“Điều tra sai sót SGK lớp 1”: Đại biểu Quốc hội tranh luận nảy lửa

(Kiến Thức) - Tại nghị trường Quốc hội sáng 4/11, các đại biểu tiếp tục có ý kiến trái chiều về vấn đề SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều có nhiều nội dung thiếu trong sáng về ngôn ngữ, thiếu hệ thống logic; đặc biệt là vấn đề truy cứu trách nhiệm của hành vi vi phạm in lậu sách, SGK.

Tranh luận nóng “điều tra SGK”
Tại phiên thảo luận, dại biểu Đặng Thị Phương Thảo (Nam Định) đã trao đổi lại một số ý kiến tranh luận của đại biểu Bùi Văn Phương (Đoàn Ninh Bình) về vấn đề sai sót trong việc biên soạn một số bộ SGK lớp 1.
Đại biểu Thảo nhấn mạnh, 2/3 nội dung trong bài phát biểu của mình tại phiên thảo luận kinh tế- xã hội chiều 3/11 tập trung đề xuất giải pháp để ngành Ggiáo dục được tốt hơn. “Tức là tôi đã phát biểu với tinh thần cầu thị, nhìn thẳng vào vấn đề để phát biểu mang tính chất xây dựng”, đại biểu Đặng Thị Phương Thảo nói.
“SGK lớp 1 với các vấn đề liên quan, cử tri bức xúc phản ánh với Đoàn ĐBQH, chúng ta cần phải làm tròn trách nhiệm với nhân dân và tôi đã phát biểu từ sự phản ánh trung thực, kiến nghị của cử tri địa phương, không phải của riêng cá nhân" – bà Thảo nói.
“Dieu tra sai sot SGK lop 1”: Dai bieu Quoc hoi tranh luan nay lua
Đại biểu Đặng Thị Phương Thảo. 
Về tranh luận của đại biểu Bùi Văn Phương cho rằng, sai sót trong một số bộ SGK lớp 1 mà đại biểu nêu không phải sai sót đến mức phải chuyển cơ quan điều tra hoặc hình sự hóa việc sai sót này, đại biểu Bùi Văn Phương cho rằng, phải hết sức cẩn trọng nếu không sẽ gây tâm lý hoài nghi, hoang mang trong nhân dân, cử tri. Tuy nhiên, đại biểu Đặng Thị Phương Thảo làm rõ, thực chất kiến nghị của đại biểu là cần đẩy nhanh tiến độ điều tra để truy cứu trách nhiệm đối với các hành vi in ấn trái phép, làm giả sách giáo khoa, sách tham khảo để bảo đảm công bằng về quyền tác giả, quyền xuất bản của từng bộ sách.
Về đề xuất cơ quan điều tra vào cuộc để xác minh, đại biểu Đặng Thị Phương Thảo cho biết, "cử tri tỉnh này có thể không phản ánh như vậy nhưng ở nơi khác bức xúc và đề xuất. Đó là vấn đề góc nhìn của mỗi cá nhân, cử tri và đại biểu, điều tra để xác minh sai phạm mà điều tra cũng có thể trả lại sự trong sạch cho cá nhân và tổ chức".
Trước đó, tại phiên thảo luận chiều 3/11, đại biểu Đặng Thị Phương Thảo cho rằng cần phải xem lại bất cập nổi lên trong sử dụng SGK lớp 1, điển hình là một số bộ sách có ngôn ngữ thiếu trong sáng, thiếu logic gây dư luận không tốt. Đồng thời đề xuất làm rõ sai sót và trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả thuộc về ai, và đề nghị tạm dừng lưu thành các bộ SGK lớp 1 trên thị trường để thẩm định. Đồng thời, đề nghị cơ quan điều tra vào cuộc, truy cứu trách nhiệm đối với các hành vi in ấn trái phép, làm giả SGK, sách tham khảo để đảm bảo công bằng về quyền tác giả, về quyền xuất bản của từng bộ sách.
Đại biểu Bùi Văn Phương (đoàn Ninh Bình) khi tranh luận cho rằng, đại biểu Thảo cần cân nhắc ý kiến phát biểu của mình trước Quốc hội khi đã trầm trọng hóa vấn đề. Ông Phương cho rằng, một số thiếu sót ở SGK Tiếng việt lớp 1 bộ Cánh Diều thể hiện ở chỗ một số ngữ liệu phục vụ cho học âm, bài đọc của học sinh là chưa thật phù hợp chứ không phải sai sót đến mức nghiêm trọng và cũng không phải sai sót đến mức phải chuyển cơ quan điều tra hoặc là hình sự hóa việc sai sót này.
“Dieu tra sai sot SGK lop 1”: Dai bieu Quoc hoi tranh luan nay lua-Hinh-2
Đại biểu Bùi Văn Phương. 
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) tranh luận với tâm thế của người từng làm trong ngành giáo dục. Theo ông, đây là lần đầu tiên thực hiện đổi mới nên không tránh khỏi những sai sót. “Góp ý là tốt, nhưng đừng đẩy vấn đề đến mức độ khiến người dân thiếu niềm tin vào giáo dục”, ông Phương nói.
Lỗi quy trình và đùn đẩy trách nhiệm
Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) khi đề cập đến vấn đề dư luận đang bức xúc về bộ SGK lớp 1 nói rằng, là năm đầu tiên áp dụng một chương trình làm bộ sách theo hình thức xã hội hóa trong điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đội ngũ giáo viên cấp tiểu học chưa thể đạt yêu cầu cao hơn chắc chắn sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đã nhận định, chúng ta đã học tập, tham khảo nhiều nước và cắt mỗi bên một ít để cho vào chương trình giáo dục đổi mới. Vì vậy, SGK khi biên soạn cũng bị "gọt đẽo" theo một hệ thống chưa hoàn thiện.
“Muốn biên soạn bộ sách hoàn chỉnh thì trước hết phải có sẵn hoặc xây dựng hệ thống khoa học chuẩn chỉnh nhưng chúng ta lại cuốn chiếu từng giai đoạn, chỗ nọ có thể phá vỡ chỗ kia. Không riêng gì một bộ sách mà cả 5 bộ sách đều dính vào các lỗi cơ bản về nguyên tắc biên soạn, về bản quyền, về ngữ điệu. Mà lỗi trong SGK chỉ có sai hoặc đúng chứ không có lỗi nội dung chưa phù hợp” - đại biểu nêu ý kiến.
Đại biểu Hiền chỉ rõ, đây là “lỗi quy trình thẩm định phát hành sách còn lỏng lẻo, dễ dãi đến khó tin và đùn đẩy trách nhiệm như một trận đá bóng không có trọng tài khi xảy ra sự cố thật đáng khó hiểu và không thể hài lòng cư xử”.
Giá trị SGK khác hoàn toàn sản phẩm hàng hóa thông thường. Nếu tiếp nhận một bộ sách như một lớp chắp vá để tiếp tục vận hành, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền cho rằng, “đó là thỏa hiệp nguy hại, xem nhẹ giá trị nhân văn trong sáng của tiếng Việt mà rất cần truyền dạy một cách thấu hiểu tận tâm với đứa trẻ vừa bước qua mầm non”.
Đồng thời, mong các cơ quan, bộ phận có trách nhiệm cần nhìn thẳng sự thật, có thể cân nhắc cho việc sử dụng những bộ SGK có chất lượng thấp, còn thiếu thì nên lùi thời gian lại để hoàn thiện chặt chẽ hơn về mọi mặt.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm vấn đề SGK
Phát biểu về vấn đề này, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh Chính phủ, Thủ tướng rất quan tâm đến vấn đề này. Ông khẳng định SGK có lỗi, có sạn, và lỗi này phải được tiếp thu một cách cầu thị, khoa học.
“Sơ bộ đúng như các đại biểu Quốc hội nói, sai đến đâu, đến mức nào thì phải có cơ quan chuyên môn, vì các đại biểu, kể cả Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng không hề có kiến thức, kinh nghiệm dạy tiếng Việt lớp 1. Nhưng qua những lần làm việc có thể thấy sách Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều, đã được Bộ GD&ĐT thẩm định, phê duyệt, có sai sót”, Phó Thủ tướng nói và khẳng định những sai sót này phải được tiếp thu một cách rất cầu thị, khoa học. Những việc liên quan đến chuyên môn về dạy ngôn ngữ cho trẻ mới đi học người bình thường không hiểu thì phải trao đi đổi lại một cách cởi mở và cầu thị.
“Dieu tra sai sot SGK lop 1”: Dai bieu Quoc hoi tranh luan nay lua-Hinh-3
 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu Bộ GD&ĐT theo đúng tinh thần như vậy. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nhìn nhận rõ có sai sót và trách nhiệm thuộc về Bộ, trong đó theo luật là thuộc về Bộ trưởng. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã có những chỉ đạo khá cương quyết như đã thay Chủ tịch Hội đồng Thẩm định.
“Chính phủ đã chỉ đạo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Bộ GD&ĐT phải hết sức lưu ý vì những sai sót có thể tránh được thì phải rút kinh nghiệm nghiêm túc và nghiêm khắc, để quy trình biên soạn, thẩm định SGK lớp 2 và lớp 6 năm nay và những năm tiếp theo không để xảy ra tình trạng như vậy”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng cho rằng, dù có một bộ SGK hay nhiều bộ SGK thì chất lượng ít nhất bằng hoặc tốt hơn ngày xưa. Đây là trách nhiệm của Bộ GD&ĐT và Bộ không thể hoàn thành được nếu không có sự đóng góp ý kiến của đội ngũ giáo viên, các nhà khoa học giáo dục và toàn thể nhân dân.
Bộ GD&ĐT cần tận dụng công nghệ thông tin công khai các bản thảo SGK trước khi phê duyệt, thậm chí trong quá trình thẩm định, để mọi người dân, trong đó có rất nhiều giáo viên, người có kinh nghiệm dạy trẻ, góp ý và qua đó chắt lọc, tiếp thu những ý kiến đúng, giải thích lại những ý kiến chưa đúng để toàn xã hội đồng thuận. Tất cả đều vì tương lai của đất nước, đều vì con cháu.
>>> Mời độc giả xem thêm video Bộ GD-ĐT đề nghị thẩm định lại SGK Tiếng Việt 1

Nguồn: THĐT1

Nam sinh ĐH GTVT trúng đạn: Trung úy Công an trả giá đắt nào?

(Kiến Thức) - Nguyễn Xuân Tính (cán bộ Công an huyện Phúc Thọ, Hà Nội) mang khẩu súng hơi mới mua ra thử thì bắn trúng nam sinh Đại học Giao thông vận tải gây xôn xao dư luận.

Ngày 4/11, Bộ Công an thông tin về vụ nổ súng khiến Đ.A - nam sinh viên Đại học Giao thông vận tải tử vong xảy ra đêm 30/10. Theo báo cáo của Công an TP Hà Nội, người gây ra sự việc trên là Nguyễn Xuân Tính (SN 1991, HKTT tại quận Đống Đa). Nguyễn Xuân Tính công tác tại Công an huyện Phúc Thọ (Hà Nội), mang hàm trung úy.
Nam sinh DH GTVT trung dan: Trung uy Cong an tra gia dat nao?
Hình ảnh ghi lại thời điểm nam sinh bị bắn tử vong. 

Trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Hoàng Tùng, Văn phòng luật sư Trung Hòa, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, thứ nhất, có thể nói việc nam sinh viên đại học GTVT bị thiệt mạng là một điều vô cùng đau xót đối với gia đình nạn nhân và cũng là thiệt thòi đối với nạn nhân.

Tuy rằng, việc bị trúng đạn không phải xuất phát từ hành vi cố ý dùng súng bắn vào người của trung úy công an, nhưng hành vi sử mua, sử dụng súng tự chế dẫn đến vô ý làm chết người thì đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, sử dụng vũ khí cũng như quy định của bộ luật hình sự.

Trước tiên, hành vi vô ý trong lúc “khoe súng” và tưởng là không có đạn dẫn đến bất ngờ cướp cò tước đi mạng sống của nam sinh viên, đây là hành vi có dấu hiệu của Vô ý làm chết người.

Theo quy định tại Điều 128 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Ngoài ra, hành vi mua, sử dụng súng tự chế của “trung úy công an” nêu trên có thể sẽ bị xử lý về hành vi sử dụng súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ. "Điều 306 BLHS" - luật sư Tùng nói

Luật sư Hoàng Tùng cho biết thêm, thứ hai, việc tước quân tịch đối với trung úy công an là điều cần thiết và đúng đắn. Hành vi của người này không chỉ vi phạm pháp luật hình sự mà còn thể hiện sự thiếu hiếu biết và tính chấp hành kỷ luật kém.

Người này công tác trong ngành công an, hàm Trung úy nên anh ta phải hiểu được hành vi của mình là trái luật, là có khả năng gây nguy hiểm như thế nào nhưng vẫn thực hiện những hành vi đó.

Mặc dù hậu quả không phải là điều mà anh ta mong muốn, nhưng đối với một người như vậy thì không thể tiếp tục công tác trong ngành công an – ngành mang nhiệm vụ bảo vệ trật tự an toàn xã hội, bảo vệ công dân.

Nam sinh DH GTVT trung dan: Trung uy Cong an tra gia dat nao?-Hinh-2

Luật sư Hoàng Tùng, Văn phòng luật sư Trung Hòa, Đoàn luật sư TP Hà Nội. 

Cùng quan điểm với luật sư Hoàng Tùng, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, nam sinh ĐH GTVT trúng đạn là vụ việc nghiêm trọng, có dấu hiệu tội phạm bởi vậy cơ quan điều tra sẽ vào cuộc xác minh làm rõ hành vi vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.

Cơ quan điều tra sẽ làm rõ hành vi nổ súng trong trường hợp này là lỗi cố ý hay lỗi vô ý trên cơ sở đó sẽ có kết luận và áp dụng hình thức xử lý phù hợp với quy định của pháp luật. Trong trường hợp xác định là lỗi vô ý làm chết người thì người nổ súng trong trường hợp này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 128 Bộ luật hình sự năm 2015.

Trong trường hợp có căn cứ cho thấy người đàn ông đó đã vô ý làm nổ súng (cướp cò hoặc không biết bên trong súng có đạn) dẫn đến chết người thì người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 128 Bộ luật hình sự năm 2015 nêu trên và sẽ phải đối mặt với mức hình phạt có thể lên đến 5 năm tù.

Ngoài trách nhiệm hình sự mà người đàn ông nổ súng làm chết người trong tình huống trên phải đối mặt khi người này còn phải bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân, mức bồi thường thiệt hại bao gồm chi phí cứu chữa, chi phí mai táng, tiền tổn thất về tinh thần và tiền nghĩa vụ cấp dưỡng (nếu có). Mức bồi thường thiệt hại cụ thể do hai bên thỏa thuận. Trường hợp hai bên không thỏa thuận về mức bồi thường thì tòa án sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm.

Trước đó, khoảng 22h13 ngày 30/10, nam sinh Đ.A. đang đứng chờ người thân tại ngõ 26 đường Võ Văn Dũng, phường Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa, Hà Nội) thì bị 1 viên đạn bắn vào mạn sườn bên phải, ngã xuống và chỉ kịp kêu lên 1 tiếng rồi bất tỉnh.

Cũng theo người nhà nạn nhân, Đ.A. (SN 1999) là sinh viên năm thứ 4 trường Đại học Giao thông Vận tải, Ủy viên Ban chấp hành Đoàn trường, Phó bí thư liên chi Đoàn khoa Đào tạo Quốc tế. Đ.A. là 1 sinh viên chăm chỉ, nhiệt tình hòa đồng và có nhiều cống hiến cho hoạt động Đoàn, Hội và câu lạc bộ của khoa. Đ.A. vừa được nhà trường trao học bổng vì có thành tích xuất sắc.

>>>> Mời quý độc giả xem video: Trúng đạn của trung uý Công an, nam sinh Đại học GTVT gục chết

SGK lớp 1 bị tố bịa chuyện, chủ biên thừa nhận viết lại

(Kiến Thức) - Nhiều phụ huynh than rằng, SGK Tiếng Việt 1 có một số bài tập đọc bịa chuyện. Trả lời báo chí, GS Nguyễn Minh Thuyết - Chủ biên sách giáo khoa tiếng Việt của bộ Cánh diều thừa nhận có bài tập đọc được viết lại (phỏng theo).

Phụ huynh “ nhặt sạn” trong SGK Tiếng Việt lớp 1

Xóa độc quyền để có thị trường sách giáo khoa lành mạnh

Những hạn chế của SGK hiện hành sẽ được rút kinh nghiệm cho chương trình SGK sắp tới. Thị trường SGK từ năm sau sẽ lành mạnh, phong phú hơn so với thị trường hiện nay. 

Xoa doc quyen de co thi truong sach giao khoa lanh manh
 Rất nhiều cuốn SGK các cấp đều có phần chừa sẵn yêu cầu HS làm bài tập, điền vào chỗ trống. Trong ảnh: SGK Tiếng Việt lớp 4, SGK Hóa lớp 8 và SGK Toán lớp 4 đều có bài tập để HS viết vào. Ảnh: Nghiêm Huê.
Ðây cũng là điều mà cả xã hội đang mong chờ vào sự thay đổi “một chương trình nhiều bộ SGK” của Bộ GD&ÐT. Muốn vậy việc “cầm cân nảy mực” trong việc thẩm định nhiều bộ SGK tới đây sẽ phải hết sức chuyên nghiệp và công tâm.