Trưởng BQL Hà Tĩnh đi xe công biển giả đối mặt án nào?

(Kiến Thức) - Ông Tuấn và Ban Quản lý Khu kinh tế Hà Tĩnh vi phạm nhiều lỗi: không đăng ký xe, sử dụng biển giả, mua xe công vượt số tiền cho phép...

Việc ông Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh Hồ Anh Tuấn điềm nhiên đi ô tô sang gần 4 tỷ đồng, chưa đăng ký và mang biển xanh giả suốt 1 năm qua khiến dư luận không khỏi ngạc nhiên, bức xúc. Vậy vì sao các cơ quan chức năng Hà Tĩnh phớt lờ trước hành động vi phạm pháp luật trên của ông Tuấn? Việc ông này đi xe biển xanh giả sẽ bị xử lý như thế nào? Ban Quản lý Khu kinh tế Hà Tĩnh mua xe hơn 1 năm mà không đăng ký, vẫn ngang nhiên sử dụng đi lại thì vi phạm lỗi gì, xử phạt như thế nào? Giá trị chiếc xe gần 4 tỷ đồng, tuy nhiên Ban Quản lý Khu kinh tế Hà Tĩnh chưa đi đăng ký xe thì có bị xử lý về hành vi mua xe công vượt giá tiền cho phép không...?
Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với Luật sư Hoàng Văn Thạch, Văn phòng Luật sư Trí Minh, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội về các vấn đề trên.
Chiếc xe mang biển xanh giả được ông Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Hà Tĩnh đi gần 1 năm mà không bị xử lý.
 Chiếc xe mang biển xanh giả được ông Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Hà Tĩnh đi gần 1 năm mà không bị xử lý.
Đối với hành vi sử dụng biển xanh giả, theo Luật sư Thạch, việc sử dụng biển số giả sẽ bị xử phạt từ 04 - 06 triệu đồng theo quy định tại điểm d khoản 5 điều 16 Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử Xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
Cụ thể, điểm d khoản 5 điều 16 trong Nghị định trên quy định: "5. Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: ............
d) Điều khiển xe gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp”.
Đối với hành vi không đăng ký xe trong thời hạn 1 năm của Ban Quản lý Khu kinh tế Hà Tĩnh, Luật sư Thạch cho biết, theo quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BCA (trước đây là Thông tư 36/2010/TT-BCA) thì bên mua xe có nghĩa vụ đăng ký sang tên tại cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày làm chứng từ mua bán.
Vi phạm quy định trên thì sẽ bị xử phạt từ 02 – 04 triệu đồng theo quy định tại Khoản 4 Điều 30 Nghị định 171/2013/NĐ-CP
Ngoài ra hành vi trên còn bị xử phạt theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 171/2013/NĐ-CP về hành vi điều khiển xe không có đăng ký xe với mức phạt từ 02 – 03 triệu đồng.
Về việc Ban Quản lý Khu kinh tế Hà Tĩnh có vi phạm việc mua xe công vụ vượt quá giá tiền quy định hay không vì họ chưa đăng ký xe, Luật sư Thạch cho biết: “Mặc dù cơ quan này chưa làm thủ tục đăng ký nhưng đã có việc mua bán, tiền đã thanh toán cho bên mua thì đây vẫn là hành vi vi phạm Quy định 59/2007/QĐ-TTg về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nước. Trường hợp này sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định 192/2013/NĐ-CP với mức phạt từ 01 – 20 triệu đồng tùy từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra với hành vi mua xe công vụ vượt giá tiền cho phép, cơ quan đứng tên mua xe còn phải nộp lại số tiền vượt quá mức tối đa được mua sắm đối với tài sản đó cho nhà nước.
Theo Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 7/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ Quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý sử dụng phương tiện đi lại trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nước, tại điều 12 sửa đổi, đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Ban quản lý dự án được thành lập sau ngày Quyết định 59/2007/QĐ-TTg ngày 7/5/2007 có hiệu lực thi hành hoặc trước ngày này nhưng chưa được trang bị ô tô phục vụ công tác mà có các chức danh có hệ số phụ cấp lãnh đạo từ 0,7 đến dưới 1,25 thì được trang bị xe ô tô phục vụ công tác từ nguồn xe điều chuyển hoặc thuê xe dịch vụ để phục vụ công tác. Trường hợp không có xe điều chuyển hoặc dịch vụ thuê xe không thuận tiện thì được mua mới xe ô tô với giá tối đa 720 triệu đồng/xe để phục vụ công tác.
Như vậy, giá tiền mua xe công vụ tối đa chỉ 720 triệu đồng, trong khi trị giá mua chiếc xe Land Cruiser GX.R V8 mà ông Hồ Anh Tuấn đang sử dụng lên tới gần 4 tỷ đồng thì Ban Quản lý Khu kinh tế Hà Tĩnh sẽ phải nộp lại cho nhà nước số tiền hơn 3 tỷ đồng.

Chợ truyền thống lớn nhất TP HCM sắp khai tử, tiểu thương "khóc"

(Kiến Thức) - Chợ Tân Bình là chợ truyền thống lớn nhất TP HCMGần 3.000 tiểu thương tại đây đang mất ăn mất ngủ vì chợ này sắp bị khai tử.

Chợ Tân Bình (quận Tân Bình) là chợ truyền thống lớn nhất TP HCM, có từ năm 1960. Sau ngày thống nhất đất nước, chợ được xây dựng quy mô đến ngày hôm nay với 3.336 sạp, gần 3.000 tiểu thương buôn bán thường xuyên.
Chợ Tân Bình (quận Tân Bình) là chợ truyền thống lớn nhất TP HCM, có từ năm 1960. Sau ngày thống nhất đất nước, chợ được xây dựng quy mô đến ngày hôm nay với 3.336 sạp, gần 3.000 tiểu thương buôn bán thường xuyên. 

Cảnh ăn chơi, “thác loạn” tại bar Luxury trước khi bị lửa thiêu rụi

(Kiến Thức) - Là một trong những quán bar có tiếng tại Hà Nội, Luxyry Club thu hút đông đảo giới trẻ sành điệu. Trước khi xảy ra cháy, quán bar này luôn kín chỗ.

Nằm tại 153 đường Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội, Luxury Club là một trong những quán bar nức tiếng Hà thành.
 Nằm tại 153 đường Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội, Luxury Club là một trong những quán bar nức tiếng Hà thành.