Tránh nắng như thiêu đốt, ngỗng đầu sọc lập kế kiếm ăn

(Kiến Thức) - Để tránh cái nắng như thiêu như đốt, ngỗng đầu sọc quý hiếm ở khu đầm lầy thuộc công viên quốc gia Trương Dịch, Cam Túc, Trung Quốc đã dẫn đàn con đi ăn từ sáng sớm tinh mơ.

Thời tiết bắt đầu chuyển nắng nóng gay gắt, để tránh cái nắng như thiêu như đốt, ngỗng đầu sọc quý hiếm ở khu đầm lầy thuộc công viên quốc gia Trương Dịch, Cam Túc, Trung Quốc đã dẫn đàn con đi ăn từ sáng sớm tinh mơ.
Tranh nang nhu thieu dot, ngong dau soc lap ke kiem an
 
Theo các nhân viên trong công viên quốc gia, những con ngỗng đầu sọc con vừa mới nở không lâu, vô cùng háo hức khi được dẫn đi kiếm ăn, khám phá thiên nhiên.

Mời quý vị xem video: Xem rắn săn mồi ngoạn mục

Đầu tiên, cả gia đình ngỗng đầu sọc tiếp cận những thảm cỏ xanh mượt, tươi tốt đều kiếm giun, dế và các loại côn trùng nhỏ. Sau đó, chúng xuống nước để bơi lội và kiếm thêm cá nhỏ và các loại thức ăn khác. 
Tranh nang nhu thieu dot, ngong dau soc lap ke kiem an-Hinh-2
 
Được biết, ngỗng đầu sọc có tên khoa học là Anser indicus. Cái tên ngỗng đầu sọc được đặt tên từ hai thanh sợi lông màu nâu đen mà thông thường bọc quanh mặt sau của đầu của nó.
Loài ngỗng này sinh sống chủ yếu ở khu vực Trung Á, có đôi cánh rộng và được xếp đứng top 3 trong danh sách 10 "ông vua" chinh phục độ cao trong thế giới loài chim.
Tranh nang nhu thieu dot, ngong dau soc lap ke kiem an-Hinh-3
 
Vào mùa đông, chúng thường bay vào Nam tránh rét và chuyến bay của loài này có thể đạt được độ cao gần 9.000m so với mặt nước biển.
Hiện, do mất môi trường sống và sự biến đổi khí hậu, loài ngỗng đầu sọc đang ngày một ít đi, trở thành một trong những loài ngỗng quý hiếm, rơi vào danh sách những loài bị đe dọa tuyệt chủng.

Khám phá loài ngỗng sư tử “vặt cỏ” nhanh hơn máy xén

(Kiến Thức) - Cùng với ngỗng trời, ngỗng xám cổ trắng thì ngỗng sư tử cũng là một trong những giống ngỗng được nuôi phổ biến ở nước ta. Chúng ăn rất tạp,  được ví như những “cỗ máy xén cỏ”.

Kham pha loai ngong su tu “vat co” nhanh hon may xen
 Ngỗng sư tử có bộ lông màu xám, mào màu đen, đầu to trông khá dữ tợn. Đây là giống ngỗng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới. Ảnh wikimedia.
Kham pha loai ngong su tu “vat co” nhanh hon may xen-Hinh-2
 Ngỗng sư tử đực trưởng thành có thể nặng tới 7kg trong khi ngỗng cái có thể đạt trọng lượng 6kg. Ảnh vatgia.
Kham pha loai ngong su tu “vat co” nhanh hon may xen-Hinh-3
 Ngỗng sư tử cái có thể đẻ từ 50 - 70 trứng/năm với quả trứng có kích thước lớn, từ 160g - 180g/quả. Ảnh caycanhvatnuoi.
Kham pha loai ngong su tu “vat co” nhanh hon may xen-Hinh-4
 Ngỗng sư tử có nguồn gốc từ Trung Quốc và Xiberi. Giống ngỗng này được đưa vào nước ta từ rất lâu và đến nay nó gần như một giống ngỗng nội. Ảnh wikimedia.
Kham pha loai ngong su tu “vat co” nhanh hon may xen-Hinh-5
 Ở nước ta, ngỗng sư tử được nuôi phổ biến ở nhiều vùng thuộc đồng bằng sông Hồng và tập trung ở tỉnh Hà Tây cũ. Ảnh ngongquyettien.
Kham pha loai ngong su tu “vat co” nhanh hon may xen-Hinh-6
 Giống ngỗng sư tử này ăn tạp tất cả loại cỏ, từ cỏ non, cỏ già, cỏ dại và chúng có thể vặt tận gốc cây cỏ, cả phần củ rễ. Vì vậy mà chúng được ví như những “cỗ máy xén cỏ”. Ảnh dacsansach.
Kham pha loai ngong su tu “vat co” nhanh hon may xen-Hinh-7
 Khả năng vặt cỏ của giống ngỗng sư tử này thậm chí còn tốt hơn cả loài bò. Ảnh ytimg.
Mời quý vị xem video: Những động vật đáng yêu

Lên núi xem thiên nhiên hoang dã, đụng độ ngay điều đáng sợ

(Kiến Thức) - Khi đi đến đoạn đường lầy lội, hai vợ chồng cô vô cùng hoảng sợ khi một con hổ vằn xuất hiện đột ngột và chặn giữa đường. Cảm thấy được sự nguy hiểm cận kề, hai vợ chồng cô quyết định bỏ lại chiếc xe máy và trèo lên bụi tre.

Đôi khi có việc phải vào núi sâu, băng qua rừng vắng, con người có thể sẽ phải chạm trán với những loài động vật hoang dã nguy hiểm.
Thế nhưng chỉ cần nhớ kỹ, phần lớn động vật hoang dã đều không chủ động tấn công con người, vì vậy không trêu chọc chúng sẽ không gặp phải phiền phức, bi kịch.