Tường tận loài rắn độc của Việt Nam khiến lính Mỹ dựng tóc gáy

Trong cuốn sách “The Snake Charmer: A life and death in Pursuit of Knowledge”, tác giả Jamie James đã đề cập tới loài rắn độc của Việt Nam, loài rắn “bí ẩn” từng ám ảnh khiến binh lính Mỹ phát hoảng khi tham gia cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
 

Thông tin trên trong cuốn sách xuất bản năm 2008 cũng được tờ báo Mỹ The Newyorktimes đăng tải toàn văn vào 4 năm sau đó.
Theo các nguồn thông tin này, trong suốt cuộc chiến tranh ở Việt Nam, lính Mỹ gọi loài rắn kịch độc cạp nong với cái tên lạ lẫm “rắn 2 bước” (two-step snake).
Sở dĩ gọi như vậy, vì lính Mỹ lúc đó tin rằng nọc độc của loài rắn độc của Việt Nam này quá độc, nếu bị rắn cắn thì sẽ bị ngã chết chỉ ngay sau khi đi được 2 bước chân.
Tuong tan loai ran doc cua Viet Nam khien linh My dung toc gay
 Rắn cạp nong khiến lính Mỹ hoảng hốt khi tham chiến ở Việt Nam. (Ảnh: kids.britannica.com)
Tác giả Jamie James cho rằng, đây là một lối nói cường điều hóa của lính Mỹ để lột tả sự kinh ngạc của loài rắn độc mà họ gặp phải ở Việt Nam.
Tuy nhiên, trong thực tế rắn Krait (rắn cạp nong) ở Việt Nam là một loài rắn cực độc. Chất độc của nó thuộc loại chất độc thần kinh, vô hiệu hóa hệ thống thần kinh của nạn nhân. Sau khi bị cắn nạn nhân sẽ khó thở, cơ bắp bị tê liệt và rơi vào hôn mê, rồi chết.
Mặc dù, rắn cạp nong là loài có khả năng tiêu diệt các loài rắn khác và thậm chí ăn thịt cả đồng loại của chúng. Nhưng rắn cạp nong ít khi nhắm tới những con mồi to lớn hơn nó nhiều lần, như con người. Song nếu phải đối mặt, loài rắn này không ngần ngại tấn công.
Còn theo lý giải của Robert A.Gardner trong cuốn sách “Storms and Grace”, ở Việt Nam lúc đó có khoảng 140 loài rắn, trong đó có 30 loài rắn độc. Những loài rắn độc như Hổ mang chúa Châu á, rắn cạp nong nhỏ Krait được lính Mỹ gọi là “rắn 2 bước”.
Theo Robert A.Gardner, Krait thực tế có thể khiến nạn nhân bị cắn bị chết chỉ trong vòng từ 15-30 phút sau đó nếu không được chữa trị kịp thời.
Được biết, rắn cạp nong là một loài rắn dài trên 1 mét, có các khoanh tròn, sinh sống phổ biến ở Đông Nam Á, chứa chất độc thần kinh với hiệu lực độc còn cao hơn nhiều lần so với rắn hổ mang.

Sự thật thú vị về cá chốt Bạc Liêu

(Kiến Thức) - Với người dân từ Huế trở ra Bắc, cá chốt còn được gọi với tên khác là cá ngạnh. Đây là một loại cá đặc sản của tỉnh Bạc Liêu.
 

Su that thu vi ve ca chot Bac Lieu
 Cá chốt phân bố khắp lưu vực sông Cửu Long của nước ta, nhưng cá chốt có thịt ngon ngọt, săn chắc vẫn là cá chốt Bạc Liêu. (Nguồn Chinhgoc)
Su that thu vi ve ca chot Bac Lieu-Hinh-2
 Cá chốt thường sống theo đàn ở vùng nước lợ và nước ngọt. Các chốt có nhiều loại như: cá chốt giấy, cá chốt đen, cá chốt vàng… (Nguồn Thuysanvietnam)
Su that thu vi ve ca chot Bac Lieu-Hinh-3
 Trên thế giới, cá chốt còn có ở Thái Lan, Sumatra, Borneo. Đây là một loài cá thuộc họ cá lăng. (Nguồn Dulichvn)
Su that thu vi ve ca chot Bac Lieu-Hinh-4
Cá chốt có thân dẹp bên, đầu nhỏ hình nón với bốn đôi râu, toàn thân ánh lên màu vàng nghệ. (Nguồn Blogspot) 
Su that thu vi ve ca chot Bac Lieu-Hinh-5

Cá chốt ngon nhất là khi trời sắp sa mưa. Đó là lúc cá chốt đua nhau theo kinh rạch lên đồng đẻ trứng nên mập mạp, béo ngậy. (Nguồn Blogspot) 

Su that thu vi ve ca chot Bac Lieu-Hinh-6
 Đặc biệt, cá chốt có thể chích nọc độc khiến người bị chích cảm thấy đau nhức từ vài tiếng đến một hai ngày. (Nguồn Vannghetiengiang)
Su that thu vi ve ca chot Bac Lieu-Hinh-7
 Chính vì vậy mà trước đây, cá chốt từng được xem là “tai họa” với ngư dân. (Nguồn Thegioicauca)
Su that thu vi ve ca chot Bac Lieu-Hinh-8
Cá chốt có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn và bổ dưỡng như cá chốt kho sả ớt, cá chốt nấu me non, cá chốt om chuối xanh, mắm cá chốt,...(Nguồn Thegioicauca)

Rùng mình kịch chiến giữa lửng và rắn độc châu Phi

(Kiến Thức) - Lửng mật và rắn độc châu Phi đã tham gia một cuộc chiến sinh tử trong đêm trên sa mạc ở châu Phi.

Trong khi đi kiếm thức ăn trong đêm tối, con lửng mật châu Phi đã phát hiện một con rắn vipe và lao tới tấn công.