Trạm cân “lên núi”, xe siêu tải tung hoành trên Quốc lộ 1A

(Kiến Thức) - Tại địa phận Quảng Bình, Hà Tĩnh, các trạm cân được di chuyển "lên núi" khiến QL1A đang bị cày nát bởi các xe siêu tải.

Mặc dù Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an đã ban hành văn bản số 12593/KHPH-BGTVT-BCA ngày 21/11/2013 về việc xử lý xe quá trọng tải lưu thông trên đường bộ nhưng xem ra tại địa bàn hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh, tình trạng này vẫn còn phức tạp, chưa được xử lý triệt để. Hiện trên tuyến đường Quốc lộ 1A qua 2 tỉnh này, các xe siêu tải vẫn coi thường pháp luật, ung dung tung hoành phá nát tuyến đường này.
Những chiếc xe quá tải vẫn ngang nhiên đi lại trên tuyến Quốc lộ 1A...
Những chiếc xe quá tải vẫn ngang nhiên đi lại trên tuyến Quốc lộ 1A...
Theo ghi nhận của phóng viên Kiến Thức, trong những ngày vừa qua, khi trạm cân Quảng Bình dời vị trí “chiến đấu” lên đường 12A để chặn các xe quá tải, siêu tải chở vật liệu từ các mỏ đá, mỏ cát từ các huyện miền núi Tuyên Hóa, Minh Hóa, tình trạng xe quá tải trên tuyến Quốc lộ 1A phức tạp trở lại với sự hoành hành của các xe siêu tải.
Với vị trí đặt mới là đưa trạm cân “lên núi”, các đơn vị xe tải cũng có sự thích nghi mới. Đó là thay vì lấy đá, cát từ các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, các đơn vị quay sang lấy tại mỏ trên địa bàn huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy.
Một tài xế cho biết: “Xe chúng tôi phải chở thường xuyên quá tải trên 30%, nếu bị lập biên bản thì phạt nặng lắm nên đành phải đi xa một chút”.
Ông Hoàng Ngọc Dũng, Chánh Thanh tra Sở GTVT Quảng Bình,  thừa nhận, việc đặt trạm cân tại các vị trí luân phiên nhau chỉ là giải pháp tình thế. Đặt chỗ này thì mất chỗ kia, phương tiện thì chỉ có một trạm cân cố định, còn cân xách tay thì cũng làm nhưng nhân sự không đủ để triển khai. Hiện nay đường 12A là một “điểm nóng” về xe quá tải.
Khi phóng viên đi theo đoàn xe siêu tải từ Quảng Bình ra đến cảng Vũng Áng thuộc tỉnh Hà Tĩnh, không có bất kỳ một lực lượng chức năng nào ở Quảng Bình tuần tra, kiểm soát. Tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chỉ có Đội tuần tra của lực lượng CSGT phía Nam kiểm tra,  nhưng những xe siêu tải này vẫn thản nhiên về đích.
Xe siêu tải đông như kiến.
Xe siêu tải đông như kiến.
Cũng như ở Quảng Bình, vị trí trạm cân ở Hà Tĩnh cũng được dời “lên núi” trên đường 12C nhưng do không có vị trí đặt cân cố định nên dành phải dùng cân xách tay, còn cân cố định phải để đó không sử dụng. Phải chăng hai đơn vị này đã phối hợp đồng thời với nhau dời vị trí chiến đấu, bỏ mặc Quốc lộ 1A để cho xe siêu tải cứ hiên ngang tung hoành?
Thanh tra viên tỉnh Hà Tĩnh, ông Đinh Sỹ Hạnh, cho biết: “Lý do dời vị trí trạm cân lên đường 12C là, đây là một điểm nóng về xe quá tải”.
Tuy nhiên, khi phóng viên hỏi về lượng xe vi phạm lập biên bản xử lý tại thời điểm hiện tại, ông Hạnh bảo rằng: “Thì chỉ có hai xe bị xử phạt”.
Dư luận cho rằng, với việc phối hợp chưa chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng và việc xử lý không nghiêm nên tình trạng xe quá tải tại địa bàn hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh trở nên phức tạp. Các cơ quan chức năng, đặc biệt là 2 đơn vị Bộ GTVT, Bộ Công An nên xem xét, có phương án khả thi hơn để xe quá tải không còn là chủ đề nóng.

Soi cáp treo tự chế... đu qua sông Hồng của dân Hà Nội

(Kiến Thức) - Cáp treo được một số hộ dân thôn Mai Châu (Đại Mạch, Hà Nội) đưa vào sử dụng gần 1 năm, để chở các mặt hàng nông sản qua sông.

Cáp treo tự chế ở thôn Mai Châu, xã Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội được một số hộ dân nơi đây sử dụng để làm phương tiện vận chuyển người đi làm, cùng các mặt hàng nông sản (chuối, ổi, táo...) từ phần bãi bồi bên kia sông về nhà.
Cáp treo tự chế ở thôn Mai Châu, xã Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội được một số hộ dân nơi đây sử dụng để làm phương tiện vận chuyển người đi làm, cùng các mặt hàng nông sản (chuối, ổi, táo...) từ phần bãi bồi bên kia sông về nhà.

Hệ thống cáp treo được người dân nơi đây chế tạo khá công phu. Từ phần trụ cột cho đến hệ thống các dây cáp, máy móc, ròng rọc... đều được móc nối với nhau rất cẩn thận.
Hệ thống cáp treo được người dân nơi đây chế tạo khá công phu. Từ phần trụ cột cho đến hệ thống các dây cáp, máy móc, ròng rọc... đều được móc nối với nhau rất cẩn thận. 

Theo bà Nguyễn Thị Hoa (thôn Mai Châu, xã Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội - Cũng chính là hộ gia đình đang trông coi cáp treo còn hoạt động) cho biết: "Cáp treo được đưa vào sử dụng hơn 1 năm. Chúng tôi cùng nhau quyên góp hơn 20 triệu để tự dựng lên hệ thống cáp treo này (7 hộ gia đình). Mục đích chính chỉ để phục vụ cho việc chở các mặt hàng nông sản trồng bên kia bãi qua sông về cho đỡ vất vả, đỡ nguy hiểm hơn. Trước đây, chưa có cáp treo mọi người thường dùng thuyền nhỏ để đi qua sông".
Theo bà Nguyễn Thị Hoa (thôn Mai Châu, xã Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội - Cũng chính là hộ gia đình đang trông coi cáp treo còn hoạt động) cho biết: "Cáp treo được đưa vào sử dụng hơn 1 năm. Chúng tôi cùng nhau quyên góp hơn 20 triệu để tự dựng lên hệ thống cáp treo này (7 hộ gia đình). Mục đích chính chỉ để phục vụ cho việc chở các mặt hàng nông sản trồng bên kia bãi qua sông về cho đỡ vất vả, đỡ nguy hiểm hơn. Trước đây, chưa có cáp treo mọi người thường dùng thuyền nhỏ để đi qua sông". 

Được biết, hệ thống cáp treo kéo dài hơn 100 m (từ bờ bên này sang bờ bên kia), trụ cột được những người dân nơi đây đúc bằng bê tông sâu khoảng 1m. Còn để vận hành cho cáp treo chạy người dân dùng bộ động cơ chế từ xe máy cũ.
 Được biết, hệ thống cáp treo kéo dài hơn 100 m (từ bờ bên này sang bờ bên kia), trụ cột được những người dân nơi đây đúc bằng bê tông sâu khoảng 1m. Còn để vận hành cho cáp treo chạy người dân dùng bộ động cơ chế từ xe máy cũ. 

Cận cảnh bộ động cơ chế từ chiếc xe máy cũ được người dân thôn Mai Châu dùng để vận hành cáp treo qua sông.
Cận cảnh bộ động cơ chế từ chiếc xe máy cũ được người dân thôn Mai Châu dùng để vận hành cáp treo qua sông. 

Đáng chú ý hơn,đường dây cáp được người dân nối qua ròng rọc thẳng xuống động cơ một cách rất khéo léo.
Đáng chú ý hơn,đường dây cáp được người dân nối qua ròng rọc thẳng xuống động cơ một cách rất khéo léo.

Giá đỡ của cáp treo tự chế làm bằng những thanh sắt to hàn ghép vào nhau.
 Giá đỡ của cáp treo tự chế làm bằng những thanh sắt to hàn ghép vào nhau.

Hầu hết 7 hộ dân góp chung nhau tiền để dựng cáp treo đều tỏ ra vui sướng khi họ có cây cáp treo này, bởi nó đã giảm thiểu rất nhiều sức lao động, công vận chuyển hàng hóa của họ từ phía bên kia bãi sông về nhà. Nhiều người dân cho biết, nếu lần đầu đi chắc chắn sẽ cảm thấy nguy hiểm nhưng họ đi mãi rồi cũng thành quen.
 Hầu hết 7 hộ dân góp chung nhau tiền để dựng cáp treo đều tỏ ra vui sướng khi họ có cây cáp treo này, bởi nó đã giảm thiểu rất nhiều sức lao động, công vận chuyển hàng hóa của họ từ phía bên kia bãi sông về nhà. Nhiều người dân cho biết, nếu lần đầu đi chắc chắn sẽ cảm thấy nguy hiểm nhưng họ đi mãi rồi cũng thành quen.

Biển quảng cáo khủng rơi, đè bẹp 9 xe máy

(Kiến Thức) - Một tấm biển quảng cáo của cửa hàng Viễn thông nặng hàng tấn kích thước hơn 10m2 đổ ập xuống lề đường, nơi thường ngày nườm nượp người đi ngang...

Sự cố xảy ra khi cơn mưa vừa dứt vào chiều 19/8 tại trước cửa hàng Viễn thông Á châu (số 108, đường Đinh Tiên Hoàng, phường 1, quận Bình Thạnh, TP HCM).
Sự cố xảy ra khi cơn mưa vừa dứt vào chiều 19/8 tại trước cửa hàng Viễn thông Á châu (số 108, đường Đinh Tiên Hoàng, phường 1, quận Bình Thạnh, TP HCM).