
Các đoạn video cho thấy cảnh quay của nguyên mẫu máy bay chiến đấu tàng hình xuất hiện trên bầu trời miền Bắc Trung Quốc. Sự xuất hiện của chiếc máy bay này kể từ đầu năm nay luôn thu hút sự chú ý của những người đam mê hàng không quân sự và các nhà phân tích trên toàn thế giới. Ảnh South China Morning Post

Mặc dù thông tin chi tiết về chiếc máy bay vẫn còn hạn chế, nhưng các nhà quan sát chỉ ra rằng, máy bay bí ẩn này không giống như J-36 và J-XDS đã được Trung Quốc công bố trước đó. Sự kiện này cũng ám chỉ một bước tiến nhảy vọt, trong chương trình hàng không vũ trụ đầy tham vọng của Trung Quốc. Ảnh Bulgarian Military

Một nhà phân tích quân sự cho biết thêm, mẫu máy bay này khác biệt với các nguyên mẫu máy bay chiến đấu thế hệ 6 của Trung Quốc, điều này đã làm dấy lên suy đoán về mục đích và thiết kế của máy bay xuất hiện trong đoạn video. Việc thiếu hình ảnh sắc nét càng làm tăng thêm sự tò mò, khi các nhà phân tích cố gắng ghép lại những bằng chứng ít ỏi hiện có. Ảnh Wikipedia

Tuy nhiên, điều có thể thấy rõ ràng ở đây là ngành hàng không vũ trụ của Trung Quốc đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Quốc gia này đã thử nghiệm nhiều nền tảng tiên tiến chỉ trong vài tháng, đây là một kỳ tích về kỹ thuật trong ngành hàng không vũ trụ. Ảnh Reuters

Để hiểu rõ hơn về chiếc máy bay trong đoạn video, các nhà phân tích đã phân tích hai mẫu máy bay đã có trong danh sách thử nghiệm của Trung Quốc là Chengdu J-36 và Shenyang J-XDS. Ảnh Wikipedia

J-36 lần đầu tiên bay trên bầu trời Trung Quốc vào ngày 26/12/2024, là một máy bay ba động cơ do Tập đoàn máy bay Thành Đô phát triển. Ba động cơ cung cấp cho J-36 nguồn năng lượng mạnh mẽ, ngoài ra máy bay còn có tính năng tàng hình cùng các cảm biến tiên tiến cho phép nó đạt được khả năng “phát hiện kẻ thù, khai hỏa và tiêu diệt kẻ thù trước”.

Ngoài ra, J-36 có hình dạng sắc nét, góc cạnh, mang lại cho máy bay vẻ ngoài hung dữ, đe dọa. Hình dạng này được thiết kế không chỉ để đạt hiệu quả khí động học mà còn tập trung chủ yếu vào khả năng tránh thoát radar, tăng khả năng tiếp cận mục tiêu.

Trong khi đó, J-XDS còn được gọi là J-50, là máy bay chiến đấu tàng hình hai động cơ nhỏ hơn do Tập đoàn máy bay Thẩm Dương phát triển. Lần đầu tiên được quan sát vào cùng thời điểm với J-36, máy bay này có cánh bay và đầu cánh có thể di chuyển được, thiết kế này nhằm tăng cường sự nhanh nhẹn đồng thời giảm tiết diện phản xạ radar.

Chiều dài thân và sải cánh của máy bay đều là 22 mét. Tốc độ bay tối đa có thể đạt khoảng 2.469 km/h và bán kính chiến đấu đạt tới 2.200 km. Thiết kế đuôi chuyển động hoàn toàn cũng nó giúp tăng cường độ ổn định và khả năng điều khiển của máy bay khi bay ở tốc độ cao và thực hiện các thao tác cơ động cao.

Bên cạnh đó, máy bay J-50 được tích hợp công nghệ tàng hình tiên tiến, thiết bị điện tử hàng không và hệ thống vũ khí đa năng, cho phép nó thực hiện các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không và tấn công trong không phận tranh chấp, đồng thời sử dụng hiệu suất tàng hình để giảm diện tích phản xạ radar (RCS) tránh bị phát hiện.

Sự xuất hiện của máy bay không xác định trong đoạn video đã làm dấy lên câu hỏi rằng liệu máy bay mới có liên quan đến hai máy bay trước đó hay không? Hay đây là chuyến bay thử nghiệm của một thiết bị bay không người lái mà Không quân Trung Quốc vừa phát triển. Hiện tại Bắc Kinh vẫn chưa đưa ra bất kỳ thông báo nào về sự xuất hiện của máy bay mới.

Đối với Mỹ, đây không chỉ là lời cảnh tỉnh mà còn là lời nhắc nhở rằng cuộc đua giành quyền thống trị trên không đang diễn ra nhanh hơn. Liệu chiếc máy bay này có phải là mồi nhử, che giấu tiến trình của một chương trình khác hoặc chỉ đơn giản là một công nghệ trình diễn của Trung Quốc.