mua cho nhanh vì người ta cũng có đọc đâu. Họ mở hồ sơ ra xem thấy có đầy đủ giấy tờ là được mà nên việc thật hay giả cũng chả quan trọng lắm”.

Theo chị H, nếu muốn biết tình trạng sức khỏe thật của mình thì hãy tự đi xét nghiệm để xem mắc bệnh hay làm sao không? Chứ người đang đi xin việc như chúng tôi chỉ muốn làm cho xong, cho đẹp hồ sơ thôi.

Cùng quan điểm trên, Nguyễn Chí D. (Hàng Buồm , Hà nội) nói: “Giờ mình có nhu cầu làm cho nhanh gọn để đạt được mong muốn, tội gì không làm. Mà có ai muốn có bệnh trong người đâu. Vừa lợi cho mình vừa được việc cho người ta”.

Anh Nguyễn Văn D. cho rằng: " mua giấy khám sức khỏe, vừa lợi cho mình vừa được việc cho người ta". Ảnh: NVCC
Anh Nguyễn Văn D. cho rằng: " mua giấy khám sức khỏe, vừa lợi cho mình vừa được việc cho người ta". Ảnh: NVCC

Gặp trực tiếp người lao động tại các khu công nghiệp, thì nhiều người khẳng định, các công ty giờ cần công nhân, chứ giấy khám sức khỏe họ không hề quan tâm. Bạn Đoàn Thúy Trang (SN: 1989), đang làm việc cho một công ty tại Khu công nghiệp Ngọc Hồi (Thanh Trì – Hà Nội) cho biết: “ Nhiều công ty hiện nay, họ chỉ cần nhìn người là biết tình trạng sức khỏe, và nhận vào làm, sau đó yêu cầu bổ xung dần dần vì sợ cơ quan chức năng kiểm tra, chứ họ có coi trọng giấy khám sức khỏe đâu”.

Có lẽ nắm bắt được tâm lý cần nhanh, cần gấp và sự không mấy quan tâm của các doanh nghiệp, nên ngày càng nhiều đối tượng lợi dụng làm giả giấy khám sức khỏe để bán cho người lao động. Thậm chí, các bệnh viện cũng vậy, nếu ai muốn khám để biết sức khỏe thật thì yêu cầu làm đầy đủ, còn nếu không họ sẵn sàng ký, đóng dấu không cần xét nghiệm để “vừa lòng” người mua.

Tái tạo khuôn mặt cho bệnh nhân ung thư bằng công nghệ 3D

(Kiến Thức) -Bà Ann O’Sullivan, 69 tuổi, sống tại Anh đã bị biến dạng khuôn mặt bên trái do phẫu thuật loại bỏ khối u ung thư tấn công và trải rộng gần như khắp khuôn mặt.

Các bác sĩ đang tiến hành sử dụng công nghệ 3D để tái tạo lại khuôn mặt phía bên trái bị dị dạng của bà.
Trước đó khi khối u được phát hiện trên mặt, các bác sĩ phẫu thuật hàm mặt tại Bệnh viện St George, phía Nam London đã phải gỡ bỏ phần lớn cằm, mắt trái, và răng của bà để thoát khỏi căn bệnh ưng thư.