Từ vụ Khashoggi giải mã cái chết của hàng trăm nhà báo mỗi năm

(Kiến Thức) - Vụ việc nhà báo Khashoggi bị sát hại dã man mới đây một lần nữa cho thấy sự thật phũ phàng về mức độ nguy hiểm nhất thế giới của nghề báo. Thực tế cho thấy, hàng trăm trường hợp nhà báo bị hành hung, bắt cóc, thậm chí bị sát hại tàn bạo vẫn diễn ra mỗi năm. 

Cái chết đột ngột và bí ẩn của nhà báo Jamal Khashoggi - nhà báo thuộc hàng xuất sắc nhất Ả Rập Saudi đang khiến dư luận thế giới bàng hoàng. Ngay sau khi bước vào Lãnh sự quán Ả Rập Saudi tại Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ (TNK) hôm 2/10, ông đã biến mất. Từ đó cho tới nay, cái chết của nhà báo này vẫn ẩn chứa vô vàn những bí mật khủng khiếp chưa được giải mã. Cố vấn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 2/11, cho biết thi thể của nhà báo Jamal Khashoggi đã bị tiêu hủy sau khi ông bị sát hại và phân xác bên trong lãnh sự quán Ảrập Xêút ở Istanbul.
Một lần nữa, sự việc nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại dã man càng khiến dư luận nhận ra vì sao người ta vẫn ví von nghề báo là nghề nguy hiểm. 
 Nghề báo - công việc nguy hiểm đến tính mạng
Ở các nước trên thế giới, việc nhà báo bị hành hung, bắt cóc hay giết hại xảy ra không phải là điều hiếm gặp, khiến dư luận rúng động. Thậm chí, có không ít trường hợp nhà báo gặp nạn ngay trước mặt cơ quan chức năng nhưng không được bảo vệ kịp thời dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Thậm chí, sau quá trình điều tra, cơ quan chức năng không tìm ra hung thủ gây án. Chính vì vậy, nghề làm báo được xếp vào danh sách những nghề nghiệp nguy hiểm.
Theo số liệu thống kê của tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) thông báo tổng cộng 110 nhà báo bị sát hại trên thế giới trong năm 2015. Đa số các trường hợp nhà báo gặp nạn khi tác nghiệp ở các nước không xảy ra chiến tranh loạn lạc. Trong số đó, 67 nhà báo chuyên nghiệp bị sát hại khi tác nghiệp, 43 chết trong những tình huống không rõ ràng và có nhiều nghi vấn. Ngoài ra còn có 27 “nhà báo - công dân” không chuyên và bảy nhân viên truyền thông thiệt mạng.
Tu vu Khashoggi giai ma cai chet cua hang tram nha bao moi nam
Phóng viên Reuters Ayman al-Sahili bị bắn vào chân khi đang quay phim ở Aleppo, Syria. Ảnh: Reuters. 
Số lượng nhà báo thiệt mạng trong năm 2015 so với năm 2014 có nhiều sự khác biệt. Cụ thể, năm 2014, 2/3 số nhà báo thiệt mạng bị giết ở các vùng chiến sự. Tuy nhiên, năm 2015 có 2/3 số nhà báo trên bị sát hại ở các quốc gia không có chiến tranh.
Năm 2015 cũng ghi nhận 54 nhà báo bị bắt làm con tin, trong đó 26 trường hợp ở Syria. Iraq và Syria được đánh giá là 2 "tử địa" đối với nhà báo khi là nơi nguy hiểm nhất đối với các nhà báo, phóng viên tác nghiệp. Rất nhiều nhà báo thiệt mạng khi tác nghiệp ở Iraq và Syria.
Nhiều nhà báo bị bắt cóc, hành quyết
Nhiều nhà báo ở các nước trên thế giới bị bắt cóc khi tác nghiệp. Vào tháng 1/2015, thế giới rúng động trước tin nhà báo Kenji Goto của Nhật Bản và nhà thầu tư nhân Haruna Yukawa bị bắt cóc. Theo đó, Yukawa bị bắt cóc ở ngoại ô Aleppo, Syria, hồi tháng 8/2014 và sau đó bị "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng (IS) giết hại. Còn việc nhà báo Goto bị mất tích được mọi người biết đến sau khi các tay súng IS công bố đoạn video mà trong đó, Goto cùng với Yukawa mặc bộ đồ màu cam và bị IS dọa hành quyết.
Tu vu Khashoggi giai ma cai chet cua hang tram nha bao moi nam-Hinh-2
 Người biểu tình cầm trên tay bức ảnh nhà báo Kenji Goto trước nhà riêng Thủ tướng Shinzo Abe ở Tokyo hôm 30/1 trong làn sóng ủng hộ tìm cách giúp nhà báo người Nhật bị bắt cóc này được trả tự do. Ảnh: AP.
Vào thời điểm đó, IS tuyên bố sẽ hành quyết hai công dân Nhật bị bắt làm con tin nếu Tokyo không trao khoản tiền chuộc trị giá 200 triệu USD. Ngay sau khi nhận được thông tin, chính quyền Nhật Bản nhanh chóng liên lạc với các tay súng nhưng gặp không ít khó khăn. Nhật Bản chủ yếu chỉ dựa vào những quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ hay lãnh đạo tôn giáo địa phương để liên lạc với những tay súng trên trong nỗ lực giải cứu nhà báo Kenji Goto.
Tuy nhiên, vào đầu tháng 2/2015, IS tung video hành quyết nhà báo Kenji Goto khiến người dân Nhật Bản và dư luận thế giới không khỏi bị sốc. Đây không phải là lần đầu tiên IS sát hại nhà báo phương Tây. Trước đó, năm 2014, IS giết 2 nhà báo: James Foley (người Mỹ) và Steven Sotloff (người Mỹ gốc Israel) gây xôn xao dư luận.
Tu vu Khashoggi giai ma cai chet cua hang tram nha bao moi nam-Hinh-3
 Nữ nhà báo Jannina Findeisen. Ảnh: Focus.
Không chỉ nhà báo nam bị bắt cóc, đòi tiền chuộc mà nữ nhà báo cũng trở thành nạn nhân của những tổ chức khủng bố. Cụ thể, nhà báo Jannina Findeisen, 27 tuổi, bị bắt cóc tại Syria khi đang mang thai 6 tháng. Thông tin gây sốc trên được công bố vào cuối tháng 1/2016 gây rúng động dư luận. Nữ nhà báo này thường viết bài cho các báo Thời đại (Zeit), báo Nam Đức (Süddeutsche Zeitung) và đài NDR.
Chính quyền Đức cho hay nhóm bắt cóc đã liên lạc với gia đình đòi 5 triệu euro tiền chuộc. Theo thông tin của báo chí, Findeisen tới Syria vào tháng 10/2015 khi đang mang thai 6 tháng và sau đó mất liên lạc. Giới chức trách suy đoán nữ nhà báo Findeisen đã sinh con ở nơi giam giữ của những kẻ bắt cóc.
Video vụ xả súng ở Charlie Hebdo (nguồn: Telegraph):

Nhà báo hai quốc tịch Mỹ-Saudi Arabia mất tích tại TNK là ai?

(Kiến Thức) - Nhà báo mang hai quốc tịch Saudi Arabia và Mỹ, Jamal Khashoggi, bị mất tích tại Thổ Nhĩ Kỳ từ hôm 2/10.  Ông là một nhà bình luận về chính trị cho các kênh Ả-rập và quốc tế, bao gồm MBC, BBC, Al Jazeera và Dubai TV.

Nha bao hai quoc tich My-Saudi Arabia mat tich tai TNK la ai?
 Ngày 11/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết các nhà điều tra nước này đang phối hợp với giới chức Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia để làm rõ vụ nhà báo Jamal Khashoggi, mang hai quốc tịch Saudi Arabia và Mỹ, mất tích tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: BBC.

Nha bao hai quoc tich My-Saudi Arabia mat tich tai TNK la ai?-Hinh-2
 Theo đó, nhà báo Jamal Khashoggi mất tích từ hôm 2/10 sau khi vào lãnh sự quán Saudi Arabia ở thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, để làm thủ tục đăng ký kết hôn với vị hôn thê người bản địa. Ảnh: WP.

Nha bao hai quoc tich My-Saudi Arabia mat tich tai TNK la ai?-Hinh-3
Các báo cáo chưa được kiểm chứng cho rằng ông Khashoggi có thể đã bị sát hại trong tòa lãnh sự, điều mà phía Saudi Arabia phủ nhận và cho rằng “vô căn cứ”. Ảnh: NDTV.

Nha bao hai quoc tich My-Saudi Arabia mat tich tai TNK la ai?-Hinh-4
Tờ Washington Post đưa tin, theo những thông tin tình báo Mỹ, Thái tử Saudi Arabia Salman được cho là từng ra lệnh thực hiện một nhiệm vụ nhằm dẫn dụ nhà báo Khashoggi từ Mỹ trở lại nước này. Ảnh: Facebook.

Nha bao hai quoc tich My-Saudi Arabia mat tich tai TNK la ai?-Hinh-5
Trong khi đó, một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ ngày 11/10 cáo buộc 15 đặc vụ Arab Saudi đã tham gia kế hoạch “nhanh chóng và phức tạp” để giết Khashoggi trong vòng hai giờ. Tuy nhiên, các nhà điều tra chưa tìm thấy thi thể của ông Khashoggi. Ảnh: Getty.

Nha bao hai quoc tich My-Saudi Arabia mat tich tai TNK la ai?-Hinh-6
 Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cũng công bố video an ninh cho thấy ông bước vào lãnh sự quán Saudi Arabia chiều 2/10, song không có video quay cảnh ông bước ra. Ảnh: AJ.

Nha bao hai quoc tich My-Saudi Arabia mat tich tai TNK la ai?-Hinh-7
 Được biết, nhà báo Khashoggi từng có nhiều bài báo chỉ trích các chính sách của Saudi Arabia can dự vào tình hình chiến sự tại Yemen. Ảnh: Fox News.

Nha bao hai quoc tich My-Saudi Arabia mat tich tai TNK la ai?-Hinh-8
 Ông sinh ngày 13/10/1958 tại Medina, Saudi Arabia. Nhà báo Khashoggi từng theo học tại trường tiểu học và trung học ở Saudi Arabia. Sau này, ông tốt nghiệp trường Đại học bang Indiana (Mỹ) với tấm bằng cử nhân Quản trị kinh doanh vào năm 1982. Ảnh: DW.

Nha bao hai quoc tich My-Saudi Arabia mat tich tai TNK la ai?-Hinh-9
Ông Khashoggi bắt đầu sự nghiệp với công việc là quản lý khu vực cho cửa hiệu sách Tihama Bookstore từ năm 1983 đến 1984. Sau đó, Khashoggi làm phóng viên cho Saudi Gazette và làm việc cho tờ báo Okaz từ năm 1985 đến 1987. Ảnh: Kashmir Observer.

Nha bao hai quoc tich My-Saudi Arabia mat tich tai TNK la ai?-Hinh-10
 Trong khoảng thời gian từ năm 1987 đến 1990, ông tiếp tục làm phóng viên cho nhiều tờ báo khác của Saudi Arabia, trong đó có Al Sharq Al Awsat, Al Majalla và Al Muslimoon. Năm 1991, ông Khashoggi trở thành quyền Tổng biên tập Al Madina và giữ vị trí này cho tới năm 1999. Ảnh: Mary Greeley News.

Nha bao hai quoc tich My-Saudi Arabia mat tich tai TNK la ai?-Hinh-11
 Cũng trong khoảng thời gian 1991-1999, ông làm phóng viên nước ngoài thường trú tại Afghanistan, Algeria, Kuwait, Sudan và Trung Đông. Sau đó, ông Khashoggi được bổ nhiệm làm Phó Tổng biên tập của tờ Arab News, tờ báo tiếng Anh hàng đầu của Saudi Arabia, và đảm nhiệm chức vụ này từ năm 1999 đến 2003. Ảnh: AJ.

Nha bao hai quoc tich My-Saudi Arabia mat tich tai TNK la ai?-Hinh-12
 Khashoggi trở thành Tổng biên tập của tờ báo Al Watan trong vòng hai tháng trước khi bị Bộ Thông tin Saudi Arabia sa thải vào tháng 5/2003. Ảnh: AP.

Nha bao hai quoc tich My-Saudi Arabia mat tich tai TNK la ai?-Hinh-13
 Tháng 4/2007, ông Khashoggi được bổ nhiệm làm Tổng biên tập Al Watan lần thứ 2. Sau khi từ chức tại Al Watan vào năm 2010, ông Khashoggi được bổ nhiệm làm giám đốc Kênh tin tức Al Arab News tại Bahrain. Ông cũng là một nhà bình luận về chính trị cho các kênh Ả-rập và quốc tế, bao gồm MBC, BBC, Al Jazeera và Dubai TV. Ảnh: Sky News. 

Nha bao hai quoc tich My-Saudi Arabia mat tich tai TNK la ai?-Hinh-14
 Vào tháng 12/2016, The Independent dẫn một bài báo từ Middle East Eye cho hay, ông Khashoggi đã bị chính quyền Saudi Arabia cấm xuất bản hoặc xuất hiện trên truyền hình vì “chỉ trích Tổng thống đắc cử Donald Trump”. Ngoài ra, ông Khashoggi cũng từng chỉ trích lệnh phong tỏa của Saudi Arabia đối với Qatar,...Ảnh: Youtube.

Nha bao hai quoc tich My-Saudi Arabia mat tich tai TNK la ai?-Hinh-15
 Được biết, ông Khashoggi từng nhiều lần gặp gỡ và phỏng vấn trùm khủng bố Osama bin Laden và được cho là từng cố gắng thuyết phục bin Landen từ bỏ bạo lực. Ảnh: Qatar Adventure.

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ điều tra đến cùng về vụ nhà báo Khashoggi

Ngày 23/10, phát biểu trước Quốc hội, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục điều tra cho tới khi tìm được câu trả lời về cái chết của nhà báo Khashoggi và vụ án này nên được xét xử tại Thổ Nhĩ Kỳ, Sputnik đưa tin.

Tho Nhi Ky se dieu tra den cung ve vu nha bao Khashoggi
 Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan phát biểu trước Quốc hội ngày 23/10 Ảnh: Reuters
Ông Erdogan nói có nhiều dấu hiệu cho thấy vụ giết nhà báo Khashoggi đã được lên kế hoạch từ trước và nhà báo này đã bị sát hại một cách dã man. Ông cho biết, thi thể của Khashoggi vẫn chưa được tìm thấy. Điều này trái ngược với thông tin trước đó nói rằng, thi thể của của ông Khashoggi được phát hiện dưới giếng trong vườn của lãnh sự quán Ả rập Xê út tại Istanbul.

Lời nguyền chết chóc của gã tử tù 25 năm chờ thi hành án

(Kiến Thức) - Tử tù Mỹ Joseph Nichols bị kết án tử hình khi thực hiện một vụ giết người vào năm 1980. Sau 25 năm chờ thi hành án, Nichols bị tử hình bằng cách tiêm thuốc độc. Trước khi hành hình, gã tử tù đã nguyền rủa nhân viên nhà tù.

Loi nguyen chet choc cua ga tu tu 25 nam cho thi hanh an
 Joseph Nichols là tử tù Mỹ nhận bản án tử hình vì tham gia vào một vụ cướp của, giết người. Vụ việc xảy ra vào ngày 13/10/1980.