Tổng công ty Điện lực TPHCM bị Kiểm toán Nhà nước “sờ gáy” năm 2020

(Kiến Thức) - Tổng công ty Điện lực TPHCM nằm trong hàng loạt dự án, doanh nghiệp lớn vừa được Kiểm toán Nhà nước đưa vào danh sách kiểm toán năm 2020.

Theo Báo giao thông, Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) Hồ Đức Phước vừa báo cáo Quốc hội kế hoạch kiểm toán năm 2020.
Theo đó, trong năm tới, Tổng KTNN sẽ lựa chọn các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước có quy mô phù hợp để thực hiện kiểm toán. Những cái tên được liệt kê trong báo cáo của KTNN là các Tổng công ty trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam như Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP, Tổng công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP, Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí.

Video: Kiểm toán Nhà nước kiểm toán Vicem. Nguồn: Youtube


Tong cong ty Dien luc TPHCM bi Kiem toan Nha nuoc “so gay” nam 2020
Tổng Công ty Điện lực TP.HCM. Ảnh: Baodatviet. 
Tổng công ty Điện lực TPHCM, Tổng công ty CP Bảo hiểm Bảo Minh, Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội, Tổng công ty Đầu tư và phát triển hạ tầng đô thị UDIC, Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn - TNHH MTV, Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn - TNHH MTV, Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn - TNHH MTV, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam.
Tổng công ty Trực thăng Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Tổng công ty Đông Bắc, Dự án đầu tư xây dựng trụ sở Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội thuộc Tổng cục Chính trị, 2 dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Hữu nghị Việt - Đức.
KTNN sẽ kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước năm 2019 kết hợp với việc đánh giá công tác tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty Nhà nước; đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính và cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư của Nhà nước tại các đơn vị được kiểm toán…
Về đầu tư xây dựng và chương trình, dự án, Kiểm toán Nhà nước dự kiến thực hiện 34 cuộc tại các dự án đầu tư lớn, được dư luận quan tâm như: các dự án BT thuộc Khu đô thị mới Thủ thiêm TP HCM; đầu tư xây dựng đường vành đai II, III thành phố Hà Nội; các tuyến đường trên tuyến Quốc lộ 1A; tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020; các dự án thủy lợi (Hồ chứa nước Đồng Mít; hệ thống thủy lợi Tân Mỹ; hồ chứa nước Sông Lũy, Bắc sông Chu - Nam sông Mã...
Trong lĩnh vực ngân sách Nhà nước, ngoài kiểm toán Báo cáo quyết toán NSNN năm 2019 tại Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, cơ quan kiểm toán dự kiến kiểm toán 12 Bộ, cơ quan trung ương và 41 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Với lĩnh vực doanh nghiệp và tổ chức tài chính - ngân hàng, Kiểm toán Nhà nước dự kiến thực hiện 16 cuộc, gồm Ngân hàng Nhà nước, 12 tập đoàn, tổng công ty nhà nước và 3 ngân hàng thương mại như Vietcombank, Agribank, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Bảo hiểm Bảo Minh…

Nhân vụ sư Toàn xin giữ 300 tỷ: Kiểm toán dòng tiền khủng ở đền chùa

Việc nhà sư Thích Thanh Toàn xin giữ lại khối tài sản trị giá hơn 300 tỷ đồng thuộc quyền sở hữu của mình khiến dư luận đặt câu hỏi về nguồn tiền đổ vào các cơ sở thờ tự hàng năm.

Theo ông Lê Đình Thăng, Kiểm toán trưởng Kiểm toán chuyên ngành III (Kiểm toán nhà nước chuyên ngành III kiểm toán lĩnh vực ngân sách Trung ương của Bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ), về nguyên tắc, nguồn lực tại các cơ sở thờ tự, đền chùa là một loại quỹ công cần có sự kiểm soát.

Lộ diện loạt dự án BOT lọt "tầm ngắm" Kiểm toán nhà nước

Kiểm toán Nhà nước sẽ tập trung kiểm toán các dự án trọng điểm ngành giao thông đầu tư bằng vốn ngân sách.

Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc vừa ký ban hành quyết định kiểm toán năm 2018. Theo đó, Kiểm toán Nhà nước sẽ tập trung kiểm toán một loạt dự án đầu tư công trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Vietnam Airlines “giấu lãi” 136 tỷ, kiểm toán lên tiếng

Dù kiểm toán đã nhiều năm đưa ý khiến ngoại trừ, Vietnam Airlines vẫn duy trì cách hạch toán chênh lệch tỷ giá, làm giảm hàng trăm tỷ đồng lợi nhuận ghi nhận.

Tại báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2019 của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), đơn vị kiểm toán độc lập là Công ty TNHH Deloitte Việt Nam đã đưa ra ý kiến ngoại trừ về cách hạch toán chênh lệch tỷ giá của doanh nghiệp.

Cụ thể, trong kỳ hoạt động 6 tháng đầu năm 2019, Vietnam Airlines đã trích lập chi phí phải trả lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái với số tiền khoảng 170 tỷ đồng dựa trên ước tính của ban giám đốc về sự suy giảm giá trị của VND so với các ngoại tệ đến cuối năm.
He lo vu Vietnam Airlines
 Dù kiểm toán đã nhiều năm đưa ý khiến ngoại trừ, Vietnam Airlines vẫn duy trì cách hạch toán chênh lệch tỷ giá trong 6 tháng đầu 2019, làm giảm hàng trăm tỷ đồng lợi nhuận ghi nhận. Ảnh: Ngọc Tân.