Lộ diện loạt dự án BOT lọt "tầm ngắm" Kiểm toán nhà nước

Kiểm toán Nhà nước sẽ tập trung kiểm toán các dự án trọng điểm ngành giao thông đầu tư bằng vốn ngân sách.

Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc vừa ký ban hành quyết định kiểm toán năm 2018. Theo đó, Kiểm toán Nhà nước sẽ tập trung kiểm toán một loạt dự án đầu tư công trọng điểm ngành giao thông vận tải.
Đó là Dự án nâng cấp cải tạo Quốc lộ 1; dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị TP.HCM - Tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên; dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông và tuyến Nhổn - Ga Hà Nội; dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Ninh; các dự án giao thông đầu tư theo hình thức đối tác công tư…
Sau kiểm toán, cầu Cổ Chiên kết nối Trà Vinh với Bến Tre đã giảm thời gian thu phí hơn 5 năm so với phương án ban đầu - ảnh tư liệu
Sau kiểm toán, cầu Cổ Chiên kết nối Trà Vinh với Bến Tre đã giảm thời gian thu phí hơn 5 năm so với phương án ban đầu - ảnh tư liệu 
Đồng thời, trong năm 2018, Kiểm toán Nhà nước tiếp tục kiểm toán một số dự án BOT giao thông như dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Việt Trì - Ba Vì nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 32C; dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1; dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Bắc Ninh - Uông Bí; dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả - Quốc lộ 1, tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa theo hình thức BOT và BT…
Theo Kiểm toán Nhà nước, trong hai năm 2016 và 2017, cơ quan này cũng kiểm toán khoảng 40 dự án BOT. Như kết quả kiểm toán 27 dự án BOT trong năm 2016, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị giảm trừ chi phí đầu tư thực hiện 1.150,46 tỷ đồng và giảm thời gian thu phí hoàn vốn so với phương án tài chính ban đầu hơn 107 năm, trong đó dự án giảm nhiều nhất là 13 năm 1 tháng, 12 ngày.
Mặt khác, qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra một loạt các hạn chế, sai sót ngành giao thông triển khai các dự án BOT trong thời gian qua. Đó là hầu hết dự án BOT đều áp dụng hình thức chỉ định thầu nhà đầu tư và nhà thầu thi công thay vì đấu thầu, xác định tổng mức đầu tư của dự án còn sai sót...
Một số dự án BOT bị "rút" năm thu phí:
+ Dự án công trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Km 1488-Km1525, tỉnh Khánh Hòa giảm 13 năm 1 tháng 12 ngày;
+ Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14) đoạn Km1793+600 (Km734+600 QL14) đến Km1824+00 (Km1765+00 Quốc lộ 14), tỉnh Đắk Nông giảm 12 năm 3 tháng 22 ngày;
+ Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14) đoạn từ cầu 38 đến thị xã Đồng Xoài (Km921+025-Km926+331 Quốc lộ 14), tỉnh Bình Phước giảm 7 năm 9 tháng 21 ngày;
+ Dự án công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 19 đoạn Km17+027-Km50+00 trên địa phận tỉnh Bình Định và đoạn Km108+00-Km131+300 trên địa phận tỉnh Gia Lai giảm 7 năm 6 tháng 27 ngày;
+ Dự án nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14) đoạn Pleiku Km1610 đến cầu 110 (Km1667+570), tỉnh Gia Lai giảm 7 năm 2 tháng 27 ngày;
+ Dự án nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14) đoạn Km 1738+148-Km1763+610, tỉnh Đắk Lắk giảm 6 năm 10 tháng 22 ngày;
+ Dự án đầu tư xây dựng Cầu Cổ Chiên giảm 5 năm 24 ngày

Từ 2018, phí sử dụng lòng, hè đường ở Hà Nội tăng “khủng”

(Kiến Thức) - Từ 1/1/2018, phí sử dụng lòng, hè đường để trông ô tô, xe máy tại TP Hà Nội sẽ tăng gấp 3 lần hiện nay. 

Trong phiên họp chiều 5/12, 100% đại biểu HĐND TP Hà Nội đã thông qua đề xuất tăng phí lòng, hè đường tại các quận trung tâm.
Cụ thể, theo Đề xuất UBND trình cuộc họp, từ đầu năm 2018 phí lòng đường, hè phố sử dụng để trông giữ ô tô tại khu vực lõi đô thị (gồm 12 tuyến tại quận Hoàn Kiếm), trong đó có phố Nguyễn Xí, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Hàng Ngang, Hàng Đào… được đề xuất tăng từ 80.000 lên 240.000 đồng/m2/tháng (gấp 3 lần hiện nay).

Bế mạc Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV

(Kiến Thức) - Sau một tháng làm việc với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm, Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV đã hoàn thành nội dung chương trình đề ra bế mạc chiều 24/11.

Phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, là kỳ họp cuối năm, Quốc hội đã dành nhiều thời gian để thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước, phân bổ ngân sách Trung ương năm 2018 và kế hoạch tài chính-ngân sách Nhà nước 3 năm 2018-2020.

Nếu BOT Cai Lậy sai phạm, Bộ trưởng cũng bị kỷ luật nghiêm

(Kiến Thức) - Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể khẳng định, nếu phát hiện ai có sai phạm tại BOT Cai Lậy, kể cả Bộ trưởng, đều sẽ kỷ luật nghiêm khắc.

Tại buổi làm việc chiều tối ngày 4/12 với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và và các bộ, ngành liên quan cùng lãnh đạo tỉnh Tiền Giang để tìm giải pháp cho Trạm thu phí BOT Cai Lậy, Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể khẳng định, nếu phát hiện ai có sai phạm tại BOT Cai Lậy, kể cả Bộ trưởng, đều sẽ kỷ luật nghiêm khắc.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết: “Tuyến tránh Cai Lậy là một trong 88 tuyến giao thông được xây dựng theo hình thức BOT. Đây là các dự án được xây dựng theo Nghị quyết 13 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết 108 của Chính phủ về huy động nguồn lực ngoài xã hội để hiện đại hóa hạ tầng giao thông. Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kiểm toán Nhà nước đã vào kiểm tra dự án này và hiện Thanh tra Bộ GTVT đang kiểm tra theo chỉ đạo của Thủ tướng”.