Trung Quốc vẫn duy trì trên 90 tàu bảo vệ giàn khoan ngày 20/5

(Kiến Thức) - Trung Quốc vẫn duy trì trên 90 tàu các loại bảo vệ giàn khoan trái phép Hải Dương 981 trong ngày hôm nay và sẵn sàng đâm va tàu thực thi pháp luật của ta.

Theo Bộ tư lệnh Cảnh sát biển, trong ngày hôm nay (20/5), Trung Quốc vẫn duy trì trên 90 chiếc tàu các loại bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 (HD981) và bố trí các tàu bảo vệ trên nhiều hướng. Các tàu này luôn cơ động tiếp cận và sẵn sàng phun nước, đâm va vào các tàu của ta.
Trong ngày, các tàu cá vỏ sắt Trung Quốc đã cơ động gần nhóm tàu cá vỏ gỗ của các Ngư dân Việt Nam và sẵn sàng đâm va vào các tàu cá của ta.
Ngoài ra, một số tàu cá vỏ sắt có trọng tải trên 300 tấn hoạt động cùng các tàu bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc cũng tham gia ngăn cản hoạt động các tàu của ta.
Tàu Hải cảnh Trung Quốc truy cản tàu CSB 4032 của Việt Nam, không cho tiếp cận giàn khoa Hải Dương 981.
Tàu Hải cảnh Trung Quốc truy cản tàu CSB 4032 của Việt Nam, không cho tiếp cận giàn khoa Hải Dương 981.
Về phía ta, các tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư tiếp tục tuyên truyền và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu bảo vệ ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Lúc 07 giờ 10 phút tàu Cảnh sát biển 4032 cơ động tiếp cận cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng cách 6,4 hải lý đã bị các tàu Trung Quốc số hiệu 3401, 102, 31101, 32101, 46001, 37011 cơ động và tăng tốc ngăn cản tàu Cảnh sát biển 4032.
Lúc 08 giờ 05 phút, 03 tàu Trung Quốc số hiệu 3411, 33006, 242 ra ngăn cản phía trước mũi tàu CSB 8003 của ta. Tàu CSB 8003 phải dừng máy, thả trôi vàtuyên truyền yêu cầu Trung Quốc rút Giàn khoan và các tàu bảo vệ ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Đến 09h20 phút,tàu CSB 8003 quan sát xung quanh khu vực phát hiện có 69 tàu Trung Quốc các loại bảo vệ giàn khoan. Trong đó có: 22 tàu Hải Cảnh, Hải giám, Hải tuần, Ngư chính; 3 tàu kéo; 6 tàu hàng; 38 tàu cá vỏ sắt.
Xét về số lượng thì Trung Quốc đã rút bớt các tàu bảo vệ so với tình hình ngày 18/5 – Trung Quốc huy động tổng cộng 134 tàu các loại, tăng thêm đáng kể số lượng tàu cá.
Trung Quốc huy động nhiều tàu cá vỏ sắt bao quanh giàn khoan trái phép.
 Trung Quốc huy động nhiều tàu cá vỏ sắt bao quanh giàn khoan trái phép.
Dù rút bớt tàu, nhưng Trung Quốc lại đưa vào sử dụng những chiến thuật mới cùng các kiểu tàu khác. Theo đó, trong ngày 19/5, Trung Quốc huy động thêm nhiều tàu bọc sắt có trọng tải rất lớn (từ 450 đến 500 tấn) bảo vệ giàn khoan trái phép Hải Dương 981. Nguy hiểm hơn, ở phần mũi tàu này đều được bọc thêm vỏ sắt dày và một trong những chiếc tàu này vừa áp sát, tấn công, khiêu khích tàu Vạn Hoa 797 của lực lượng Kiểm ngư vùng 3 Việt Nam đang làm nhiệm vụ chấp pháp trên Biển Hoàng Sa.
Các Kiểm ngư viên còn cho biết, nơi Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép Hải Dương 981, có tới 3 lớp tàu bảo vệ, được bố trí một cách chặt chẽ, ngăn cản không cho tàu Kiểm ngư Việt Nam, tàu Cảnh sát Biển Việt Nam làm nhiệm vụ chấp pháp: trong cùng là các tàu hộ vệ tên lửa, khu trục hạm; lớp giữa là những tàu trọng tải loại lớn của các lực lượng hải giám, hải tuần. Các tàu có trọng tải từ 500 đến 2.500 tấn (thuộc tàu hải cảnh, hải giám Trung Quốc) được bố trí ở lớp ngoài cùng.
Lễ chào cờ trên tàu CSB 8003 ngày 19/5, tại khu vực vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
 Lễ chào cờ trên tàu CSB 8003 ngày 19/5, tại khu vực vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. 
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn (thậm chí là bị thương), thời gian hoạt động trên biển dài ngày song các cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển luôn xác định tốt nhiệm vụ, có ý chí quyết tâm cao, thực hiện đúng đối sách, kiên quyết xua đuổi giàn khoan và các tàu bảo vệ của Trung Quốc ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Trung Quốc lập “vành đai" quanh giàn khoan trái phép ngăn tàu VN

Trung Quốc đang thiết lập một “vành đai” bằng nhiều loại phương tiện như các tàu quân sự, hải cảnh, hải tuần, vận tải… xung quanh giàn khoan trái phép HD 981.

Chiều 11/5, Đại tá Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam cho biết, hiện nay, Trung Quốc đang thiết lập một “vành đai” bằng nhiều loại phương tiện như các tàu quân sự, hải cảnh, hải tuần, vận tải… xung quanh giàn khoan trái phép HD 981, với bán kính khoảng 7 hải lý nhằm ngăn không cho các lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam như Cảnh sát biển, Kiểm ngư tiếp cận giàn khoan phi pháp này.

Mỗi khi tàu của Việt Nam tiến lại gần giàn khoan HD 981, số đông các tàu Trung Quốc sẽ quây lại và liều lĩnh đâm vào tàu Việt Nam và phun vòi rồng.

Ảnh đồ họa VTV khu vực hạ đặt giàn khoan HD981.
Ảnh đồ họa VTV khu vực hạ đặt giàn khoan HD981.
Để đối phó với động thái hung hăng này, mỗi khi phát hiện tàu Trung Quốc bắt đầu cơ động, các tàu của Việt Nam luôn chủ động tăng tốc để tránh những cú đâm, va trực tiếp, nhằm tránh những hành vi khiêu khích và không để xảy ra thiệt hại cho người của ta.

“Tuy nhiên, một hai ngày nay, các tàu Trung Quốc đã không còn tiếp diễn hành vi đâm thẳng vào tàu Việt Nam mà thường dùng nhiều tàu để quây lại, chặn trước chặn sau tàu của ta”, Đại tá Thu cho biết.

Cũng theo Đại tá Ngô Ngọc Thu, từ nhiều ngày qua, Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì hàng chục tàu (trong đó có cả tàu hộ vệ tên lửa số hiệu 534 và hai tàu tuần tiễu tiến công nhanh) xung quanh khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981. Với số lượng đông, các tàu của Trung Quốc luôn liều lĩnh, hung hăng cản trở bằng nhiều cách.

Ngày 10/5 và 11/5, Cảnh sát biển Việt Nam tiếp tục phát hiện Trung Quốc cho một số tốp máy bay hoạt động ngay trên khu vực hạ đặt giàn khoan. Đặc biệt, có những lúc, những máy bay này bay ngay phía trên tàu Cảnh sát biển Việt Nam và thậm chí hạ độ cao xuống cách tàu của ta chỉ khoảng 200 đến 300m.

Trước những động thái của Trung Quốc ở khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 trong những ngày qua, Đại tá Ngô Ngọc Thu khẳng định các lực lượng của ta không hề bất ngờ, dao động bởi ngay từ ngày 3/5, đã diễn ra những hành động tương tự từ phía Trung Quốc.

Căng thẳng giàn khoan HD981: Có bao nhiêu cuộc điện đàm, tiếp xúc VN-TQ?

(Kiến Thức) -  Kể từ sau cuộc điện đàm giữa PTT Phạm Bình Minh và ông Dương Khiết Trì, VN và TQ đã có thêm cuộc tiếp xúc nào chưa, các hoạt động hợp tác giữa 2 nước có bị ảnh hưởng?...

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 15/5 tại Hà Nội, rất nhiều câu hỏi nóng xung quanh vấn đề Biển Đông đã được phóng viên các hãng thông tấn trong và ngoài nước đưa ra. 
Các hoạt động hợp tác Việt Nam - Trung Quốc duy trì bình thường
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc kể từ sau cuộc điện đàm giữa Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và ông Dương Khiết Trì, hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã có thêm cuộc tiếp xúc nào chưa, các hoạt động hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc có bị ảnh hưởng, ông Lê Hải Bình cho biết: Việt Nam đã và tiếp tục kiên trì giao thiệp với Trung Quốc với nhiều hình thức khác nhau và sẽ tiếp tục nỗ lực giải quyết bất đồng giữa hai bên. Thông qua các hoạt động hợp tác giữa hai bên, Việt Nam luôn coi trọng hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc nhưng chúng tôi cũng cho rằng quan hệ hai bên chỉ có thể tốt đẹp nếu thực sự thiện chí xử lý các bất đồng và tôn trọng lẫn nhau. Rõ ràng các hành động sai trái của Trung Quốc đã ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tin cũng như tình cảm của người dân Việt Nam. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn cố gắng duy trì các hợp tác bình thường vì lợi ích của nhân dân hai nước.

Ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam. 

Tại cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng cho biết, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã đi thăm Trung Quốc từ 13 đến 15/5. Trong chuyến thăm này, hai bên sẽ trao đổi thẳng thắn các vấn đề. “Hiện giờ Thứ trưởng Sơn chưa về đến Việt Nam. Khi nào có kết quả chúng tôi sẽ thông báo sớm đến báo chí”, ông Lê Hải Bình nói.
Ở một diễn biến khác, Đại sứ quán mới của Trung Quốc tại Việt Nam đã có mặt ở Hà Nội từ ngày 11/5, thay cho đại sứ cũ mới hết nhiệm kỳ. Các cơ quan chức năng Việt Nam đang thu xếp thủ tục để đại sứ trình quốc thư sớm nhất và có thể bắt đầu nhiệm vụ của mình.
Trân trọng lòng yêu nước của người dân Việt Nam trong và ngoài nước
Tại cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình bày tỏ sự trân trọng đối với tấm lòng yêu nước của người dân Việt Nam cả trong và ngoài nước. “Nhân dân Việt Nam có lòng nồng nàn yêu nước. Dù trong hay ngoài nước, đồng bào luôn trăn trở với độc lập, chủ quyền của đất nước. Những ngày qua đồng bào ta ở nhiều nước đã thể hiện lòng yêu nước và phản đối hành động của Trung Quốc. Đảng và nhà nước Việt Nam xúc động và trân trọng lòng yêu nước của người dân Việt Nam cũng như kiều bào Việt Nam ở nước ngoài”, ông Lê Hải Bình nói.
Khi được hỏi về quan điểm của Bộ Ngoại giao về một số vụ biểu tình có tính chất kích động vừa qua, tại sao người Việt Nam biểu tình phản đối Trung Quốc nhưng lại gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp Đài Loan, Chính phủ có cân nhắc việc bồi thường không, thì ông Lê Hải Bình nói: “Chúng tôi khẳng định lần nữa rằng có một số đối tượng lợi dụng tuần hành ôn hòa để kích động công nhân để phá hoại các doanh nghiệp, gây mất an ninh trật tự tại tỉnh Bình Dương. Ngay khi sự việc xảy ra, các cơ quan chức năng đã xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi kích động. Chúng tôi khẳng định sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết và làm hết sức mình để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp đang hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam".