Bảo quản vắc xin: Học xứ người

(Kiến Thức) - Vắc xin là loại chủng ngừa cần phải được bảo quản rất nghiêm ngặt ở nhiệt độ, ánh sáng quy chuẩn khuyến cáo của nhà sản xuất.

Vắc xin được coi là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của Y tế công cộng trong thế kỷ 20. Đây là loại dược phẩm đặc biệt đã góp phần rất lớn đẩy lùi nhiều bệnh tật và giảm tỷ lệ tử vong cho con người. 
Vắc xin cũng là vũ khí hữu hiệu chống lại các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bại liệt, sởi, viêm não, góp phần quan trọng hạn chế những di chứng gây tàn phế dai dẳng cho bệnh nhân; tiết kiệm được nhiều chi phí cho gia đình và xã hội. 
Tuy nhiên, quy trình bảo quản vắc xin phải tuân thủ những nguyên tắc rất nghiêm ngặt để đảm bảo tính an toàn cho loại dược phẩm được gọi là "mỏng manh" này.
Quy trình bảo quản vắc xin nghiêm ngặt tại Mỹ
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), quy trình tiêm chủng và bảo quản vắc xin ở nước này được thực hiện rất nghiêm ngặt, phải được thực hiện bảo quản đúng cách, kể từ khâu sản xuất cho đến khâu dự trữ.
Quy trình bảo quản và lưu trữ vắc xin ở Mỹ được thực hiện rất nghiêm ngặt.
Quy trình bảo quản và lưu trữ vắc xin ở Mỹ được thực hiện rất nghiêm ngặt.
Theo tài liệu lưu trữ và xử lý vắc xin của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh CDC, vắc xin được lưu trữ theo một quy trình rất nghiêm ngặt được gọi là “dây chuyền lạnh”. Một dây chuyền lạnh thích hợp phải kiểm soát được nhiệt độ quy chuẩn trong việc vận chuyển và lưu trữ và xử lý các loại vắc-xin từ thời điểm nhà sản xuất để quản lý.
Vắc xin là loại chủng ngừa cần phải được bảo quản rất nghiêm ngặt, ở nhiệt độ, ánh sáng khuyến cáo của nhà sản xuất. vắc xin vẫn còn có tác dụng nếu được bảo quản trong môi trường đóng băng, nhưng tác dụng sẽ ngắn hơn nếu bị tan chảy.
Vắc xin cũng có thể bị hư hỏng hoặc vô dụng do tiếp xúc với nhiệt độ biến động (từ quá nóng chuyển sang quá lạnh).
Trong đó tài liệu ghi rõ nhiệt độ trung bình để bảo quản vắc xin là từ 2 đến 5 độ C. Các thiết bị lưu trữ vắc xin phải được lựa chọn cẩn thận, sử dụng đúng cách và được theo dõi, giám sát thường xuyên nhằm đảm bảo nhiệt độ quy chuẩn được duy trì. Nếu để vắc xin tiếp xúc với nhiệt độ bên ngoài có thể giảm hiệu quả và thay đổi cấu trúc.
Bởi lưu trữ vắc xin lỗi có thể dẫn tới thiệt hại hàng tỷ USD, không những thế nó còn gây nguy hiểm tính mạng cho người dùng, làm mất lòng tin ở bệnh nhân.
Tài liệu cũng nhấn mạnh các sự cố như mất điện hoặc thảm họa tự nhiên không phải là những yếu tố duy nhất khiến vắc xin biến đổi. Các cơ sở lưu trữ vắc xin luôn phải trong tình trạng sẵn sàng đối phó với các tình huống xấu nhất. Bảo quản không đúng nhiệt độ hoặc tiêm chủng không đúng cách có thể biến vắc xin thành liều thuốc độc chết người.
Bảo quản vắc xin tại Việt Nam còn nhiều lỗ hổng
Phản ứng sau tiêm vắc xin gồm các mức độ: sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, quấy khóc, trụy mạch, sốt cao, thậm chí sốc, nguy hiểm đến tính mạng (rất hiếm).
Trở lại vụ 3 trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm vắc xin viêm gan B ở Quảng trị, lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Hướng Hóa cho biết, vắc xin được bảo quản đúng quy trình, còn hạn sử dụng và được tiêm bởi 1 nữ hộ sinh giàu kinh nghiệm có trên 20 năm công tác.
Lô vắc xin tiêm cho 3 trẻ sơ sinh do Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Hướng Hóa nhận từ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Trị, tên vắc xin là viêm gan B do Cty TNHH MTV vắc xin sinh phẩm số 1- Việt Nam sản xuất thuộc số lô V-GB-020812E và V-GB-030812E, có hạn dùng đến tháng 7/2015. 
vắc xin được vận chuyển trên xe có hệ thống điều hòa, có thùng lạnh (coldbox) đựng vắc xin rồi xuất cho bệnh viện Hướng Hóa.
Tuy nhiên, tại bệnh viện vào sáng 20/7 xảy ra mất điện từ lúc 5h đến hơn 7h. Trong thời gian đó, vắc xin được bảo quản ở tủ lạnh không có điện
Trả lời về vấn đề này, lãnh đạo BVĐK Hướng Hóa cho biết, điện bị mất trong vòng 2 tiếng, vắc xin được bảo quản không có vấn đề gì. Trước đó vào ngày 19/7, có một trẻ sơ sinh được tiêm vắc xin này, người nhà của trẻ là chị Nguyễn Thị Hòa (trú tại khóm 2, TT. Khe Sanh, huyện Hướng Hóa) cho biết, cháu khỏe mạnh và bình thường.
Đến ngày 20/7, trong số 3 liều vắc xin được tiêm cho 3 trẻ sơ sinh thì có một liều còn lại cùng lô với liều vắc xin đã tiêm cho trẻ vào ngày 19/7 ở trên, thế nhưng cả 3 trẻ sau khi tiêm đều tử vong ngay sau đó. 
Điều này khiến dư luận nghi ngại về quy trình bảo quản vắc xin. Liệu việc bảo quản trong tủ lạnh bị mất điện hơn 2 giờ đồng hồ có ảnh hưởng đến chất lượng vắc xin không?
Trong khi đó, kết luận của cơ quan chức năng cho thấy: quy trình bảo quản vắc xin ở bệnh viện này chưa đúng quy định: để vắc xin cùng sinh phẩm khác; không ghi chép quản lý vắc xin hằng ngày, không lưu vỏ, lọ theo quy định; y tá đã không triển khai tiêm vắc xin tại phòng tiêm riêng mà tiêm tại phòng bệnh...
Theo phó giáo sư Đỗ Sỹ Hiển, nguyên Chủ nhiệm Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, một số vắc xin ở Việt Nam đang sử dụng thuộc thế hệ cũ, vì thế tỷ lệ phản ứng và một số chuyện rắc rối thường gặp hơn. 

vắc xin cũng như các loại thuốc điều trị khác, khi sử dụng đều có phản ứng nhất định không thể tránh khỏi dù thế hệ cũ hay mới. Lý do vì cơ địa mỗi người có phản ứng khác nhau. 

Vaccine ở viện lớn “xịn” hơn vaccine phường?

- Hỏi: Con gái tôi được 14 tháng, mới tiêm chủng bệnh viêm màng não mủ...  Nay tôi muốn tiêm phòng bệnh trái rạ cho cháu nhưng tôi lo lắng về chất lượng của vaccine ở phường. Vậy có phải vaccine ở các bệnh viện lớn "xịn" hơn trạm y tế phường? Nguyễn Thụy Diễm Trinh (huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương).

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Cháu cần tiêm mũi gì tiếp theo tùy theo trước đó cháu đã chích những vaccine gì, ví dụ như trái rạ, sởi-quai bị-rubella, não mô cầu, thương hàn, viêm não Nhật Bản, viêm gan A, cúm...

Liên tiếp tai nạn trẻ sơ sinh: Đánh mất lòng tin?

(Kiến Thức) - Ai có thể yên tâm khi ở chính nơi họ đặt hoàn toàn niềm tin lại không thể giữ an toàn cho những đứa con mới chào đời?

Sự việc đầu tiên xảy ra 9h sáng ngày 14/7/2013, tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội, khi một điều dưỡng tên Vân Anh thực hiện công việc đón 5 cháu bé đi tắm tại hai phòng điều trị 30 – 32 khoa A3. Trong lúc đẩy xe qua đoạn dốc trước cửa phòng số 32, khoa A3 (bệnh viện Phụ sản Hà Nội), xe đón bé bị đổ nghiêng, dẫn đến hậu quả 5 trẻ sơ sinh bị ngã.
Người mẹ này không cầm được nước mắt khi nghĩ tới tai nạn xảy ra với đứa con bé nhỏ của mình.
 Người mẹ này không cầm được nước mắt khi nghĩ tới tai nạn xảy ra với đứa con bé nhỏ của mình.
Điều đáng nói, qua lời kể của gia đình các cháu bé bị ngã thì thời điểm đó, điều dưỡng Vân Anh có thái độ nặng nề, vùng vằng. Chiếc xe đẩy cao gần 1m chỉ đủ chỗ nằm cho 4 cháu nhưng lại được “nhồi nhét” tới 5 trẻ sơ sinh mới được vài ngày tuổi.
Rất may mắn các cháu bé bị ngã chưa bị phát hiện vấn đề sức khỏe nào quá nghiêm trọng.
Tai nạn với 5 bé sơ sinh ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội còn nóng hổi thì lại tiếp tục đến vụ việc kinh hoàng hơn: 3 bé sơ sinh 1 ngày tuổi tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Hướng Hóa- Quảng Trị. Sau đó chỉ 1 ngày, 1 bé sơ sinh cũng 1 ngày tuổi ở Bình Thuận cũng tử vong sau khi tiêm vắc xin viêm gan B. Diễn biến các vụ việc tóm tắt như sau:
Đêm 19/7, 3 em bé chào đời, được sinh thường ở Bệnh viện đa khoa Hướng Hóa, Quảng Trị. Ngày 20/7, sau khi được tiêm phòng vắc xin viêm gan B, cả 3 trẻ này đều tử vong.
Ai sẽ trả lại những em bé đã mất cho họ?
 Ai sẽ trả lại những em bé đã mất cho họ?
Sau khi vụ việc xảy ra, Bộ Y tế đã cử đoàn chuyên gia về tận Quảng Trị để tìm nguyên nhân dẫn tới cái chết thương tâm của 3 cháu bé. Kết luận ban đầu đưa ra là do sốc phản vệ chưa rõ nguyên nhân. Một lần nữa các bà mẹ trong cả nước lại nín thở chờ đợi kết luận chính thức của Bộ Y tế sau khi mẫu vắc xin viêm gan B đã tiêm cho các bé được đưa đi nước ngoài kiểm nghiệm.
Cháu bé sơ sinh xấu số thứ 4 cũng gánh hậu quả như 3 bé trên sau khi tiêm vắc xin viêm gan B ở Bình Thuận. Em bé này là con của sản phụ Võ Thị Thúy, 27 tuổi, ngụ thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong, Bình Thuận. Sản phụ này nhập viện và sinh bé gái lúc 6h ngày 21/7 và đến 10h cùng ngày thì các y tá tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan cho bé. Khoảng 22h30 thì cháu bé tử vong. Nguyên nhân cái chết của cháu bé đang tiếp tục được ngành y tế làm rõ.
Như vậy, chỉ trong vòng 10 ngày từ 14 đến 23 tháng 7, liên tiếp những tai nạn thương tâm xảy ra với các bé sơ sinh là cú sốc quá lớn với dư luận. Dù những sự việc trên là do bất cẩn của các y bác sĩ, hộ lý, hay do khách quan thì đều khó có thể chấp nhận được.
Liệu ai có thể yên tâm khi ở ngay bệnh viện, nơi họ đặt hoàn toàn niềm tin vào thời khắc quan trọng nhất của người mẹ, lại không thể giữ an toàn cho những đứa con mới chào đời?
Vấn đề đặt ra là ngành y tế có nhìn nhận nghiêm túc các trường hợp này, tránh để mất lòng tin của người dân?