Trở thành nha sĩ trong 3 ngày với 50 triệu đồng

Hiện có một số người ở phòng khám nha khoa mua bằng nha sĩ giả để lừa dối khách hàng và qua mặt các đoàn kiểm tra.

Giấy phép hoạt động của phòng nha khoa Việt Hàn Style (đường Huỳnh Tấn Phát, Q.7, TP HCM) do bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ Diệu đứng tên.
Nhưng thực tế phụ trách cơ sở, điều trị cho bệnh nhân là ông Trịnh Trúc Khiêm, ông này không có bằng chuyên môn nhưng lại nói với khách mình là bác sĩ nha khoa.
Bằng giả như thật
Để danh chính ngôn thuận, ông Khiêm kiếm cho mình một bằng bác sĩ giả. Bằng bác sĩ giả của ông Khiêm gồm những thông tin: hiệu trưởng Trường ĐH Y dược TP.HCM cấp bằng bác sĩ hệ chính quy, hạng trung bình, công nhận danh hiệu bác sĩ răng hàm mặt cho Trịnh Trúc Khiêm, sinh ngày 25/12/1980, quê Bình Định.
Bằng bác sĩ răng hàm mặt giả của ông Trịnh Trúc Khiêm.
 Bằng bác sĩ răng hàm mặt giả của ông Trịnh Trúc Khiêm.
Ngày ký quyết định cấp bằng là 15/9/2008, tức ông Khiêm học khóa 2002-2008. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ răng hàm mặt học khóa này của Trường ĐH Y dược TP HCM không hề biết có người đồng khóa là “bác sĩ” Trịnh Trúc Khiêm.
Nhằm xác minh thông tin, chúng tôi chuyển bằng bác sĩ của ông Khiêm đến Trường ĐH Y dược TP HCM.
Một cán bộ phòng đào tạo của trường này cho biết đây là bằng giả được làm rất tinh vi, có thể qua mặt các đoàn kiểm tra của ngành y tế.
Còn ông Bùi Minh Trạng, chánh thanh tra Sở Y tế TP HCM, cho biết thời gian gần đây thanh tra Sở Y tế đang lưu một số bằng bác sĩ nghi giả.
Những bằng này được làm tinh vi đến độ Thanh tra Sở Y tế không dám khẳng định là giả, mà phải nhờ Trường ĐH Y dược TP HCM kiểm chứng.
Chiều 11/4, đoàn kiểm tra Phòng y tế quận 7 kiểm tra một số phòng nha khoa trên đường Huỳnh Tấn Phát, trong đó có nha khoa Nha Việt, Việt Hàn Style.
Tại thời điểm kiểm tra phòng nha khoa Việt Hàn Style, đoàn kiểm tra ghi nhận phòng nha này đang mở cửa hoạt động, có một người khách đang ngồi chờ. Người đứng tên trong giấy phép hoạt động là bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ Diệu không có mặt.
Đại diện tiếp đoàn là “bác sĩ” Trịnh Trúc Khiêm. Phòng nha này không xuất trình được giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề của bác sĩ Diệu và “bác sĩ” Khiêm, bằng chuyên môn của nhân viên Nguyễn Thị Thanh Tú.
Ông Khiêm có trình một bản photocopy công chứng bằng bác sĩ. Tuy nhiên, bằng bác sĩ này là giả. Theo hồ sơ tại Phòng quản lý dịch vụ y tế (Sở Y tế TP HCM), ông Khiêm cũng không có trong danh sách nhân sự của phòng nha khoa Việt Hàn Style.
Ông Bùi Minh Trạng cho biết người không có chứng chỉ hành nghề, tự nhận là bác sĩ để khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế sẽ bị xử phạt 30 triệu đồng vì hành vi hành nghề không phép.
Ông Trạng còn nói sẽ chuyển hồ sơ liên quan trường hợp của ông Khiêm đến cơ quan cảnh sát điều tra để xác minh nguồn gốc, đường dây làm bằng bác sĩ giả.
Ông Tô Hoàng Phương - một tay “cò” chuyên mai mối cho thuê giấy phép ở các phòng nha.
 Ông Tô Hoàng Phương - một tay “cò” chuyên mai mối cho thuê giấy phép ở các phòng nha.
“Một tuần là có bằng”
Trong quá trình tiếp cận “cò” Tô Hoàng Phương để tìm hiểu về đường dây thuê giấy phép hoạt động cho các phòng nha, PV phát hiện ông này có quan hệ với một số người chuyên làm bằng bác sĩ giả.
Sáng 10/4, ông Phương lấy điện thoại di động liên lạc với hai người trong đường dây làm bằng bác sĩ giả. “Tôi không dính dáng gì đến chuyện làm bằng này đâu, biết có người làm được thì giới thiệu giùm. Chuyện này không gấp được, phải gặp người ta đàng hoàng. Nhiều khả năng phải ứng trước một số tiền” - ông Phương nói với khách.
Đến tối hôm sau, ông Phương cho khách biết có một người chịu gặp mặt để bàn về vụ làm bằng bác sĩ giả, hẹn sáng 12/4 gặp ở một quán cà phê trên đường 3 Tháng 2 (Q.10).
Khoảng 9h ngày 12/4, ông Phương ngồi nói chuyện với một số bác sĩ tại điểm hẹn. Ít phút sau, một người tên T. trong đường dây làm bằng bác sĩ giả xuất hiện.
Đến hơn 10h, người cần mua bằng giả mới tới quán cà phê, chờ không được ông T. bỏ đi. Ông Phương cho biết T. phải chạy về TP Vũng Tàu gấp để làm giấy tờ cho người khác.
Dù khẳng định không dính dáng gì đến đường dây làm bằng giả, nhưng ông Phương nói với khách việc đưa tiền cọc hoặc giấy tờ sẽ thông qua ông để chuyển đến T..
Ông này giải thích: “Tui sẽ hỏi nó cần giấy tờ gì rồi anh gửi cọc cho nó. Sau khi giao bằng thì gửi hết số còn lại. Chậm nhất trong vòng một tuần là có rồi”.
Vừa dứt lời, ông Phương điện thoại cho T.. “Nó nói giấy tờ gồm chứng minh nhân dân, bằng tốt nghiệp lớp 12. Thời gian giao bằng chậm nhất là một tuần, nhanh thì 3-4 ngày. Nó sẽ giao bằng và bảng điểm. Tụi này chỉ chuyên một mảng về giấy tờ bên nha thôi. Nó làm y chang. Thường nó nhận làm hơn 50 chai (triệu đồng). Hôm bữa anh nói giá 60 triệu thì làm được. Giờ muốn lên hay xuống, nói tui biết. Tui điều khiển tụi này được mà” - ông Phương nói.
Theo ông Phương, còn một người khác cũng nhận làm bằng giả nhưng nguyên tắc của người này là không bao giờ gặp khách. Chủ yếu dựa trên uy tín của người giới thiệu cũng như phải có sự đảm bảo về nhân thân của khách thì mới chịu làm bằng.
Cơ quan chức năng vào cuộc
Ngày 14/4, Phòng y tế quận 7 thực hiện kiểm tra các phòng nha khoa mà báo chí phản ánh. Phòng nha khoa Nam Sài Gòn (đường Huỳnh Tấn Phát, Q.7) đã đóng cửa.
Hai phòng nha khoa hoạt động không phép là nha khoa Hoàng Bảo (thị trấn Nhà Bè) và Nụ Cười Việt (xã Phước Kiển) cũng ngưng hoạt động.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục giám sát động thái của những phòng nha khoa này. Hoạt động không phép thì kiên quyết buộc đóng cửa” - một lãnh đạo Phòng y tế huyện Nhà Bè khẳng định.
Liên quan đến bài điều tra “Bác sĩ dỏm tại các phòng nha khoa”, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết đối với những phòng nha khoa có giấy phép hoạt động nhưng sử dụng người không có chứng chỉ hành nghề, bác sĩ dỏm, Sở Y tế TP sẽ mời người đứng tên trên giấy phép lên làm việc và xử lý sai phạm.
Đồng thời sẽ làm rõ việc bác sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn có thực hiện khám chữa bệnh, giám sát hoạt động của phòng nha theo đúng quy định hay không.
Xung quanh việc dư luận đặt vấn đề tại sao những cơ sở y tế tư nhân không phép ngang nhiên hoạt động trong một thời gian dài nhưng cơ quan quản lý y tế địa phương lại không biết, ông Bùi Minh Trạng nói Thanh tra Sở Y tế có nghe thông tin về việc một số cán bộ trong ngành y “bảo kê” các cơ sở trên.
“Trong các buổi giao ban, ban giám đốc Sở Y tế vẫn đặt ra vấn đề tại sao người dân tố cáo nhiều cơ sở y tế hoạt động không phép, mà phòng y tế quận, huyện lại không biết. Chúng tôi không đẩy trách nhiệm hoàn toàn cho các phòng y tế nhưng hơn ai hết, họ phải nắm sát tình hình thực tế. Sở Y tế đã chỉ đạo rõ phòng y tế nào không làm tốt việc quản lý dịch vụ y tư nhân sẽ bị nhắc nhở, xem xét hạ thành tích thi đua” - ông Trạng nói.

Zoom xe công, xe tư đeo biển giống nhau thấy lạ

(Kiến Thức) - Những cặp đôi xế hộp đeo chung biển kiểm soát này đều ẩn chứa những bí mật kỳ lạ và khiến mọi người hết sức ngạc nhiên.

Gần đây nhất là vụ việc nhiều người dân thành phố Thanh Hoá thường bắt gặp chiếc xe Lexus 530 và một chiếc xe Toyota Corola màu trắng gắn cùng biển số “khủng” màu xanh 36B-6789. Điều lạ lùng là có thời điểm cả hai cùng đỗ gần nhau trên đường, hoặc cùng vào một gara ô tô để bảo dưỡng. Theo tìm hiểu của PV, biển số 36B-6789 được Phòng CSGT Công an Thanh Hóa cấp cho một chiếc xe Ford Laser, thuộc Công an tỉnh Thanh Hóa.
 Gần đây nhất là vụ việc nhiều người dân thành phố Thanh Hoá thường bắt gặp chiếc xe Lexus 530 và một chiếc xe Toyota Corola màu trắng gắn cùng biển số “khủng” màu xanh 36B-6789. Điều lạ lùng là có thời điểm cả hai cùng đỗ gần nhau trên đường, hoặc cùng vào một gara ô tô để bảo dưỡng. Theo tìm hiểu của PV, biển số 36B-6789 được Phòng CSGT Công an Thanh Hóa cấp cho một chiếc xe Ford Laser, thuộc Công an tỉnh Thanh Hóa.

Vụ dân phá nhà cán bộ Hà Tĩnh, bắt trói CA: lệnh trên phải làm!

Theo điều tra, chính quyền xã Bắc Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị ép tiếp tục theo đuổi để làm dự án công viên vĩnh hằng Bắc Sơn.

Ông Trần Bá Hoành (giữa) Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn mệt mỏi vì đang ở giữa 2 gọng kìm.
Ông Trần Bá Hoành (giữa) Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn mệt mỏi vì đang ở giữa 2 gọng kìm.  
Chính Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn Trần Bá Hoành thừa nhận không thể chống lại lệnh cấp trên dù đã có văn bản báo cáo tình hình chính trị đang bị tê liệt tại địa phương. Đây là một việc động trời cần phải có sự vào cuộc kiểm tra từ Trung ương!

Chính quyền tê liệt

Ngày 13/4, chúng tôi trở lại xã Bắc Sơn sau 3 ngày xảy ra vụ việc 4 công an huyện bị người dân bắt giữ. Không khí ảm đạm và ngột ngạt. Người dân ít ra đồng hơn. Cả một xã chìm trong không khí nặng nề. Mọi ánh mắt đều tỏ vẻ nghi ngờ khi thấy người lạ đi vào. Nhìn ai cũng thấy lo lắng và sầu não.

Chính quyền xã Bắc Sơn đã ngưng hoạt động từ ngày 10/4. Trụ sở xã đóng toàn bộ cổng. Phía trong, các phòng làm việc tan hoang vì bị ném đá. Chúng tôi hẹn gặp ông Chủ tịch xã tại nhà riêng tại xóm Đông Vĩnh.

Trên bờ ruộng đường vào xã, có hai người đàn ông mặc áo quần sạch sẽ, đội mũ cối đứng câu cá nhưng không hề có vẻ câu cá.

Ông Trần Bá Hoành cho biết: “Dự án công viên vĩnh hằng Bắc Sơn được quy hoạch nhưng chủ tịch huyện Thạch Hà và chủ tịch xã Bắc Sơn không hề hay biết. Khi tỉnh đã chọn Bắc Sơn lấy đất làm dự án thì anh Quang (ông Nguyễn Phi Quang, Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà - PV) mới gọi điện cho tôi hỏi có biết gì không, cả hai mới ngớ ra khi biết tỉnh đã chọn trước”.

Ông Hoành cũng cho hay, về lợi ích và tính khả thi của dự án thì cả chính quyền xã và người dân không đồng tình nhiều. Tuy nhiên, mình là cấp dưới thì chỉ biết tuân thủ quyết sách của cấp trên.

Theo đó, từ khi quy hoạch của dự án được triển khai, ngày 16/10/2013, Bí thư Đảng ủy Dương Công Tự phổ biến cho người dân thì đã bị phản đối.

Sau đó, lãnh đạo xã và lãnh đạo các tổ chức đoàn thể được cử đi vào Đồng Nai và Bình Dương tham quan các công viên vĩnh hằng ở những tỉnh này.

Giữa người dân và chính quyền xảy ra xung đột vì dự án nghĩa trang.
 Giữa người dân và chính quyền xảy ra xung đột vì dự án nghĩa trang.
Bên cạnh đó, liên tục có những vụ gây rối mất trật tự của người dân khi nói về dự án. Từ đó đến nay, liên tục có 30 vụ.

“Đất sản xuất dự phòng của xã Bắc Sơn không đáng kể, do đó, nếu dự án được triển khai thì chỉ có một số dân được bù đất, còn lại phải nhận bằng tiền mặt đền bù thôi. Do đó, người dân chỉ muốn giữ đất canh tác chứ không chịu để dự án tiến hành”, ông Hoành cho hay.

Theo đó, từ khi việc chọn địa điểm để quy hoạch dự án “qua mặt” cấp huyện và cấp xã được đưa về đây, người dân liên tục phản đối. Bắc Sơn, từ một địa phương yên bình thì liên tục dậy sóng và mất an ninh trật tự gần một năm nay.

“Điều này chưa hề xảy ra trước đó với 13 năm làm chủ tịch xã của tôi, lúc đó, tôi nói gì người dân cũng đồng thuận, khi có quy hoạch dự án về, mọi chuyện mới nên nỗi vậy”, ánh mắt đầy vẻ mệt mỏi, ông Hoành cho hay.

Đáng nói, từ lúc xảy ra mất an ninh trật tự trên địa bàn vì dự án, thì cũng là lúc hoạt động của chính quyền xã Bắc Sơn rơi vào bế tắc; và gần một tháng nay gần như đã rơi vào tình trạng tê liệt.

“Xã Bắc Sơn có 7 xóm với 3200 nhân khẩu trên 900 hộ dân. Cách đây một tháng, có 4 đồng chí trưởng thôn và hai đồng chí Bí thư chi bộ thôn đã xin nghỉ việc. Từ đó đến nay, chưa có ai thay thế chức vụ. Những cán bộ trên thuộc 4 thôn chịu ảnh hưởng trực tiếp của dự án là Đồng Vĩnh, Trung Sơn, Kim Sơn, Xuân Sơn”, ông Hoành cho biết.

Ông Trương Văn Trường, sau khi xin nghỉ làm trưởng thôn Trung Sơn thì ngày 10/4 vừa qua bị công an lên bắt tạm giam vì tội gây rối trật tự công cộng.

“Sau khi hơn nửa chính quyền cấp thôn bị tê liệt, chính quyền xã Bắc Sơn đã có văn bản báo cáo và đề nghị lên huyện, tỉnh xin ngừng dự án để ổn định tình hình nhưng huyện không cho và ép xuống tiếp tục làm”, ông Hoành khẳng định.

Theo đó, dù chính quyền thôn bị mất và an ninh trật tự đang hết sức phức tạp, tuy nhiên từ ngày 9-13/3/2014, chính quyền xã Bắc Sơn vẫn phải tiến hành khảo sát ý kiến người dân về dự án nghĩa trang. Kết quả, có 43% ý kiến người dân trên toàn xã đồng ý về quy hoạch và xây dựng dự án. Nhưng khảo sát ở 4 thôn trực tiếp bị ảnh hưởng bởi dự án thì chỉ có 17-18% ý kiến đồng ý với dự án!

Trả lời câu hỏi phóng viên về việc tại sao lúc tình hình chính trị xã hội ở địa phương đang phức tạp như vậy mà chính quyền xã không có văn bản nào đề nghị lên cấp trên tạm dừng tất cả các vấn đề liên quan đến dự án để lo đảm bảo vấn đề cấp bách hơn, ông Hoành cho hay:

“Xã có văn bản và kiến nghị lên rồi nhưng không được. Mà mình là cấp dưới thì chỉ biết chấp hành mệnh lệnh cấp trên thôi. Hơn nữa, chẳng lẽ lại cử cán bộ xã về làm trưởng thôn hay bí thư chi bộ thì ai lo việc khác”.

Do đó, dù chính quyền cấp thôn bị tê liệt, tình hình an ninh chính trị phức tạp, nhưng lãnh đạo xã Bắc Sơn vẫn phải dành thời gian để lo làm việc khác theo lệnh trên: làm nghĩa địa!

Chính quyền đóng cửa liên tục nhiều ngày, lãnh đạo, dân làng đều sống bất an.
Chính quyền đóng cửa liên tục nhiều ngày, lãnh đạo, dân làng đều sống bất an. 
Hoang mang Bắc Sơn

Bắc Sơn đến ngày hôm nay vẫn chìm trong không khí ảo não, lo lắng nặng trịch trên đầu.

Thông tin mới nhất ông chủ tịch xã vừa cho hay, hai cán bộ gồm Trưởng công an xã Nguyễn Khắc Sơn, Phó chủ tịch hội Cựu chiến binh Dương Đình Thái đã gửi đơn lên huyện xin nghỉ việc.

Trong từng làng xóm, đường sá vắng lặng, chợ búa hiu hắt. Chúng tôi cố gắng tiếp cận từng người dân để tìm hiểu rõ vấn đề thì đều nhận được những sự dò xét với vẻ vừa lo sợ pha lẫn mệt mỏi.

Lúc này, phải xuất trình thẻ nhà báo và những giấy tờ chứng minh tùy thân. Hỏi ra mới hay, họ sợ công an đóng giả người này người khác để tìm hiểu.

Những người dân cũng hạn chế tránh tụ tập đông. Một chủ bán quán tạp hóa cho hay: “Các chú vào tìm hiểu, nếu là nhà báo trung ương thì dân họ mừng lắm, họ giờ không tin ai ở đây nữa”.

Tại nhà anh Đào Công Thường, nguyên trưởng thôn Đồng Vĩnh, chúng tôi mới tìm được sự trao đổi cởi mở.

Anh Thường cho hay: “Phần lớn người dân Bắc Sơn có nguồn gốc từ xã Thạch Đồng (Thạch Hà) lên khai hoang lập nghiệp. Đến nay đã 49 năm, nếu năm nay không có sự việc này thì sang năm xã chắc sẽ làm kỷ niệm 50 năm thành lập xã”.

Hiện tại xã Bắc Sơn có 329,6 ha đất nông nghiệp trồng lúa 2 vụ. Thu nhập bình quân hằng năm của người dân vào loại thấp, 15 triệu/người/năm.

“Ngày xưa, ở quê tổ Thạch Đồng, vì người đông đất chật ông bà tôi mới lên đây khai hoang lập nghiệp. Cả một vùng rừng núi rậm rạp nay thành ruộng thành làng thì có nguy cơ bị lấy đi. Dân chúng tôi sao không xót được. Anh có là người bỏ quê đi khai hoang thì anh mới thấy quý từng thước đất thế nào”, anh Thường nói.

Cũng theo anh Thường, từ khi xảy ra lộn xộn quanh dự án nghĩa trang, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn rất phức tạp. “Người dân chúng tôi đêm không dám ngủ, con cái đi học cũng nơm nớp lo sợ. Bình thường lo xong mùa vụ, ai nấy đều đi làm thêm kiếm tiền, nay thì không dám đi mà chỉ ở nhà”, nguyên trưởng thôn Đồng Vĩnh kể về tình hình phức tạp tại địa phương hiện nay.

Người dân Bắc Sơn đang hết sức hoang mang.
Người dân Bắc Sơn đang hết sức hoang mang. 
Cần xem lại sự hoan nghênh của Chủ tịch tỉnh

Quy hoạch dự án công viên vĩnh hằng Bắc Sơn nhận được sự hoan nghênh của Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự.

Ngày 11/10/2013, tại văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh, ông Võ Kim Cự đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo dự án công viên vĩnh hằng Bắc Sơn. Kết luận cho hay: “UBND tỉnh đồng ý chủ trương đầu tư dự án công viên vĩnh hằng Bắc Sơn Hà Tĩnh, hoan nghênh, khuyến khích Quỹ đầu tư phát triển tỉnh làm đầu mối thu hút các nhà thầu tham gia dự án”.

Tuy nhiên, cần phải xem lại, sự “hoan nghênh” này khi chính dự án đang làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống chính trị xã hội ở xã Bắc Sơn. Và càng cần xem kỹ hơn khi chính quyền cấp địa phương đang bị tê liệt thì vẫn có chỉ đạo cho tiếp tục theo đuổi dự án.

Ông Trần Bá Hoành cho biết: “Cấp xã bây giờ cũng mệt mỏi lắm rồi. Bây giờ việc cần nhất là ổn định tình hình trật tự, những đối tượng quá khích cần phải bắt giữ để có sự giáo dục. Hai nữa, nhà nước cũng cần xem lại dự án này có khả thi hay không”.

Về phía ông Hoành, ông cho biết đã xin lên huyện cho chuyển công tác đi nơi khác, nếu không được chấp thuận thì sẽ xin nghỉ việc.

“Dù 13 năm làm chủ tịch xã, người dân rất đồng tâm. Nhưng sự việc liên quan đến dự án này đã cho thấy người dân không còn tin tưởng tôi nữa; có nghĩa là tôi thấy năng lực và trình độ không đảm bảo. Mà người dân đâu có biết cho chúng tôi, những người làm ở cấp xã thì phải tuân thủ chỉ thị từ cấp trên đâu”, ông Hoành nói.

Xã Bắc Sơn vừa được phê duyệt quy hoạch nông thôn mới thì “dính” dự án.
  Xã Bắc Sơn vừa được phê duyệt quy hoạch nông thôn mới thì “dính” dự án.
Trời Bắc Sơn vẫn ảm đạm. Phần lớn người dân đang rất lo lắng và bồn chồn sau những sự việc vừa xảy ra. Việc quá khích và hành động vượt rào pháp luật là sai. Tuy nhiên, chính quyền các cấp của Hà Tĩnh cần phải vào cuộc sớm nhất và có nhiều giải pháp để vãn hồi trật tự, lý giải thấu đáo cho người dân để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc có thể tiếp tục xảy ra.