Nhân vụ sư Toàn xin giữ 300 tỷ: Kiểm toán dòng tiền khủng ở đền chùa

Việc nhà sư Thích Thanh Toàn xin giữ lại khối tài sản trị giá hơn 300 tỷ đồng thuộc quyền sở hữu của mình khiến dư luận đặt câu hỏi về nguồn tiền đổ vào các cơ sở thờ tự hàng năm.

Theo ông Lê Đình Thăng, Kiểm toán trưởng Kiểm toán chuyên ngành III (Kiểm toán nhà nước chuyên ngành III kiểm toán lĩnh vực ngân sách Trung ương của Bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ), về nguyên tắc, nguồn lực tại các cơ sở thờ tự, đền chùa là một loại quỹ công cần có sự kiểm soát.
Tổng nguồn lực của quốc gia luôn là hữu hạn
Ở nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia có nền kinh tế phát triển, nguồn quỹ công này được kiểm soát rất tốt và thông thường họ thông qua cơ chế kiểm toán để nhằm mục đích kiểm soát, tăng cường trách nhiệm giải trình và minh bạch trong việc sử dụng.
Tuy nhiên, ở nước ta, việc kiểm soát nguồn quỹ công từ các cơ sở thờ tự, đền chùa còn là một lỗ hổng pháp lý.
Nhan vu su Toan xin giu 300 ty: Kiem toan dong tien khung o den chua
Ông Lê Đình Thăng, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành III kiểm toán lĩnh vực ngân sách Trung ương của Bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ. Ảnh: LĐO. 
“Chúng ta đều biết rằng những năm vừa qua, các cơ sở thờ tự, các khu du lịch tâm linh với quy mô rất lớn và thu hút được nhiều người dân đang phát triển mạnh.
Song chúng ta vẫn chưa có cơ chế quản lý, kiểm soát những nơi này. Nguồn lực công sử dụng cho mục đích thờ tự nhưng không được thống kê, ban hành cơ chế kiểm soát và thực hiện kiểm toán việc sử dụng theo đúng mục đích.
Và những điều xảy ra tại chùa Nga Hoàng như báo chí phản ánh trong thời gian qua chỉ là một điểm nhỏ trong tất cả những lỗ hổng pháp lý hiện nay, có thể dẫn tới lạm dụng tiền công đức. Theo chúng tôi, các quỹ công cần phải có cơ chế kiểm soát và phải được kiểm toán”, ông Thăng nhận định.
Ông Thăng cũng phân tích, tổng nguồn lực của quốc gia luôn là hữu hạn nên nếu dòng tiền chảy vào đền, chùa, cơ sở thờ tự nhiều thì sẽ giảm bớt tiền vào sản xuất, kinh doanh. Trong khi đó dòng tiền vào cơ sở lại không quản lý, thiếu minh bạch, rất dễ dẫn đến trường hợp tài sản công đó biến thành của riêng.
Phải coi quỹ công đức, thiện nguyện là quỹ công và phải kiểm toán
Dù nhìn thấy rất rõ những bất cập, sự thiếu minh bạch trong việc quản lý nguồn thu chi tại các cơ sở thờ tự, song theo ông Thăng thì đang gặp khó khăn để thực hiện nhiệm vụ của mình tại khu vực được xem là “nhạy cảm” này.
Mặc dù Hiến pháp đã quy định rõ về việc kiểm toán tài chính công và tài sản công là nhiệm vụ của KTNN. Tuy nhiên, Luật kiểm toán nhà nước lại không quy định cụ thể các loại quỹ công ở cơ sở thờ tự là nhiệm vụ của KTNN.
“Theo tổ chức minh bạch tài chính thế giới việc quản lý các quỹ này có nguy cơ dẫn đến tham nhũng cao nhất. Song Việt Nam lại chưa có cơ chế quản lý thích hợp”, ông Lê Đình Thăng nhấn mạnh.
Theo ông Thăng đã đến lúc chúng ta phải thay đổi tư duy về cách quản lý, phải coi các quỹ công đức, thiện nguyện là quỹ công và phải được kiểm toán. Luật KTNN cần quy định rõ trách nhiệm kiểm toán. Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường năng lực cho KTNN.
“Chúng tôi đã nghiên cứu quy định của nhiều nước về vấn đề này, điều chúng ta cần lúc này là có sự đồng thuận. Một khi có sự quyết tâm của toàn hệ thống chính trị, sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, Quốc hội thì tôi tin rằng chúng ta sẽ giải quyết được dứt điểm vấn đề này. Chúng ta phải nhận thức rằng, quy định kiểm toán là thẩm quyền của nhà nước về kiểm toán và kiểm soát các quỹ công chứ không phải là đặc quyền đặc lợi cho KTNN”, Kiểm toán trưởng chuyên ngành III nhấn mạnh.
"Hiện nay, quỹ công được phân làm 3 loại:
Loại thứ nhất là quỹ công do nhà nước xác lập quyền sở hữu như ngân sách nhà nước hay một số quỹ khác thì đã quy định rõ và kiểm soát chặt chẽ. Loại quỹ này chiếm khoảng từ 22-25% thu nhập quốc dân hàng năm và KTNN thực hiện kiểm tóan hàng năm.
Loại thứ 2 là quỹ công thuộc sở hữu chung của nhiều người nhưng không ai đại diện chủ sở hữu và trong trường hợp này chính phủ đứng ra làm đại diện chủ sở hữu như quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Quỹ này cũng được KTNN kiểm toán hàng năm nên công tác kiểm soát cơ bản là ổn.
Loại thứ 3 là quỹ khác do nhà nước ban hành cơ chế quản lý, đây là các quỹ công mà các cơ sở thờ tự, các quỹ thiện nguyện hay các quỹ khác quy mô nhỏ, không của riêng ai mà là của chung nhưng quy mô quỹ nhỏ và rải rác nhiều loại quỹ và nhiều hình thức khác nhau."
Kiểm toán trưởng Kiểm toán chuyên ngành III - KTNN Lê Đình Thăng

Gia tài 300 tỷ của sư Thích Thanh Toàn bao gồm tài sản gì?

(Kiến Thức) - Trong clip đang gây xôn xao mạng xã hội, sư thầy Thích Thanh Toàn tuyên bố với đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc rằng ông có tài sản lên đến 200-300 tỷ đồng, và có thể cưới vợ, ăn chơi thoải mái nếu muốn.

Liên quan đến vụ Đại đức Thích Thanh Toàn, Trụ trì chùa Nga Hoàng (sinh năm 1976 quê Quảng Trị, người vướng nghi vấn gạ tình nữ phóng viên), sáng 7/10, Đại đức Thích Tâm Vượng, Phó Ban Trị sự kiêm Chánh Thư ký Ban Trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, tại cuộc họp ngày 5/9 vừa qua, Thường trực Ban Trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc đã có kết luận liên quan đến vụ việc.

Kết luận của Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc nêu rõ, trước sự thành tâm sám hối Đại tăng tại phiên họp, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc chấp nhận theo nguyện vọng xin xả giới hoàn tục tại tờ trình của Đại đức Thích Thanh Toàn.

Sư Thích Thanh Toàn gạ tình, xả giới “ngụy tạo” chứng cứ giả chùa Địa Ngục

(Kiến Thức) - 7 tiêu bản mà nhà sư Thích Thanh Toàn báo là mộ của các tổ sư phát hiện tại chùa Địa Ngục được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc nhận định là chưa có cơ sở khoa học.

Thời gian vừa qua, vụ việc nhà sư Thích Thanh Toàn (tên tục là Lê Hữu Long, SN 1976, quê quán ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) có hành vi "gạ tình" hiện đang là tâm điểm của dư luận. 
Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc xác nhận sư Thích Thanh Toàn mới chỉ được bổ nhiệm trụ trì chùa Nga Hoàng (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc), còn đối với chùa Địa Ngục, sư Toàn chưa được bổ nhiệm trụ trì mà chỉ thường xuyên đi lại.
Người dân làm công quả ở chùa Địa Ngục cho biết, chùa này được sư thầy trụ trì Thích Thanh Toàn tìm ra từ năm 2008. Tuy nhiên, chứng tích hay thông tin chính thức về một ngôi chùa có tên là chùa Địa ngục thì đến nay vẫn chưa ai được biết rõ. Từ đó đến nay, sư thầy chỉ một tháng hai lần vào thỉnh kinh, còn việc trông chùa lo nhang khói chính vẫn là những người làm công quả.

Theo Dân trí, từ năm 2009, Thượng tọa Thích Kiến Nguyệt, Phó Trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc, Trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên cho người lên khu vực chùa Đồng Cổ (chùa Địa Ngục) tại khoảnh 4, tiểu khu 75 - Vườn Quốc gia Tam Đảo, thuộc địa giới hành chính xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo - Vĩnh Phúc khảo sát, tìm hiểu. Tuy nhiên, sau đó, do không phát hiện di tích cổ nên Thượng tọa Thích Kiến Nguyệt không cho người tìm hiểu tiếp.

Sau đó, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc có văn bản báo cáo UBND tỉnh này về việc khu vực chùa Địa Ngục chưa có gì gọi là di tích để khôi phục. Từ đó đến nay, đơn vị này không có văn bản nào về việc cho phép hoạt động tín ngưỡng ở khu vực chùa Địa Ngục.

"Tuy nhiên, nhà sư Thích Thanh Toàn vẫn âm thầm cho người lên xây 2 cái tháp ở chùa Địa Ngục. Chúng tôi đã chỉ đạo Vườn Quốc gia Tam Đảo thường xuyên kiểm tra, nắm bắt tình hình. Năm 2016, Vườn Quốc gia Tam Đảo đã lập biên bản vi phạm hành chính và buộc nhà sư Thích Thanh Toàn phải khôi phục lại hiện trạng của khu vực này. Từ đó đến nay, sau khi nhà sư Thích Thanh Toàn khôi phục xong thì không hoạt động gì ở khu vực này nữa" - thông tin trên Dân trí.

Su Thich Thanh Toan ga tinh, xa gioi “nguy tao” chung cu gia chua Dia Nguc
 Chùa Địa Ngục.

Theo nhận định của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc qua các di vật xuất lộ trên bề mặt của nền chùa Địa Ngục và chùa Đồng, bước đầu nhận định niên đại của các ngôi chùa này từ thời Trần. Chùa được dựng bằng gỗ và lợp ngói (Chùa Đồng có quy mô nhỏ hơn so với chùa Địa Ngục). Niên đại của ngôi chùa này kéo dài từ thế kỷ XIII- XVIII (nghĩa là niên đại cùng thời với các ngôi chùa khác trong khu vực Tây Thiên).

Cũng theo nhận định của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc, tuy chưa đào thám sát và khai quật khảo cổ nhưng 7 tiêu bản được coi là mộ của các vị Tổ sư tại khu vực chùa Địa Ngục mà nhà sư Thích Thanh Toàn đã thông báo là chưa có cơ sở khoa học vì kiểu dáng của các tiêu bản (mộ?) đó là rất đơn giản và sơ sài, được chôn cất ở những địa điểm không phù hợp (đặc biệt là M3+M4+M5+M6+M7, trong đó M3+M4 thì phát hiện ngay trong khuôn viên chùa, còn M5+M6+M7 thì về địa thế lại không hợp lý, ngay phía trước là vực sâu).

Ngày 25/9, khu vực gọi là chùa Địa Ngục được xác định chưa phải là cơ sở thờ tự Phật giáo. Đại đức Thích Thanh Toàn bị yêu cầu không được tiến hành bất kỳ hoạt động tín ngưỡng tâm linh, xây dựng công trình gì tại đây.

Ngày 5/10 vừa qua, sư Thích Thanh Toàn gửi tới Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc tờ trình xin xả giới và hoàn tục và xin được giữ lại những tài sản như trang trại, đất đai, xe cộ do mình mang tên chủ sở hữu. Số tài sản này ước tính lên tới 200 - 300 tỷ đồng.

Trước đó, Đại đức Thích Thanh Toàn đã nhiều lần vi phạm các Nội quy Ban Tăng sự và quy định về trật tự xây dựng, quy định bảo vệ rừng. Đại diện chính quyền địa phương nơi có chùa Nga Hoàng cũng nhận xét về những biểu hiện không bình thường của sư Toàn và chỉ ra việc Đại đức này đã vi phạm các quy định về quản lý xây dựng trên địa bàn và các cơ quan quản lý đã nhiều lần nhắc nhở, xử phạt hành chính.

>>> Xem thêm: Sư Thích Thanh Toàn khoe tài sản trăm tỉ, xin hoàn tục sau nghi vấn "gạ tình"

Nguồn: Báo Phụ nữ TP HCM.