Tuyệt đối không uống thuốc kiểu "bắt cá 2 tay"

Cô ruột của tôi mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường và hễ nghe ở đâu có bác sĩ giỏi là vội tìm đến, có khi uống thuốc cùng lúc 2 toa "cho yên tâm"…

Tuyet doi khong uong thuoc kieu "bat ca 2 tay"
Ảnh minh họa.  

Cô ruột tôi năm nay đã hơn 60, bị cao huyết áp, tiểu đường. Từ khi chẩn đoán ra bệnh, cô rất sợ nên rất chăm đi khám bệnh.
Nhiều khi đang dùng toa thuốc này lại bỏ ngang, đi khám bác sĩ khác nghe rằng tốt hơn, cô bắt đầu uống sang toa thuốc khác. Có lần cô tôi vừa uống thuốc Đông y vừa Tây y cho bệnh tiểu đường và không biết có phải vì vậy mà tụt đường huyết hay không, may là xử lý kịp.
Một trong 2 bác sĩ biết chuyện, nửa đùa nửa thật bảo rằng "tôi và ông ấy, cô chỉ được chọn một". Nhưng cô cho rằng bác sĩ này muốn gom bệnh nhân về phía mình nên không nghe.
Tôi muốn hỏi nếu uống thuốc theo cách cô tôi (2 toa cùng lúc, hay bỏ ngang toa) thì có hại gì về lâu dài không?
Bác sĩ chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Thống Nhất (TP HCM):
Chào chị, bệnh tăng huyết áp và tiểu đường là các bệnh lý mạn tính thường gặp ở người cao tuổi như cô của chị. Hiện nay, với sự phát triển của y học, đã có nhiều nhóm thuốc giúp kiểm soát tốt huyết áp và đường huyết, qua đó cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân và giúp giảm các biến chứng của bệnh, kéo dài cuộc sống.
Điều trị các bệnh mạn tính này cần dùng thuốc liên tục, lâu dài, theo dõi qua các xét nghiệm; đồng thời điều chỉnh lối sống, có chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý.
Cô của chị có ý thức trị bệnh là điều tốt nhưng lo lắng thái quá dẫn đến việc kiểm soát bệnh không đúng cách thì đúng là không nên. Với cả hai căn bệnh tiểu đường và cao huyết áp, cô của chị cần được theo dõi và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa và phải cung cấp cho bác sĩ đang điều trị bệnh này toa thuốc bệnh kia để họ tiện theo dõi và kê đơn phù hợp, tránh các tác dụng hiệp đồng bất lợi giữa các thuốc.
Việc uống cùng lúc hai toa của hai bác sĩ khác nhau để điều trị cùng một bệnh là rất nguy hiểm, tuyệt đối không nên vì khi đó tác dụng hiệp đồng bất lợi càng khó lường.
Ngoài ra, cô của chị cũng cần chọn cho mình một phương án điều trị ổn định và lâu dài. Về mặt y khoa, nay uống toa thuốc này, mai lại bỏ dở để sang toa thuốc kia không tốt cho sức khỏe và việc điều trị, có thể dẫn đến các tác dụng phụ khó chịu.

Phanh phui loạt hoạt động mờ ám của Địa ốc Alibaba

(Kiến Thức) - Địa ốc Alibaba có những dấu hiệu nghi vấn về việc tăng vốn điều lệ "ảo"; công bố bán nền nhà, thu tiền trước tại nhiều dự án chưa đủ thủ tục pháp lý...

Sau khi ra văn bản cảnh báo Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba và Công ty Cổ phần Alibaba Tây Bắc TP HCM thông tin sai sự thật về dự án Alibaba Tây Bắc, chiều tối 16/11, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) tiếp tục có công văn gửi các cơ quan, ban, ngành TP HCM để báo cáo về hoạt động kinh doanh bất bình thường của hai đơn vị này.

Theo báo Người lao động, Hiệp hội Bất động sản TP HCM cho biết thời gian qua, hiệp hội đã nhận được nhiều thông tin phản ánh của doanh nghiệp và người tiêu dùng về trường hợp Công ty CP Địa ốc Alibaba và Công ty CP Alibaba Tây Bắc TP HCM có những dấu hiệu nghi vấn về việc tăng vốn điều lệ "ảo"; công bố bán nền nhà, thu tiền trước của khách hàng "kiểu kinh doanh đa cấp" tại nhiều dự án đất nền chưa có đầy đủ thủ tục pháp lý, chưa đủ điều kiện để được huy động vốn khi bán nền nhà hình thành trong tương lai theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Quy hoạch khu đô thị.

Các hoạt động này diễn ra trên địa bàn các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Long An, và gần đây là TP HCM, đã có tác động xấu làm nhiễu loạn thị trường bất động sản và có thể gây hậu quả nghiêm trọng làm thiệt hại đến quyền lợi của khách hàng, của nhà đầu tư thứ cấp.

Trước vấn đề này, HoREA báo cáo về hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba và Công ty Cổ phần Alibaba Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh.

Vốn điều lệ tăng "bất thường"

Uống thuốc đúng cách thế nào?

Nước dùng để uống thuốc nhiều khi chưa được người bệnh chú ý, dẫn đến tình trạng uống thuốc với nước trà, uống thuốc với sữa, hoặc uống thuốc trong khi uống rượu…

Nước dùng để uống thuốc nhiều khi chưa được người bệnh chú ý, dẫn đến tình trạng uống thuốc với nước trà, uống thuốc với sữa, hoặc uống thuốc trong khi uống rượu… đã gây nên tình trạng tương tác giữa thuốc với các đồ uống trên, nhiều khi gây nguy hiểm cho người bệnh…
Nước (ở đây là nước đun sôi để nguội, nước lọc tinh khiết) là đồ uống (dung môi) thích hợp nhất cho mọi loại thuốc vì không xảy ra tương kỵ hay tương tác nào khi hòa tan thuốc. Nước còn là phương tiện để dẫn thuốc (dạng viên) vào dạ dày - ruột, làm tăng độ tan rã của thuốc và hòa tan hoạt chất, giúp cho thuốc được hấp thu dễ dàng. Vì vậy, khi uống thuốc cần uống đủ nước (ít nhất từ 100 - 200ml cho mỗi lần uống thuốc) và uống trong tư thế người thẳng để thuốc có thể trôi dễ dàng xuống dạ dày, tránh đọng viên thuốc tại thực quản có thể gây kích ứng, loét thực quản, đặc biệt đối với người cao tuổi.