Tổng hội Y học Việt Nam tham gia hiệu quả công tác tư vấn, phản biện

Tổng hội Y học Việt Nam đã khẳng định vai trò của tổ chức Hội thông qua việc tham gia có hiệu quả công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội.

Tổng hội Y học Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thành lập từ năm 1955. Trải qua 70 năm hoạt động, cán bộ, đảng viên của Tổng hội luôn học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để thực sự xây dựng Tổng hội ngày càng phát triển vững mạnh, đóng góp nhiều giá trị tốt đẹp cho sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Đó là lời chia sẻ của bà Tống Thị Song Hương, Bí thư Chi bộ Tổng hội Y học Việt Nam.

2cc31acb1434a26afb25.jpg

đoàn kết hội viên, xây dựng một nền y học khoa học, dân tộc, đại chúng

- Chi bộ Cơ quan Tổng hội Y học Việt Nam được biết đến là một trong những chi bộ tiêu biểu trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và phát huy vai trò gương mẫu của đảng viên, vậy kết quả hoạt động chi bộ trong nhiệm kỳ qua thế nào, thưa bà?

Nhận thức rõ vai trò, vị trí của tổ chức cơ sở Đảng trong hệ thống tổ chức xã hội - nghề nghiệp, trong nhiều năm qua, chi bộ luôn thực hiện đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của cấp ủy, trọng tâm là nâng cao vai trò và hiệu quả lãnh đạo; xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh.

Giai đoạn 2020-2025, 5 năm liền chi bộ được Đảng ủy Liên hiệp Hội xếp loại Hoàn thành Xuất sắc nhiệm vụ, được tặng Giấy khen của Đảng ủy Liên hiệp hội năm 2020-2024.

Những kết quả đạt được của chi bộ trong giai đoạn 2020 – 2025 là có sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên, chặt chẽ trực tiếp của Đảng ủy Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, sự đoàn kết của cán bộ, Đảng viên của chi bộ nỗ lực phấn đấu thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội chi bộ đề ra, góp phần thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và sự phát triển của ngành y tế.

- Nhiệm kỳ vừa qua, Tổng hội Y học Việt Nam đã đặt quyết tâm xây dựng và phát triển mạng lưới tổ chức hội ngày càng vững mạnh, hoạt động hiệu quả, vậy kết quả thực hiện quyết tâm, mục tiêu này đến nay như thế nào?

Với tôn chỉ mục đích là tập hợp, đoàn kết hội viên hoạt động trong lĩnh vực y tế để xây dựng một nền y học Việt Nam theo phương châm khoa học, dân tộc, đại chúng, Tổng hội Y học Việt Nam đã chú trọng việc đổi mới, tăng cường công tác tổ chức và đã xây dựng được một mạng lưới tổ chức hội ngày càng vững mạnh. Theo đó, hoạt động của các Hội thành viên được tổ chức khoa học với nhiều hình thức và nội dung phong phú, phù hợp với đặc thù của tổ chức Hội, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Đến nay, Tổng hội đã có 116 Hội thành viên, trong đó có 58 Hội Y học địa phương và 58 Hội Chuyên khoa Trung ương và 11 Tổ chức NGO trực thuộc Tổng hội với hàng trăm nghìn hội viên là các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, điều dưỡng, cán bộ y tế đã nghỉ hưu hoặc đang công tác trong ngành y tế.

Bên cạnh đó, Tổng hội đã tổ chức, triển khai có hiệu quả các hoạt động tuyên truyền, giáo dục sức khỏe trên các phương tiện thông tin truyền thông với nhiều hình thức và nội dung phong phú cập nhật các kiến thức phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Nhất là trong đợt chống dịch Covid-19, Tổng hội Y học Việt Nam đã được Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đánh giá cao, là một trong những đơn vị đã chủ động tham gia tích cực, góp sức cùng Chính phủ, các cấp, bộ, ngành triển khai nhiều biện pháp đồng bộ trong việc ngăn chặn, hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh.

Nhiều năm qua, Tổng hội đã thường xuyên phối hợp với Tổ chức y tế Thế giới tại Việt Nam tổ chức 13 Lớp tập huấn Quản lý và điều trị bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường tại 6 tỉnh Lạng Sơn, Hưng Yên, Hòa Bình Thái Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên cho các giảng viên, giám sát viên tỉnh và hàng trăm cán bộ Trạm y tế xã. Đồng thời, tích cực tham gia các hoạt động xã hội ủng hộ Quỹ Văcxin do Thủ tướng Chính phủ phát động với tổng số tiền là 1.563.550.000 đồng...

mái nhà chung đoàn kết, quy tụ và phát huy trí tuệ của các chuyên gia

- Trong từng nhiệm kỳ, Tổng hội Y học Việt Nam đều tạo ra những dấu ấn riêng, đặc biệt trong việc huy động trí tuệ tập thể của các chuyên gia đầu ngành, đóng góp nhiều ý kiến có giá trị trong xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế, vậy dấu ấn nhiệm kỳ vừa qua được thể hiện thế nào, thưa bà?

Đến nay, Tổng hội Y học Việt Nam đã thực sự là một mái nhà chung đoàn kết, quy tụ và phát huy trí tuệ của các Hội thành viên, các chuyên gia đầu ngành vừa có kinh nghiệm về quản lý, vừa có kinh nghiệm chuyên môn triển khai các hoạt động vừa kế thừa truyền thống vừa tiếp tục đổi mới phương thức và nội dung hoạt động Hội, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao và đạt nhiều kết quả quan trọng trong: Công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe; tổ chức tập huấn y đức, y nghiệp, xử lý sự cố y khoa; nghiên cứu khoa học và đào tạo; nâng cao chất lượng xuất bản Tạp chí y học Việt Nam, tăng cường hợp tác quốc tế; tư vấn, phản biện và giám định xã hội đóng góp nhiều ý kiến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, hành nghề y tư nhân, đổi mới chính sách y tế.

Khẳng định được vai trò của tổ chức Hội thông qua việc tham gia có hiệu quả công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội, đóng góp nhiều ý kiến thiết thực trong xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực y tế: Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Bảo hiểm y tế; Luật Khám bệnh chữa bệnh; Luật Dược; Luật Phòng bệnh, Luật Dân số… các báo cáo kiến nghị được các cơ quan quản lý đồng thuận, được đánh giá cao.

Hằng năm, Tổng hội phối hợp với với Bộ Y tế, các Bệnh viện, các Hội thành viên, các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị khoa học toàn quốc, nhiều Hội nghị quốc tế, Hội thảo, Tọa đàm trực tiếp và trực tuyến chia sẻ thông tin, cập nhật kiến thức y khoa, chia sẻ các nghiên cứu đánh giá công nghệ y tế, đóng góp xây dựng chính sách… với nhiều chủ đề đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Đặc biệt, năm 2024, Tổng hội đã hoàn thiện, in ấn và ra mắt cuốn Từ điển Bách khoa y học Việt Nam đầu tiên sau 15 năm thực hiện với 6100 mục từ thuộc 41 chuyên ngành. Cuốn Từ điển ra đời đánh dấu một cột mốc có ý nghĩa lớn lao không chỉ đối với ngành y học mà còn đối với toàn bộ hệ thống tri thức y tế Việt Nam, có ý nghĩa rất thiết thực và giá trị to lớn trên nhiều phương diện, chuẩn hóa thuật ngữ y học – nền tảng cho sự phát triển chuyên môn, là công cụ tra cứu, đào tạo và nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ y tế. Việc hoàn thành cuốn Từ điển kéo dài suốt 15 năm cho thấy sự kiên trì, bền bỉ và tâm huyết của hàng trăm chuyên gia, giáo sư, bác sĩ, nhà khoa học trên cả nước mong muốn được cống hiến công sức, trí tuệ của mình cho ngành y và cho xã hội.

Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa, hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế luôn được Tổng hội Y học Việt Nam quan tâm đẩy mạnh với các nội dung hoạt động phong phú và đa dạng. Thông qua hoạt động này, Tổng hội đã duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác ổn định, là thành viên tích cực của Hội Y học Thế giới (WMA) và Hội Y học các nước Đông Nam Á (MASEAN), thực hiện tốt vai trò là Chủ tịch Hội Y học các nước Đông Nam Á nhiệm kỳ 2018 – 2022. Thực hiện hiệu quả các chương trình hợp tác với các đối tác truyền thống như: Tổ chức Y tế Thế giới, Quỹ học bổng TAKEDA của Nhật Bản,….

Nguyện mãi đi theo con đường của Bác

Sự nghiệp đổi mới đất nước đã và đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với sự hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam.

KTS Trần Ngọc Chính, Bí thư chi bộ, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam khẳng định: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là niềm vinh dự, tự hào, cũng là nhiệm vụ hằng ngày của mỗi cán bộ, đảng viên và của mỗi người dân Việt Nam.

Báo Tri thức và Cuộc sống xin đăng tải nội dung phỏng vấn với KTS Trần Ngọc Chính xung quanh nội dung trên.

Địa chỉ vàng: Bệnh viện khám chữa gan mật uy tín tại Hà Nội

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh gan cao nhất thế giới. Để điều trị hiệu quả nên thăm khám tại các bệnh viện chuyên sâu về gan mật.

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh gan cao nhất thế giới. Người bệnh đa phần thường gặp phải các bệnh lý như viêm gan B, suy gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ hay ung thư gan...

Để kịp thời phát hiện và điều trị hiệu quả các bệnh lý về gan, cách tốt nhất người bệnh nên thăm khám định kỳ tại các bệnh viện, phòng khám chuyên sâu về gan mật. Đặc biệt đi khám ngay khi có các biểu hiện của bệnh gan, mật.

Sức khỏe của bé gái ngừng tim được công an mở đường cấp cứu

Trong những ca cấp cứu nguy kịch, yếu tố thời gian đóng vai trò quyết định. Việc cấp cứu kịp thời vô cùng quan trọng, nhất là đối với các tổn thương não.

Bé gái 7 tuổi đi xe khách trên đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng bất ngờ co giật, đã được cảnh sát giao thông mở đường đưa tới bệnh viện cấp cứu.

Sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả này không chỉ cứu sống một bệnh nhi mà còn là minh chứng rõ nét cho tinh thần trách nhiệm và sự phối hợp nhịp nhàng giữa lực lượng chức năng và ngành y tế.