Triệu tập Giám đốc 2 công ty trong đường dây sản xuất, tiêu thụ 3 triệu cuốn sách giáo khoa giả

Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã triệu tập hơn 10 đối tượng liên quan đến đường dây sản xuất, tiêu thụ 3 triệu cuốn sách giáo khoa giả trên để làm rõ hành vi phạm tội.
 

Như ANTĐ thông tin, sau thời gian nắm tình hình, xây dựng kế hoạch đấu tranh, ngày 18/6, Cục CSKT Bộ Công an phối hợp với Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo) triệt phá thành công đường dây tội phạm có tổ chức quy mô lớn chuyên sản xuất, buôn bán hàng giả là sách giáo khoa tại Công ty CP In và văn hóa truyền thông Hà Nội và Công ty TNHH sản xuất và thương mại Phú Hưng Phát (Hà Nội).
Trieu tap Giam doc 2 cong ty trong duong day san xuat, tieu thu 3 trieu cuon sach giao khoa gia
Lực lượng chức năng khám xét địa điểm trong đường dây sản xuất sách giáo khoa giả
Lực lượng chức năng đã bắt quả tang và đồng loạt triển khai khám xét khẩn cấp tại 19 địa điểm, 2 văn phòng công ty, xưởng in, xưởng gia công và 15 kho hàng nằm rải rác trên địa bàn Hà Nội.
Kết quả khám xét bước đầu cơ quan chức năng đã thu giữ, niêm phong nhiều đồ vật, tài liệu, phương tiện phạm tội của các đối tượng gồm 3 dây chuyền máy in offset 4 màu và các loại máy cắt, xén, vào keo, vào bìa, gấp tay sách...
Ngoài ra, cơ quan chức năng còn thu giữ hàng triệu cuốn sách giáo khoa giả, nhiều phương tiện, sổ sách, chứng từ kế toán liên quan đến việc sản xuất, mua bán, tiêu thụ sách giả…
Theo lãnh đạo Cục CSKT, đây là vụ in sách giáo khoa giả tinh vi và quy mô lớn nhất từ trước tới nay bị phát hiện. Đối tượng tiêu thụ sách giả của đường dây này là một số nhà sách tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc như Sơn La, Hòa Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh… Bước đầu, lực lượng chức năng xác định, các đối tượng đã sản xuất, tiêu thụ khoảng 3 triệu cuốn sách giả, lợi nhuận thu được từ số sách giả này khoảng 50 tỉ đồng.
Thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, các đối tượng trong đường dây đã thành lập 2 công ty là Công ty CP In và văn hóa truyền thông Hà Nội và Công ty TNHH sản xuất và thương mại Phú Hưng Phát (Hà Nội).
Công ty In và văn hoá truyền thông Hà Nội do Hoàng Mạnh Chiến (SN 1982, trú ở cụm 3, xã Vân Nam, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) làm Giám đốc; Nguyễn Mạnh Hà (SN 1972, trú ở ngõ 153 Thanh Nhàn, phường Quỳnh Lôi, Hai Bà Trưng, Hà Nội) làm Phó Giám đốc. Công ty này có dây chuyền sản xuất công nghiệp rất hiện đại, quy mô lớn, có quy trình nhập giấy, nguyên liệu riêng rẽ sau đó in ấn rồi chuyển đi đóng gói.
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Phú Hưng Phát do Cao Thị Minh Thuận (SN 1979, trú ở ngõ 1141 Giải Phóng, phường Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) làm Giám đốc có nhiệm vụ vận chuyển, tiêu thụ trên nhiều địa bàn cả nước. Công ty của Thuận thuê nhiều kho bãi ở nhiều địa điểm khác nhau để tránh bị phát hiện. Thuận cũng có hẳn đội xe tải vận chuyển riêng để chở hàng đến các tỉnh.
Quá trình đấu tranh, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã triệu tập hơn 10 đối tượng liên quan. Trong đó có 3 lãnh đạo chủ chốt của 2 công ty gồm Hoàng Mạnh Chiến; Nguyễn Mạnh Hà và Cao Thị Minh Thuận, Giám đốc Công ty Phú Hưng Phát.

Cục Xuất bản vào cuộc làm rõ nghi vấn sách lậu của giang hồ Huấn "hoa hồng"

Cục Xuất bản in và phát hành (Bộ TT&TT) sẽ vào cuộc kiểm tra việc Huấn Hoa Hồng xuất bản sách bán trên mạng.

Tối 20/4 vừa qua, trên trang Facebook có tới hơn 800 nghìn người theo dõi, Huấn “hoa hồng” dành hơn 1 giờ đồng hồ giới thiệu về 2 cuốn sách do chính mình viết mang tên Bí kíp kinh doanh online và Đệ nhất kiếm tiền. Cho đến hôm nay, đoạn clip quảng cáo đó đã thu hút tới 41 nghìn lượt thích, 55 nghìn lượt bình luật và 5,1 nghìn lượt chia sẻ.

Hình ảnh phong tỏa 3 khu phố với gần 56.000 người ở TPHCM

0h ngày 20/6, 37 chốt chặn phong tỏa các khu phố 2,3,4 phường An Lạc, quận Bình Tân, TPHCM đã được thiết lập để kiểm soát, phòng chống dịch COVID-19.

Hinh anh phong toa 3 khu pho voi gan 56.000 nguoi o TPHCM
 Ghi nhận ở thời điểm phong tỏa, các khu vực thuộc khu phố 2,3,4 phường An Lạc, quận Bình Tân, lực lượng chức năng đã lập các chốt kiểm soát. Trong ảnh: Một chốt chặn trên đường An Dương Vương được lập.

“Điều tra sai sót SGK lớp 1”: Đại biểu Quốc hội tranh luận nảy lửa

(Kiến Thức) - Tại nghị trường Quốc hội sáng 4/11, các đại biểu tiếp tục có ý kiến trái chiều về vấn đề SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều có nhiều nội dung thiếu trong sáng về ngôn ngữ, thiếu hệ thống logic; đặc biệt là vấn đề truy cứu trách nhiệm của hành vi vi phạm in lậu sách, SGK.

Tranh luận nóng “điều tra SGK”