Trung Quốc lưu tâm đến các ca mắc Covid-19 “không triệu chứng"

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 26/3 đã lần đầu tiên yêu cầu Trung Quốc phải hết sức quan tâm tới các ca bệnh không triệu chứng.

Trong một đánh giá về tình hình dịch Covid-19 ở Trung Quốc đưa ra hôm qua (26/3), Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã lần đầu tiên nhắc tới nguy cơ lây lan dịch bệnh từ các ca bệnh "không triệu chứng" trong bối cảnh nước này đang phục hồi nền kinh tế với việc quay trở lại làm việc của người dân trên khắp cả nước.

Trung Quoc luu tam den cac ca mac Covid-19 “khong trieu chung
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ảnh: Reuters

Ông Lý Khắc Cường, Thủ tướng Trung Quốc, đồng thời là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương (Tiểu tổ lãnh đạo) công tác ứng phó với Covid-19 của nước này trong khi chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo đã lần đầu tiên yêu cầu Trung Quốc phải hết sức quan tâm tới các ca bệnh không triệu chứng.

Ông nêu rõ, vào thời kỳ đầu dịch bệnh bùng phát, Trung Quốc chỉ tập trung chữa trị cho các ca bệnh có triệu chứng, đặc biệt là các ca bệnh nặng và nguy kịch. Giờ đây, để củng cố những thành quả mang tính giai đoạn trong công tác phòng chống dịch ở trong nước, ông cho rằng, cần hết sức chú ý "phòng và chữa các ca bệnh không triệu chứng".

Thủ tướng Trung Quốc yêu cầu Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia nước này tổ chức các nhóm chuyên gia nghiên cứu và dự báo, nhằm đưa ra những phương án phòng ngừa và điều trị khoa học đối với những ca bệnh này. Ông coi đây là nội dung quan trọng nhằm ngăn chặn những "lỗ hổng" trong công tác phòng chống dịch bệnh ở Trung Quốc, đồng thời yêu cầu "các cơ quan hữu quan phải nghiêm túc nhìn nhận vấn đề này", thực sự cầu thị, kịp thời phản hồi công khai những "quan ngại" của xã hội.

Ông Lý Khắc Cường nhấn mạnh, dù các ca bệnh Covid-19 không triệu chứng được phát hiện qua bất cứ con đường nào, cũng phải có phương án phòng chống và điều trị khoa học, rõ ràng dựa trên những quy tắc y học, kiên quyết ngăn chặn mọi nguồn lây nhiễm virus và lan tràn dịch bệnh mới có thể được hình thành.

Đây là lần đầu tiên người đứng đầu chính phủ Trung Quốc nhắc đến nguy cơ lây lan từ những trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 mà không có các biểu hiện lâm sàng. Từ đầu mùa dịch đến nay, các ca bệnh này đã không được đưa vào số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc nếu không xuất hiện triệu chứng và chỉ được phát hiện trong 4 trường hợp nhờ chủ động xét nghiệm, gồm: đối tượng tiếp xúc gần với người bệnh, điều tra các ca bệnh tập trung đông người, trong quá trình tìm kiếm nguồn lây bệnh và xét nghiệm những người từng đến hoặc ở nơi có dịch liên tục bùng phát.

Trước đó, theo một nghiên cứu của nhóm bác sĩ Trung Quốc, khoảng 60% những người nhiễm SARS-CoV-2 ở thành phố Vũ Hán là những trường hợp không có triệu chứng hoặc có triệu chứng rất nhẹ và những ca này có thể đã không được ghi nhận vào số liệu công bố chính thức.

Mục đích của nghiên cứu trên là kêu gọi đánh giá quy mô và mức độ lây lan của những ca bệnh này. Nghiên cứu nhấn mạnh việc ước tính những ca nhiễm virus không có triệu chứng và có triệu chứng nhẹ có ý nghĩa quan trọng đối với việc duy trì giám sát và can thiệp khi cần thiết./.

Những món ăn độc đáo ra đời trong mùa dịch Covid-19

(Kiến Thức) - Giữa thời điểm đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khẩu trang y tế và virus corona lại trở thành cảm hứng cho các đầu bếp sáng tạo nên những món ăn độc đáo có một không hai.

Nhung mon an doc dao ra doi trong mua dich Covid-19

Anh Hoàng Tùng - chủ 1 cửa hàng pizza ở Hà Nội đã sáng tạo ra những chiếc bánh hamburger mang hình virus corona.

Nhung mon an doc dao ra doi trong mua dich Covid-19-Hinh-2
Món ăn độc đáo này nằm ở vỏ bánh có màu xanh tự nhiên được làm từ hỗn hợp bột trộn thêm bột trà xanh và nước lá dứa ép. Ngoài ra, để tạo ra những chiếc gai nhô lên, người đầu bếp đã phải ngồi tỉ mẩn nặn, gắn trực tiếp từng cái lên vỏ bánh.
Nhung mon an doc dao ra doi trong mua dich Covid-19-Hinh-3
Được biết, mục đích sáng tạo nên chiếc bánh hamburger hình virus corona này nhằm xua đi chút ảm đảm trong những ngày dịch bệnh diễn biến khó lường.
Nhung mon an doc dao ra doi trong mua dich Covid-19-Hinh-4
Tương tự, một chủ tiệm làm bánh tại Pháp có tên Jean-Francois Pré đã sáng tạo ra những chiếc bánh chocolate mang hình virus corona.
Nhung mon an doc dao ra doi trong mua dich Covid-19-Hinh-5
Những chiếc bánh độc đáo này được mô phỏng theo hình dạng của virus SARS-CoV-2, vỏ bánh được phủ một lớp chocolate sữa và đính kém những hạt hạnh nhân màu đỏ.
Nhung mon an doc dao ra doi trong mua dich Covid-19-Hinh-6
Ý tưởng độc đáo của Jean-Francois Pré được mọi người đánh giá cao. Được biết, những chiếc bánh này sẽ sử dụng như những quả trứng Phục sinh - sản phẩm thường được dùng để trang trí và làm quà tặng trong lễ Phục sinh.
Nhung mon an doc dao ra doi trong mua dich Covid-19-Hinh-7
Giữa đại dịch Covid-19, một cửa hàng trà sữa ở Thành Đô, Trung Quốc cũng phát minh ra sản phẩm mới với tên gọi cực kì "lạ tai" là trà sữa "Khẩu trang N95". Thức uống độc đáo này là sự kết hợp giữa trà sữa, đường nâu và vị thuốc Bản Lam Căn.
Nhung mon an doc dao ra doi trong mua dich Covid-19-Hinh-8
Chủ cửa tiệm đã trải qua 4 lần cải tiến mới có thể tạo ra trà sữa "Khẩu trang N95" có mùi vị vô cùng mới lạ.
Nhung mon an doc dao ra doi trong mua dich Covid-19-Hinh-9
Mục đích làm ra cốc trà sữa có tên gọi đặc biệt này chính là để thể hiện sự biết ơn dành cho các "Chiến sĩ áo trắng" - các y, bác sĩ trong cuộc chiến chống Covid-19 ở Trung Quốc. Theo đó, các nhân viên y tế nếu đến quán uống trà sữa sẽ được miễn phí hoàn toàn trong vòng 1 năm.
Nhung mon an doc dao ra doi trong mua dich Covid-19-Hinh-10
Thịt viên mix nấm kim châm hình virus corona ra đời giữa mùa dịch Covid-19 vừa độc đáo lại ăn không tệ chút nào.
Nhung mon an doc dao ra doi trong mua dich Covid-19-Hinh-11
Nồi lẩu đơn giản chỉ có ít nấm kim châm trộn chung với thịt băm viên nhưng lại "thích mắt" hơn hẳn vì mang hình dạng của loại virus nguy hiểm nhất thế giới hiện nay.
Nhung mon an doc dao ra doi trong mua dich Covid-19-Hinh-12
Những chiếc khẩu trang KN95 được tái hiện đầy sinh động qua bàn tay của đầu bếp. Ảnh: Internet. 

Phòng áp lực âm không diệt hết được Covid-19, có thể lây nhiễm nhân viên y tế

(Kiến Thức) - Bộ Y tế cũng khuyến cáo phòng áp lực âm được sử dụng trong các bệnh viện để ngăn chặn sự lây nhiễm chéo, không phải dùng để điều trị bệnh. Căn phòng đặc biệt này vẫn có nguy cơ lây nhiễm virus cho nhân viên y tế.

Phòng áp lực âm có cấu tạo gồm 2 phòng là phòng đệm và phòng điều trị. Không khí từ bên ngoài sẽ đi qua phòng đệm vào phòng điều trị. Trong phòng điều trị có hệ thống đẩy không khí qua bộ lọc không khí hiệu suất cao (HEPA), sau đó bơm ra ngoài. Không khí bơm ra ngoài không chứa virus vì virus đã được giữ lại tại bộ lọc. Vì vậy, phòng áp lực âm chỉ làm giảm lượng virus có trong không khí mà không có khả năng diệt virus.

Ngoài ra, khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện sẽ phát tán các giọt bắn có chứa virus và vẫn còn một lượng virus này bám trên các bề mặt trong phòng mà không bị hút theo luồng không khí. Do vậy, phòng áp lực âm vẫn có nguy cơ lây nhiễm virus cho nhân viên y tế, người chăm sóc bệnh nhân nếu không thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn chặt chẽ.

Phong ap luc am khong diet het duoc Covid-19, co the lay nhiem nhan vien y te
Phòng áp lực âm chỉ làm giảm lượng virus có trong không khí mà không có khả năng diệt virus. Ảnh minh họa: Internet. 
Hiện nay, chi phí xây dựng một phòng áp lực âm rất lớn, việc xây dựng phức tạp, tốn nhiều thời gian, quy trình vận hành để đảm bảo không xảy ra hiện tượng đảo ngược chiều luồng không khí và xử lý bộ lọc an toàn tốn kém và đòi hỏi kỹ thuật cao.
Mỗi phòng áp lực âm hiện chỉ có thể sử dụng cho một bệnh nhân. Vì vậy, trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hiện nay, việc thiết kế, xây dựng, lắp đặt và đào tạo để vận hành phòng áp lực âm sẽ không đáp ứng kịp thời yêu cầu chống dịch Covid-19.
Các bệnh viện chưa có phòng áp lực âm nên tập trung thực hiện các biện pháp cách ly bệnh nhân nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả như bố trí phòng cách ly bệnh nhân thông thoáng, sử dụng thông khí hỗn hợp hoặc thông khí tự nhiên… theo đúng hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh Covid-19 trong cơ sở khám chữa bệnh của Bộ Y tế và đảm bảo kiểm soát nhiễm khuẩn tốt.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cho biết, trong thời gian vừa qua đã có nhiều tổ chức, cá nhân đề xuất sáng kiến về các giải pháp hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19. Bộ Y tế cũng đã nhận được đề xuất nghiên cứu của đơn vị trực thuộc về buồng khử khuẩn toàn thân di động. Tuy nhiên, đề xuất chưa được hội đồng khoa học cấp Bộ thông qua do chưa đủ tài liệu minh chứng và cần được đánh giá về hiệu quả diệt virus và an toàn đối với người sử dụng.
Trong thời gian Bộ Y tế xem xét, đánh giá, các tổ chức, cá nhân không nên sử dụng buồng khử khuẩn toàn thân di động để đảm bảo an toàn. Người dân hãy thực hiện những biện pháp dự phòng đơn giản, dễ thực hiện nhưng hiệu quả như không đi ra ngoài nếu không cần thiết, nếu phải đi ra ngoài thì giữ khoảng cách với mọi người ít nhất 2 mét và đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay có nồng độ cồn ít nhất 60%...
Phong ap luc am khong diet het duoc Covid-19, co the lay nhiem nhan vien y te-Hinh-2
Tổ chức Y tế thế giới không khuyến cáo áp dụng phương pháp phun sương trong khử khuẩn bề mặt. Ảnh minh họa. 

Buồng khử khuẩn toàn thân đang được đề xuất hiện nay về cấu tạo thường gồm 1 buồng (phun sương dung dịch clo hoạt tính) hoặc gồm 2 buồng nối tiếp nhau; buồng 1 phun khí ozone nồng độ 0,12ppm trong 30 giây, tiếp đến buồng 2 có phun sương (hạt sương 5µm) nước điện hóa (là dung dịch anolyte hay nước Javen, khử khuẩn bằng clo hoạt tính) trong 30 giây. Ozone là chất gây hại cho sức khỏe con người, đặc biệt đối với người già, trẻ em và những người có bệnh đường hô hấp. Theo khuyến cáo của Viện quốc gia về Sức khỏe và An toàn nghề nghiệp Mỹ, nồng độ ozone trong không khí không được vượt quá 0,10ppm tại bất cứ thời điểm nào. Không có khuyến cáo dùng ozone để khử khuẩn quần áo, da người trong điều kiện bình thường.

Mời quý vị theo dõi video: "Việt Nam có ca mắc Covid-19 thứ 46 và 47". Nguồn: VTC Now.