Ukraine chỉ trích tổng thống Pháp vì phát biểu về Nga

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba tuyên bố phát biểu “không nên làm bẽ mặt Nga” của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron “chỉ có thể làm bẽ mặt nước Pháp”.

“Những lời kêu gọi tránh làm bẽ mặt Nga sẽ chỉ có thể làm bẽ mặt nước Pháp và mọi quốc gia kêu gọi điều này, vì Nga đã tự làm bẽ mặt mình”, ông Kuleba viết trên Twitter. “Chúng ta nên tập trung vào việc đưa nước Nga về đúng vị trí của họ. Điều này sẽ dẫn đến hòa bình và cứu mạng sống con người”.

Trước đó, hôm 3/6, ông Macron tuyên bố người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã phạm “sai lầm lịch sử” khi phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm vào Ukraine từ hôm 24/2.

Ukraine chi trich tong thong Phap vi phat bieu ve Nga

Ông Macron nhận định Nga đã phạm "sai lầm lịch sử", nhưng không nên bị "làm bẽ mặt". Ảnh: Politico.

Dù vậy, ông cũng nhận định các nước “không làm bẽ mặt Nga để có thể tìm ra lối thoát qua các kênh ngoại giao khi chiến sự kết thúc”.

Người đứng đầu nước Pháp cho biết Paris cần giữ vai trò “trung gian” và bản thân đã dành “thời gian và năng lượng” để đảm bảo cuộc xung đột không leo thang thành cuộc chiến rộng hơn.

Tình hình ở Ukraine thực sự rất chông gai, vì vậy tôi đã dành rất nhiều thời gian và công sức cho nó”, ông Macron nói. “Thật khó để đếm được đã có bao nhiêu cuộc trò chuyện với Tổng thống Vladimir Putin kể từ tháng 12/2021”.

“Chúng tôi đã nói chuyện với nhau ít nhất 100 giờ”, tổng thống Pháp cho biết. Ông nói thêm rằng các cuộc đàm phán được tổ chức theo yêu cầu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, theo TASS.

Lập trường có phần ôn hòa của Pháp đã bị một số quốc gia Đông Âu và vùng Baltic chỉ trích vì lo ngại gây tổn hại tới nỗ lực buộc Nga phải ngồi vào bàn đàm phán.

Những khoảnh khắc ấn tượng trong Đại lễ Bạch kim của Nữ hoàng Anh

Hàng chục nghìn người đã đổ về trung tâm London, bắt đầu chuỗi ngày ăn mừng đại lễ kỷ niệm 70 năm trị vì của Nữ hoàng Elizabeth II.

Nhung khoanh khac an tuong trong Dai le Bach kim cua Nu hoang Anh
 Nữ hoàng Anh hôm 2/6 tham dự sự kiện đầu tiên trong 4 ngày Đại lễ Bạch kim. 

Trước giờ G bầu cử tổng thống Pháp 2022: Thông tin cần biết

Ngày 10/4 sẽ diễn ra vòng đầu tiên cuộc bầu cử Tổng thống Pháp 2022, với 12 ứng cử viên, trong đó có đương kim Tổng thống Emmanuel Macron.

Truoc gio G bau cu tong thong Phap 2022: Thong tin can biet

Tổng thống đương nhiệm Macron và bà Marine Le Pen thuộc đảng chính trị cực hữu Mặt trận Quốc gia Pháp có cơ hội cao nhất để lọt vào vòng 2 cuộc bầu cử Tổng thống Pháp 2022. (Nguồn: AFP) 

Theo Hiến pháp Pháp 1958 (có sửa đổi), quốc gia châu Âu này là nước cộng hòa theo chế độ tổng thống-nghị viện.

Bên trong cung điện ở và làm việc Tổng thống Pháp

Nơi ở và làm việc của Tổng thống Pháp là cung điện Elysée dát vàng lấp lánh, bao gồm 365 phòng.

Ben trong cung dien o va lam viec Tong thong Phap
 Kết quả kiểm 95% phiếu bầu ngày 24/4 cho thấy Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai với 57% số phiếu. Chiến thắng giúp ông Macron trở thành Tổng thống Pháp đầu tiên đảm nhận nhiệm kỳ thứ hai sau 20 năm. Ảnh: CNBC