Cao tốc tỷ đô kết nối 3 tỉnh miền Tây triển khai sớm hơn dự kiến

Dự án cao tốc nối liền Bến Tre, Trà Vinh và Tiền Giang (cũ) đang được ưu tiên triển khai sớm hơn dự kiến.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa có những chỉ đạo quan trọng nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án cao tốc kết nối Bến Tre với Trà Vinh (sau sáp nhập là tỉnh Vĩnh Long) và Tiền Giang (sau sáp nhập với Đồng Tháp thành tỉnh Đồng Tháp), sớm hơn so với quy hoạch mạng lưới đường bộ giai đoạn 2021-2025.

doc-vinh-long-2-93447-114978-1-17524687916871187441551.jpg
Tỉnh Vĩnh Long sau hợp nhất Trà Vinh, Bến Tre, Vĩnh Long (Ảnh Internet)

Cụ thể, Văn phòng Chính phủ đã ban hành văn bản số 6467 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Thành Long về việc thực hiện kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre, Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Long và Thường trực Tỉnh ủy Trà Vinh. Theo đó:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý kiến nghị sớm phê duyệt điều chỉnh dự án quản lý nước Bến Tre (JICA3). Đồng thời, Bộ cần chỉ đạo chủ đầu tư sớm hoàn chỉnh các thủ tục để tổ chức đấu thầu trong năm nay và hoàn thành dự án vào năm 2028. Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ xem xét hỗ trợ phân bổ vốn ngân sách Trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 để đầu tư hoàn chỉnh 2 cống Vàm Thơm và Vàm Nước Trong với tổng kinh phí khoảng 1.500 tỷ đồng, nhằm hoàn thiện hệ thống ngăn mặn, trữ ngọt, đảm bảo nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng nghiên cứu, xử lý kiến nghị xem xét, cân đối khoảng 19.680 tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương để đầu tư các công trình giao thông thiết yếu giai đoạn 2026-2030. Cụ thể, các dự án trọng điểm bao gồm:

  • Các dự án trên tuyến Quốc lộ 57: Tổng mức đầu tư khoảng 2.200 tỷ đồng.
  • Các dự án trên tuyến Quốc lộ 57B: Bao gồm nâng cấp, mở rộng đoạn từ Quốc lộ 57, Chợ Lách đến giao ĐT.DK.08 (kể cả xây mới cầu Tân Phú và xây dựng cầu An Hóa 2) với tổng mức đầu tư khoảng 6.600 tỷ đồng; và đoạn giao ĐT.DK.08, Bình Đại đến cuối tuyến với tổng mức đầu tư khoảng 2.080 tỷ đồng.
  • Các dự án trên tuyến Quốc lộ 60: Gồm mở rộng cầu Hàm Luông với tổng mức đầu tư khoảng 2.800 tỷ đồng; nâng cấp đoạn 2, 3, 4 thuộc dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng 4 đoạn tuyến Quốc lộ 60 nối cầu Rạch Miễu đến cầu Cổ Chiên, Bến Tre (cũ) theo hình thức hợp đồng BOT, tổng mức đầu tư khoảng 1.600 tỷ đồng.
  • Các dự án trên tuyến Quốc lộ 57C: Bao gồm nâng cấp Quốc lộ 57C, đoạn từ giáp Quốc lộ 57B, Châu Thành đến vòng xoay Tân Thành, Bến Tre (cũ) với tổng mức đầu tư khoảng 870 tỷ đồng; nâng cấp Quốc lộ 57C đoạn từ cầu Mỹ Hóa đến cuối tuyến, tổng mức đầu tư khoảng 2.200 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng cũng được Phó thủ tướng yêu cầu hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương để xây dựng các dự án trên tuyến Quốc lộ 60, để khi đưa cầu Rạch Miễu 2 vào hoạt động nhằm tránh ùn tắc giao thông. Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng cần quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi và ưu tiên phân bổ nguồn vốn đầu tư công cho các dự án trên tuyến đường bộ ven biển đã được phê duyệt chủ trương đầu tư theo Nghị quyết của Chính phủ.

Các dự án đường bộ ven biển được đặc biệt chú trọng, bao gồm:

  • Dự án Xây dựng tuyến đường bộ ven biển kết nối Bến Tre (cũ) với Tiền Giang (sau sáp nhập là tỉnh Đồng Tháp) và Trà Vinh (cũ), dự án này thuộc chương trình DPO; Dự án xây dựng cầu Cửa Đại trên tuyến đường bộ ven biển kết nối Bến Tre (sau sáp nhập là tỉnh Vĩnh Long) với Tiền Giang (sau sáp nhập là tỉnh Đồng Tháp), theo Quyết định số 216 ngày 2/3/2024 của Thủ tướng về việc phân cấp và giao cơ quan chủ quản đầu tư các dự án đường bộ theo Nghị quyết số 106 ngày 28/11/2023 của Quốc hội.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long cũng yêu cầu UBND tỉnh Vĩnh Long huy động nguồn lực địa phương và khu vực tư nhân (theo phương thức đối tác công tư) để tham gia đầu tư. Bộ Xây dựng sẽ phối hợp chặt chẽ với tỉnh trong việc đầu tư đoạn cao tốc trên địa bàn Bến Tre (cũ), kết nối Trà Vinh (cũ) và Tiền Giang (sau sáp nhập là tỉnh Đồng Tháp) trong giai đoạn 2026-2030. Sau đó, các bên sẽ báo cáo Thủ tướng chấp thuận cho đầu tư sớm hơn so với quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2050.

Để đảm bảo các kiến nghị, đề xuất được xử lý kịp thời, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính khẩn trương giải quyết và báo cáo Thủ tướng kết quả giải quyết hoặc các nội dung vượt thẩm quyền (nếu có); đồng kính gửi Văn phòng Trung ương Đảng để báo cáo đồng chí Tổng Bí thư trước ngày 30/07/2025.

Đà Nẵng phê duyệt siêu dự án đường thủy gần 10.000 tỷ đồng

Đà Nẵng vừa phê duyệt dự án du lịch đường thủy nội địa trị giá gần 10.000 tỷ, với 20 bến thủy hiện đại, công viên ven sông và sản phẩm du lịch đa dạng

UBND TP Đà Nẵng vừa chính thức chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh du lịch đường thủy nội địa, với tổng mức đầu tư lên đến gần 10.000 tỷ đồng (đã bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng). Dự án hứa hẹn sẽ đưa du lịch đường thủy của thành phố lên một tầm cao mới, đồng thời góp phần giảm tải áp lực giao thông đường bộ và đa dạng hóa phương thức vận chuyển hành khách.

Dự án có thời hạn hoạt động 50 năm, tập trung triển khai dọc theo các tuyến sông lớn như sông Hàn, sông Cổ Cò, sông Vĩnh Điện và sông Cẩm Lệ. Theo đó, thành phố sẽ đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp mở rộng 20 bến thủy nội địa cùng các công trình phụ trợ, với tổng diện tích đất hơn 15ha. Đặc biệt, dự án còn bao gồm việc xây dựng công viên phía sau 11 bến, với tổng diện tích dự kiến hơn 25ha, tạo thêm không gian xanh và điểm nhấn cảnh quan cho khu vực.

Siết quản lý đất công, Vũng Tàu tăng cường nguồn lực phát triển bền vững

Thực trạng đất công bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích gây lãng phí nguồn lực, phường Vũng Tàu (TP.HCM) đang triển khai các biện pháp mạnh mẽ, yêu cầu rà soát toàn diện và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm.

Vũng Tàu, TP HCM – Trước tình trạng đất công bị sử dụng sai mục đích, lấn chiếm nhỏ lẻ và bỏ hoang, lãnh đạo phường Vũng Tàu đã ra yêu cầu tăng cường quản lý, rà soát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả quỹ đất công, chống lãng phí và tạo nguồn lực phát triển bền vững cho địa phương.

Ngày 11/7, ông Nguyễn Tấn Bản, Bí thư Đảng ủy phường Vũng Tàu, cho biết Thường trực Đảng ủy phường đã ban hành văn bản gửi HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ phường cùng các cấp ủy Đảng trực thuộc, yêu cầu tăng cường công tác quản lý đất công trên địa bàn.

TPHCM đổi mới y tế sau sáp nhập, cam kết nâng cao chất lượng

TP HCM có 164 bệnh viện sau sáp nhập, nhưng tỉ lệ giường bệnh/vạn dân lại giảm. Ngành y tế biến 125 trạm y tế thành "bệnh viện thu nhỏ" để giảm tải.

8888.jpg
Hình ảnh người dân ngồi chờ khám bệnh từ rất sớm tại Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM

Chiều ngày 9/7, Sở Y tế TP HCM đã tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tại đây, nhiều thông tin quan trọng về hệ thống y tế thành phố sau khi sáp nhập 3 địa phương đã được công bố.