Trẻ cần tiêm bao nhiêu loại vắc xin thì đủ?

Theo Viện vắc xin và sinh phẩm y tế thì hiện có 12 loại vắc xin cần tiêm phòng cho trẻ em phù hợp với từng lứa tuổi.

Dưới đây là 12 loại vắc xin mà các bậc cha mẹ cần tiêm cho trẻ.
Vắc xin ngừa viêm gan B
Bé sơ sinh cần được tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh; khoảng từ 1 – 2 tháng sau bạn nên tiêm cho bé một liều vắc xin tương tự; khi bé được 6 – 18 tháng, bạn tiếp tục tiêm cho bé 1/3 so liều lượng đầu sau khi sinh. Vắc xin giúp bé chống lại virus gây viêm gan B, loại virus mà bé có thể nhiễm từ mẹ (nếu người mẹ bị nhiễm virus này khi mang thai).
Tác dụng phụ thường gặp nhất khi trẻ tiêm vắc xin viêm gan B là sốt nhẹ hoặc sưng tấy và đau ở chỗ tiêm.
Vắc xin DTaP
Vắc xin DTaP bảo vệ trẻ tránh bệnh bạch hầu ( một loại vi khuẩn khiến cổ họng của trẻ bị xám đen), uốn ván (bệnh gây co thắt cơ bắp, làm tổn thương đến cấu trúc xương của trẻ) và ho gà (căn bệnh phổ biến, dễ lây lan, nhưng lại rất khó kiểm soát).
Bạn nên tiêm vắc xin DTaP cho trẻ khi trẻ được 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi, 15 – 18 tháng tuổi và 4 – 6 tháng tuổi.
Để giảm số lần tiêm, bạn có thể tiêm kết hợp DTaP trong những lần tiêm chủng cho bé. Chẳng hạn, DTaP có thể tiêm cùng vắc xin ngừa viêm gan B hay vắc xin phòng bại liệt…
Vắc xin MMR
Vắc xin MMR giúp trẻ phòng ngừa bệnh sởi (gây sốt cao và phát ban ở trẻ nhỏ); quai bị (gây sưng mặt, sưng tuyến nước bọt, sưng ‘cậu nhỏ’ của bé trai); rubella (còn gọi là bệnh sởi Đức) (có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho trẻ).
Bạn nên tiêm cho trẻ liều vắc xin MMR đầu tiên khi trẻ 12 – 15 tháng tuổi và tiêm liều thứ hai khi trẻ 4 – 6 tuổi.
Đôi khi, vắc xin MMR có thể được tiêm kết hợp cùng vắc xin ngừa thủy đậu.
 

Vắc xin ngăn ngừa thủy đậu
Bệnh thủy đậu là nỗi ám ảnh của khá nhiều người khi lớn. Bệnh do virus thủy đậu gây ra và có thể gây nhiễm trùng cũng như rất nhiều biến chứng khác nhau.
Tốt nhất, khi trẻ được 12 – 15 tháng tuổi bạn nên tiêm vắc xin ngừa thủy đậu cho trẻ lần 1 và tiêm mũi thứ hai khi bé được 4 – 6 tuổi.
Đối với trẻ nhạy cảm, triệu chứng thường thấy khi tiêm vắc xin là sốt hay phát ban nhẹ.
Vắc xin Haemophilus cúm B (Hib)
Vắc xin Haemophilus cúm B là loại vi khuẩn gây bệnh viêm màng não – một loại bệnh thường thấy và đặc biệt nguy hiểm cho trẻ dưới 5 tuổi.
Nên tiêm vắc xin Hib khi trẻ được 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi và 12 – 15 tháng tuổi.
Tác dụng phụ thường thấy ở trẻ khi tiêm vắc xin Hib là sốt, tấy đỏ hoặc sưng ở vết tiêm.
Vắc xin phòng tránh bại liệt (IPV)
Vắc xin phòng ngừa bệnh bại liệt là một thành công đáng kể trong y học. Trẻ có thể tử vong nếu mắc virus gây bại liệt. Chính vì vậy, cha mẹ nên tiêm vắc xin phòng ngừa bại liệt khi trẻ được 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 – 18 tháng tuổi và khi trẻ được 4 – 6 tuổi nên cho trẻ đi khám lại và tiêm mũi tiếp theo.
Phế cầu khuẩn liên hợp (PCV)
Loại vắc xin này được biết đến với tên gọi PCV 13 ( tên thường gọi là Prevnar 13). Vắc xin bảo vệ trẻ chống lại virus gây viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng máu… những virus có thể dẫn đến tử vong cho trẻ nhỏ.
Với vắc xin này, có tổng cộng 4 mũi tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi và 12 – 15 tháng tuổi.
Tác dụng phụ sau khi tiêm thường gặp ở trẻ là buồn ngủ, tấy sưng ở chỗ tiêm, sốt nhẹ hoặc trẻ cau có, khó chịu.
Vắc xin ngăn ngừa bệnh cúm
Mỗi năm, tiêm chủng phòng ngừa bệnh cúm cho trẻ nên được bắt đầu vào mùa thu, khi trẻ được 6 tháng tuổi hoặc hơn.
Trẻ có thể bị đau nhức, sưng tấy ở chỗ tiêm, sốt nhẹ… khi tiêm vắc xin phòng ngừa cúm.
Lưu ý: Nếu con bạn bị dị ứng trứng, bạn không nên tiêm vắc xin phòng cúm cho bé vì bé có thể sẽ dị ứng với vắc xin này.
Vắc xin phòng ngừa virus Rota (RV)
Virus Rota là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp, ói mửa ở trẻ em. Trước khi vắc xin phòng ngừa virus này được nghiên cứu thành công năm 2006 thì mỗi năm có khoảng 55.000 trẻ em Mỹ phải nhập viện vì nhiễm virus này.
Vắc xin ngừa virus Rota được sản xuất dưới dạng chất lỏng có thể sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, nôn mửa hoặc tiêu chảy nhẹ sau khi sử dụng.
Vắc xin phòng ngừa viêm gan A
Ăn, uống không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân gây viêm gan A ở trẻ nhỏ.Trẻ có thể viêm gan, sốt, mệt mỏi, vàng da, chán ăn… khi nhiễm virut gây viêm gan A.
Thông thường, trẻ nên được tiêm mũi đầu ngừa viêm gan A khi 12 tháng tuổi và mũi thứ 2 khi trẻ được 23 tháng tuổi.
Tình trạng đau ở chỗ tiêm, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi… là hiện tượng thường thấy sau khi trẻ tiêm vắc xin.
Vắc xin phòng ngừa viêm màng não (MCV4)
Vắc xin bảo vệ trẻ khỏi vi khuẩn viêm màng não – bênh phổ biến có thể lây nhiễm ở các màng quanh não và tủy sống.
MCV4 có tác dụng tốt nhất khi trẻ được tiêm ở độ tuổi 11 hoặc 12 tuổi. Khi tiêm vắc xin này, tác dụng phụ thường thấy là cảm giác đau nhức ở chỗ tiêm.
Human papillomavirus (HPV) – Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung
Vắc xin HPV được chia thành 3 lần tiêmc ho trẻ trên 6 tháng. Vắc xin có tác dụng tốt nhất cho các em gái ở độ tuổi từ 9 – 26 tuổi.
Loại vắc xin này bảo vệ trẻ khỏi 2 virus lây truyền qua đường tình dục , gây ung thư cổ tử cung.

Bảo quản vắc xin: Học xứ người

(Kiến Thức) - Vắc xin là loại chủng ngừa cần phải được bảo quản rất nghiêm ngặt ở nhiệt độ, ánh sáng quy chuẩn khuyến cáo của nhà sản xuất.

Vắc xin được coi là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của Y tế công cộng trong thế kỷ 20. Đây là loại dược phẩm đặc biệt đã góp phần rất lớn đẩy lùi nhiều bệnh tật và giảm tỷ lệ tử vong cho con người. 

Vắc xin cũng là vũ khí hữu hiệu chống lại các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bại liệt, sởi, viêm não, góp phần quan trọng hạn chế những di chứng gây tàn phế dai dẳng cho bệnh nhân; tiết kiệm được nhiều chi phí cho gia đình và xã hội. 

Tuy nhiên, quy trình bảo quản vắc xin phải tuân thủ những nguyên tắc rất nghiêm ngặt để đảm bảo tính an toàn cho loại dược phẩm được gọi là "mỏng manh" này.

Quy trình bảo quản vắc xin nghiêm ngặt tại Mỹ
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), quy trình tiêm chủng và bảo quản vắc xin ở nước này được thực hiện rất nghiêm ngặt, phải được thực hiện bảo quản đúng cách, kể từ khâu sản xuất cho đến khâu dự trữ.
Quy trình bảo quản và lưu trữ vắc xin ở Mỹ được thực hiện rất nghiêm ngặt.
Quy trình bảo quản và lưu trữ vắc xin ở Mỹ được thực hiện rất nghiêm ngặt.
Theo tài liệu lưu trữ và xử lý vắc xin của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh CDC, vắc xin được lưu trữ theo một quy trình rất nghiêm ngặt được gọi là “dây chuyền lạnh”. Một dây chuyền lạnh thích hợp phải kiểm soát được nhiệt độ quy chuẩn trong việc vận chuyển và lưu trữ và xử lý các loại vắc-xin từ thời điểm nhà sản xuất để quản lý.
Vắc xin là loại chủng ngừa cần phải được bảo quản rất nghiêm ngặt, ở nhiệt độ, ánh sáng khuyến cáo của nhà sản xuất. vắc xin vẫn còn có tác dụng nếu được bảo quản trong môi trường đóng băng, nhưng tác dụng sẽ ngắn hơn nếu bị tan chảy.
Vắc xin cũng có thể bị hư hỏng hoặc vô dụng do tiếp xúc với nhiệt độ biến động (từ quá nóng chuyển sang quá lạnh).
Trong đó tài liệu ghi rõ nhiệt độ trung bình để bảo quản vắc xin là từ 2 đến 5 độ C. Các thiết bị lưu trữ vắc xin phải được lựa chọn cẩn thận, sử dụng đúng cách và được theo dõi, giám sát thường xuyên nhằm đảm bảo nhiệt độ quy chuẩn được duy trì. Nếu để vắc xin tiếp xúc với nhiệt độ bên ngoài có thể giảm hiệu quả và thay đổi cấu trúc.
Bởi lưu trữ vắc xin lỗi có thể dẫn tới thiệt hại hàng tỷ USD, không những thế nó còn gây nguy hiểm tính mạng cho người dùng, làm mất lòng tin ở bệnh nhân.
Tài liệu cũng nhấn mạnh các sự cố như mất điện hoặc thảm họa tự nhiên không phải là những yếu tố duy nhất khiến vắc xin biến đổi. Các cơ sở lưu trữ vắc xin luôn phải trong tình trạng sẵn sàng đối phó với các tình huống xấu nhất. Bảo quản không đúng nhiệt độ hoặc tiêm chủng không đúng cách có thể biến vắc xin thành liều thuốc độc chết người.

Bảo quản vắc xin tại Việt Nam còn nhiều lỗ hổng

Phản ứng sau tiêm vắc xin gồm các mức độ: sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, quấy khóc, trụy mạch, sốt cao, thậm chí sốc, nguy hiểm đến tính mạng (rất hiếm).
Trở lại vụ 3 trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm vắc xin viêm gan B ở Quảng trị, lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Hướng Hóa cho biết, vắc xin được bảo quản đúng quy trình, còn hạn sử dụng và được tiêm bởi 1 nữ hộ sinh giàu kinh nghiệm có trên 20 năm công tác.

Lô vắc xin tiêm cho 3 trẻ sơ sinh do Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Hướng Hóa nhận từ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Trị, tên vắc xin là viêm gan B do Cty TNHH MTV vắc xin sinh phẩm số 1- Việt Nam sản xuất thuộc số lô V-GB-020812E và V-GB-030812E, có hạn dùng đến tháng 7/2015. 

vắc xin được vận chuyển trên xe có hệ thống điều hòa, có thùng lạnh (coldbox) đựng vắc xin rồi xuất cho bệnh viện Hướng Hóa.

Tuy nhiên, tại bệnh viện vào sáng 20/7 xảy ra mất điện từ lúc 5h đến hơn 7h. Trong thời gian đó, vắc xin được bảo quản ở tủ lạnh không có điện

Trả lời về vấn đề này, lãnh đạo BVĐK Hướng Hóa cho biết, điện bị mất trong vòng 2 tiếng, vắc xin được bảo quản không có vấn đề gì. Trước đó vào ngày 19/7, có một trẻ sơ sinh được tiêm vắc xin này, người nhà của trẻ là chị Nguyễn Thị Hòa (trú tại khóm 2, TT. Khe Sanh, huyện Hướng Hóa) cho biết, cháu khỏe mạnh và bình thường.

Đến ngày 20/7, trong số 3 liều vắc xin được tiêm cho 3 trẻ sơ sinh thì có một liều còn lại cùng lô với liều vắc xin đã tiêm cho trẻ vào ngày 19/7 ở trên, thế nhưng cả 3 trẻ sau khi tiêm đều tử vong ngay sau đó. 

Điều này khiến dư luận nghi ngại về quy trình bảo quản vắc xin. Liệu việc bảo quản trong tủ lạnh bị mất điện hơn 2 giờ đồng hồ có ảnh hưởng đến chất lượng vắc xin không?

Trong khi đó, kết luận của cơ quan chức năng cho thấy: quy trình bảo quản vắc xin ở bệnh viện này chưa đúng quy định: để vắc xin cùng sinh phẩm khác; không ghi chép quản lý vắc xin hằng ngày, không lưu vỏ, lọ theo quy định; y tá đã không triển khai tiêm vắc xin tại phòng tiêm riêng mà tiêm tại phòng bệnh...

Những thói quen xấu phá hỏng hàm răng

(Kiến Thức) - Những thói quen tưởng chừng vô hại như ăn vặt, ngậm kẹo ho, chơi thể thao...lại có thể là những kẻ thù tiềm ẩn phá hại hàm răng bạn.

Nhai đá: Nhiều người có thói quen nhai đá, đặc biệt là đá còn sót lại trong một món đồ uống nào đó. Độ cứng và nhiệt độ lạnh của đá thực sự có thể làm cho răng bị gãy, làm hỏng men răng và có khi còn làm lung lay răng.
 Nhai đá: Nhiều người có thói quen nhai đá, đặc biệt là đá còn sót lại trong một món đồ uống nào đó. Độ cứng và nhiệt độ lạnh của đá thực sự có thể làm cho răng bị gãy, làm hỏng men răng và có khi còn làm lung lay răng. 
Nghiến răng: Tật nghiến răng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề về răng bao gồm hao mòn răng, sứt mẻ, nứt, gãy răng và lung lay. Nó cũng có thể gây đau ở các khớp xương hàm, nhức đầu và đau răng nghiêm trọng.
 Nghiến răng: Tật nghiến răng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề về răng bao gồm hao mòn răng, sứt mẻ, nứt, gãy răng và lung lay. Nó cũng có thể gây đau ở các khớp xương hàm, nhức đầu và đau răng nghiêm trọng.