Lạ kỳ bầy ngỗng bị sét đánh chết khi đang bay trên trời

Xác bầy ngỗng hơn 50 con được phát hiện chết tại bãi đậu xe Idaho trong một tai nạn được cho là hy hữu.

Vào tối hôm thứ bảy 7/4, bầy ngỗng 51 con trên đường di cư về phương bắc thì gặp một trận giông bão dữ dội ở thành phố Idaho Falls. Mặc dù bầy ngỗng bị đè bởi những viên mưa đá lớn như trái bóng golf nhưng các quan chức động vật hoang dã tin rằng nguyên nhân thực sự khiến chúng chết là do bị sét đánh.
La ky bay ngong bi set danh chet khi dang bay tren troi-Hinh-3
 
Ông James Brower- điều phối viên của Cơ quan thủy sản và động vật hoang dã bang Idaho (IDFG) nói với trang tin Fox News: "Mưa đá chỉ làm chúng bị thương nhưng tất cả đều chết, khi cảnh sát đến không con ngỗng nào còn có thể cử động hay co giật cả”.
Viên cảnh sát đã mổ khám nghiệm xác một số con ngỗng và phát hiện ra rằng phổi của chúng đã bị nổ tung. Xác của chúng nằm rải rác trong bán kính gần 100m tính từ trung tâm- bằng chứng cho thấy chúng chết do bị sét đánh.
James Brower, điều phối viên phục vụ tình nguyện trong khu vực của IDFG, nói: ‘Một “cơn bão hoàn hảo” với gió và hướng thổi– tất cả đều góp phần gây ra cái chết của bầy ngỗng này. Mẹ thiên nhiên đôi khi tàn nhẫn với động vật hoang dã, chúng tôi lo ngại về những vụ tai nạn ô tô và xe tải. Đôi khi động vật bị ảnh hưởng thời tiết”.
Đây không phải là lần đầu tiên sét đánh làm chết động vật.
Đã có ba trường hợp những bầy gia súc lớn bị sét đánh chết vào năm 1990 ở Virginia, năm 2005 ở Úc và Uruguay vào năm 2008.
Nhưng trường hợp chết do bị sét đánh nhiều nhất là vào năm 2016 với 70 con tuần lộc ở Na Uy.
La ky bay ngong bi set danh chet khi dang bay tren troi-Hinh-4
 Đàn tuần lộc bị sét đánh chết

NASA làm gì để khám phá vùng trái tim của sao Hỏa?

(Kiến Thức) - Cụ thể, NASA sắp có kế hoạch khám phá vùng trái tim của sao Hỏa trong vài tháng tới, thông tin được công bố tại Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực (JPL) ở Pasadena, California, Mỹ.
 
 

Theo kế hoạch thì sứ mệnh khám phá vùng trái tim sao Hỏa sẽ ra mắt vào ngày 5/5, cuộc thăm dò nội thất sao Hỏa của NASA sử dụng các cuộc khảo sát địa chấn, đo đạc và vận chuyển nhiệt (InSight), một máy bay chở đất cố định, và sẽ là sứ mệnh đầu tiên dành để khám phá nội thất sâu trên sao Hỏa.
Nguồn ảnh: Phys.
Nguồn ảnh: Phys. 

Ấn tượng cảnh hàng nghìn con ngỗng bay "lấp kín" bầu trời

Khi đi qua hồ nước ở Khu quản lý động vật hoang dã Middle Creek ở Pennsylvania, Mỹ, nhiếp ảnh gia nghiệp dư David Hua đã chứng kiến cảnh hàng nghìn con ngỗng bay lên trời.

An tuong canh hang nghin con ngong bay
Hàng nghìn con ngỗng bay lên khỏi hồ nước trong buổi hoàng hôn và tạo ra cảnh tượng tuyệt đẹp. (Nguồn: David Hua) 

Khám phá loài ngỗng sư tử “vặt cỏ” nhanh hơn máy xén

(Kiến Thức) - Cùng với ngỗng trời, ngỗng xám cổ trắng thì ngỗng sư tử cũng là một trong những giống ngỗng được nuôi phổ biến ở nước ta. Chúng ăn rất tạp,  được ví như những “cỗ máy xén cỏ”.

Kham pha loai ngong su tu “vat co” nhanh hon may xen
 Ngỗng sư tử có bộ lông màu xám, mào màu đen, đầu to trông khá dữ tợn. Đây là giống ngỗng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới. Ảnh wikimedia.
Kham pha loai ngong su tu “vat co” nhanh hon may xen-Hinh-2
 Ngỗng sư tử đực trưởng thành có thể nặng tới 7kg trong khi ngỗng cái có thể đạt trọng lượng 6kg. Ảnh vatgia.
Kham pha loai ngong su tu “vat co” nhanh hon may xen-Hinh-3
 Ngỗng sư tử cái có thể đẻ từ 50 - 70 trứng/năm với quả trứng có kích thước lớn, từ 160g - 180g/quả. Ảnh caycanhvatnuoi.
Kham pha loai ngong su tu “vat co” nhanh hon may xen-Hinh-4
 Ngỗng sư tử có nguồn gốc từ Trung Quốc và Xiberi. Giống ngỗng này được đưa vào nước ta từ rất lâu và đến nay nó gần như một giống ngỗng nội. Ảnh wikimedia.
Kham pha loai ngong su tu “vat co” nhanh hon may xen-Hinh-5
 Ở nước ta, ngỗng sư tử được nuôi phổ biến ở nhiều vùng thuộc đồng bằng sông Hồng và tập trung ở tỉnh Hà Tây cũ. Ảnh ngongquyettien.
Kham pha loai ngong su tu “vat co” nhanh hon may xen-Hinh-6
 Giống ngỗng sư tử này ăn tạp tất cả loại cỏ, từ cỏ non, cỏ già, cỏ dại và chúng có thể vặt tận gốc cây cỏ, cả phần củ rễ. Vì vậy mà chúng được ví như những “cỗ máy xén cỏ”. Ảnh dacsansach.
Kham pha loai ngong su tu “vat co” nhanh hon may xen-Hinh-7
 Khả năng vặt cỏ của giống ngỗng sư tử này thậm chí còn tốt hơn cả loài bò. Ảnh ytimg.
Mời quý vị xem video: Những động vật đáng yêu