Tôm có dấu hiệu này đừng mua, nếu không muốn cả nhà ngộ độc

Nếu đầu tôm chuyển sang màu đen nghĩa là nó có khả năng bị nhiễm kim loại nặng, các chất độc hại, ký sinh trùng.

Dấu hiệu chứng tỏ tôm chứa nhiều chất độc chính là đầu tôm chuyển sang màu đen. Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội khi mua tôm, bà nội trợ nên quan sát kỹ phần đầu. Nếu đầu tôm chuyển màu đen có khả năng nhiễm kim loại, các chất độc hại, ký sinh trùng.
Đầu là phần chứa chất thải của tôm và tích tụ nhiều kim loại nặng như asen. Nên chúng ta không nên ăn đầu tôm. Đối với phụ nữ mang thai, độc tính của kim loại nặng asen thường rất mạnh, ăn nhiều có thể dẫn đến dị tật thai nhi hoặc sẩy thai. Tôm to cần chế biến sạch, loại bỏ đầu để đảm bảo an toàn.
Tom co dau hieu nay dung mua, neu khong muon ca nha ngo doc
Ảnh minh họa 
Để tăng trọng lượng, người ta thường bơm vào tôm nước muối, thậm chí là glixerin - chất từ thủy phân chất béo. Tôm bơm tạp chất là môi trường phù hợp để các loại vi khuẩn phát triển.
Nếu ăn phải loại tôm này, bạn sẽ có nguy cơ ngộ độc, mắc các bệnh nguy hiểm như tả, tiêu chảy, thương hàn, rối loạn tiêu hóa.
Ngoài phần đầu, khi mua tôm các mẹ cần quan sát xem phần chân của tôm còn gắn chặt vào thân hay không, thịt tôm phải săn chắc. Ngoài ra, bạn không nên chọn mua những con tôm có chân đã bị chuyển sang màu đen vì đây chính là dấu hiệu cho thấy chúng không còn tươi.
Lưu ý khi chế biến và ăn tôm
Không nên chế biến kết hợp tôm với các loại rau, củ, quả nhiều vitamin C. Khi vitamin C gặp các độc tố có sẵn trong tôm sẽ phát tán dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Mọi người đều nghĩ, vỏ tôm chứa nhiều canxi. Tuy nhiên, điều này không đúng. Vỏ tôm cứng do có thành phần chính là chitin, một dạng polymer cấu thành lớp vỏ cho phần lớn các loài giáp xác. Nguồn canxi chủ yếu của tôm là từ thịt tôm. Ngoài ra, vỏ của một số loài tôm tương đối khó tiêu hóa, tuyệt đối không cho trẻ nhỏ ăn bởi dễ bị hóc.
Ngoài ra, đường chỉ màu đen hoặc trắng ở lưng tôm (còn gọi là chỉ tôm) là đường tiêu hóa của tôm chứa dạ dày và đại tràng. Đường này thường chỉ nhìn thấy ở những con tôm to. Ăn đường chỉ tôm không có hại gì đến sức khỏe, bởi các vi khuẩn trong chỉ tôm đã chết ở nhiệt độ cao khi nấu. Tuy nhiên bạn nên loại bỏ đường chỉ tôm để món ăn được sạch và yên tâm hơn.

WHO ban bố tình trạng khẩn cấp, Bộ Y tế lập 45 đội phản ứng nhanh chống dịch virus nCoV

(Kiến Thức) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tối 30/1 đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu (PHEIC) đối với chủng mới của virus corona (2019-nCoV). Bộ Y tế đã thành lập 45 Đội cơ động phản ứng nhanh để chủ động phòng, chống dịch bệnh.

Bóc trần nhóm cơ hội Zika lợi dụng virus corona bẫy người tiêu dùng

(Kiến Thức) - Giữa tâm điểm dịch bệnh do virus corona mới, trang Facebook cá nhân có tên Trần Thanh Hà thường xuyên đăng tải quảng cáo về một loại “thần dược” tên Zika được cho rằng có thể “khắc chế virus cực hiệu quả”. Tuy nhiên, chưa ai kiểm chứng được công dụng của nó.

Trong khi cả thế giới đang nỗ lực chống chọi với dịch bệnh do virus corona gây nên thì lại có không ít người trục lợi bằng cách tung ra các sản phẩm được quảng cáo là có tác dụng chống kháng virus. Điều này khiến không ít người tiêu dùng mắc bẫy và thậm chí tiêu tốn tiền bạc để rồi “tiền mất tật mang”.
Boc tran nhom co hoi Zika loi dung virus corona bay nguoi tieu dung
 

Cụ thể, thời gian gần đây, trang Facebook cá nhân có tên Trần Thanh Hà thường xuyên đăng tải quảng cáo về một loại “thần dược” tên Zika. Theo như lời giới thiệu của Trần Thanh Hà, loại thuốc zika này có thể phòng chống bệnh tật, khắc chế virus cực hiệu quả. Nhưng thực tế, người này cũng không hề đề cập tới nguồn gốc cũng như thành phần của loại “thần dược” trên. Do đó, rất nhiều người nghi ngờ, thậm chí khẳng định rằng không thể có loại thuốc nào có công dụng “thần kỳ” như vậy.

Theo tìm hiểu của Kiến Thức, loại thuốc này được in bao bì khá thô xơ và thủ công với một tờ giấy in công dụng dán bên ngoài. Zika được quảng cáo là có công dụng: hỗ trợ điều trị virus, sốt siêu vi, sốt xuất huyết, người lừ dừ, mệt mỏi, sổ mũi, viêm họng, ho kéo dài...

Thành phần của Zika chỉ gồm các thảo dược quen thuộc như chùm bao, đinh lăng, cỏ mực, diếp cá, húng chanh, cam thảo, gừng, tía tô, rau ngổ...

Boc tran nhom co hoi Zika loi dung virus corona bay nguoi tieu dung-Hinh-2
Thành phần của Zika chỉ gồm các thảo dược quen thuộc 

5 sai lầm khi ăn tôm rất nhiều người vẫn đang mắc phải

Rất nhiều người cho rằng, vỏ tôm chứa nhiều canxi, vì vậy họ thường cố gắng ăn sạch luôn cả vỏ, tuy nhiên sự thật lại không phải như vậy.