Tỏi đen có thể gây ngộ độc nếu dùng theo cách này

Tỏi đen là thực phẩm tốt cho sức khỏe, nếu không sử dụng đúng cách, nó có thể tác động xấu đến sức khỏe của bạn.

Tỏi đen gây nóng trong người, táo bón
Khi bạn sử dụng tỏi đen quá liều lượng cho phép, cơ thể sẽ xuất hiện tác dụng phụ này. Vì vậy, với những đối tượng bị nóng trong, có vấn đề sức khỏe liên quan đến dạ dày, tá tràng thì không nên sử dụng tỏi đen. Liều lượng sử dụng tỏi đen đúng chỉ nên khoảng 10 gram mỗi ngày, việc làm dụng chúng sẽ có thể dẫn đến hiện tượng táo bón.
Tỏi đen làm rối loạn tiêu hóa
Nếu bạn ăn tỏi không tuân theo chỉ dẫn của người bán với liều lượng sử dụng vừa phải, chúng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa và dạ dày của bạn. Đặc biệt là khi đói, nếu ăn tỏi đen, rất dễ gây rối loạn tiêu hóa, xuất hiện các dấu hiệu như đầy hơi, dạ dày khó chịu, ợ nóng.
Tỏi đen có thể gây dị ứng
Tỏi đen cũng như các loại thực phẩm khác, có thể gây dị ứng cho một số đối tượng. Không phải ai cũng thích hợp sử dụng tỏi đen, nhất là những người có tiền sử dị ứng với tỏi thì tuyệt đối không nên dùng vì có thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng ngứa ngáy, cực kỳ khó chịu.
Có nguy cơ gây ngộ độc
Đây là tác dụng phụ nghiêm trọng nhất nếu sử dụng sai cách tỏi đen. Ngoài việc xuất hiện những triệu chứng khó chịu trong dạ dày khi bị ngộ độc, tỏi đen có thể dẫn đến tử vong. Thông thường, nguyên nhân gây ngộ độc tỏi đen thường do để tỏi quá lâu trong tủ lạnh hoặc do việc ngâm tỏi với dầu ở nhiệt độ phòng.

Sự thật về công dụng của tỏi đen giá 1 triệu đồng/kg

Liệu tỏi đen, đang được bán với giá hơn 1 triệu đồng/kg, có tốt cho sức khỏe hơn tỏi thường? Hãy nghe chuyên gia nói về công dụng của tỏi đen.

Tỏi đen xuất hiện tại Nhật Bản từ năm 2005. Công dụng của tỏi đen được biết đến là phòng và chữa nhiều loại bệnh, nổi bật là đặc tính chống ôxy hoá, lão hoá, phòng chống bệnh ung thư, các bệnh nan y…

Những món bún miền Tây có tên kỳ lạ bạn nên nếm thử

(Kiến Thức) - Du lịch miền Tây, ngoài thưởng thức các đặc sản quen thuộc, bạn đừng bỏ lỡ nhiều món bún có tên gọi độc đáo như bún kèn, bún nhâm, bún suông...Chúng cũng có hương vị hết sức đặc biệt.

Nhung mon bun mien Tay co ten ky la ban nen nem thu

Bún kèn: Đây là một trong những đặc sản nổi tiếng ở đảo Ngọc Kiên Giang. Bún kèn hút mắt thực khách bởi màu cam đỏ đặc trưng khá bắt mắt. Nguyên liệu chính của món bún miền Tây có tên kỳ lạ này chính là thịt cá xay nhuyễn sau khi đã lấy lọc hết xương.

Nhung mon bun mien Tay co ten ky la ban nen nem thu-Hinh-2
Điểm nhấn của món bún này nằm chỗ, cá làm nhân chả thường là cá đồng. Ngoài thịt cá, món ăn này còn đòi hỏi những gia vị thiết thực như ớt, sả, nghệ, ngũ vị hương, nước cốt dừa. Một tô bún kèn với mùi thơm phức ăn kèm với các loại rau độc đáo hẳn sẽ khiến du khách khó mà quên nếu một lần được nếm thử.
Nhung mon bun mien Tay co ten ky la ban nen nem thu-Hinh-3
Bún nhâm: Ngoài bún kèn, Kiên Giang còn có món bún nhâm thu hút thực khách. Bún nhâm cũng dùng nhiều nguyên liệu giống như bún kèn nên hai món này thường được bán cùng nhau. Thế nhưng, điểm khác biệt của bún nhâm lại nằm ở chỗ, nó được trộn khô và ăn kèm rau sống, chà bông tôm cùng nước mắm pha chua ngọt.
Nhung mon bun mien Tay co ten ky la ban nen nem thu-Hinh-4
Vẻ ngoài bắt mắt của các phần nguyên liệu trong tô bún nhâm: sợi bún, thịt bò, đậu phộng và kèm với các loại rau. Chính nhờ sự hài hòa trong tô bún khiến thực khách lần đầu nhìn thấy đều có một ấn tượng nhất định.
Nhung mon bun mien Tay co ten ky la ban nen nem thu-Hinh-5
Bún ba khía là một đặc sản nổi tiếng ở các tỉnh miền Tây như Hà Tiên, Kiên Giang... Do đó, nếu có dịp ghé qua những vùng này thì bạn đừng quên thưởng thức thử một lần cho biết.
Nhung mon bun mien Tay co ten ky la ban nen nem thu-Hinh-6
Bún ba khía chỉ gồm có phần nguyên liệu chính là bún tươi và ba khía hấp nước dừa, ăn kèm cùng nước mắm chua ngọt. Ba khía vốn dĩ không nhiều thịt, lại ăn kèm cùng mắm nên nếu bạn thuộc "team xôi thịt" thì có lẽ phải ăn vài bát mới đủ no.
Nhung mon bun mien Tay co ten ky la ban nen nem thu-Hinh-7
Bún suông (hay còn được gọi là bún đuông), không chỉ độc lạ ở cái tên mà còn hay ho ở phần nguyên liệu bên trong bát bún. Thành phần chính của bún suông chỉ gồm có bún, tôm và thịt ba chỉ, nhưng đặc biệt nhất chính là những con tôm được nặn thành miếng chả dài, tạo hình giống con đuông dừa.
Nhung mon bun mien Tay co ten ky la ban nen nem thu-Hinh-8
Điều làm nên hồn cốt của bát bún suông chính là thứ nước lèo mang đậm chất Trà Vinh. Phần nước này sẽ được ninh bởi xương lợn, khô mực, đầu tôm... trong nhiều giờ cho đủ độ béo ngọt. Ngoài ra còn có các loại gia vị như dầu hạt điều, muối, tiêu, mắm bò hóc... cùng ít me và tương hạt để tạo được vị ngọt thanh, thơm thoang thoảng hấp dẫn.
Nhung mon bun mien Tay co ten ky la ban nen nem thu-Hinh-9
Bún bì: Nếu đến miền Tây bạn không thưởng thức món bún bì thì quả thật là một thiếu sót. Điểm hấp dẫn của bún bì không chỉ nằm ở bì, nem nướng, thịt nướng mà là việc bạn phải húp hết nước mắm để cảm nhận vị ngon của món ăn.
Nhung mon bun mien Tay co ten ky la ban nen nem thu-Hinh-10
Một bát bún bì sẽ gồm 4 tầng: rau, bún, thịt (nem nướng, thịt nướng) và một chút đồ chua, đậu phộng giã dập được chan ngập trong nước mắm. Người ăn sẽ bị hấp dẫn bởi những cọng bì vàng ươm, thơm, thịt chọn làm bì phải là loại nạc đùi, ướp gia vị đều và ram cho thơm lừng. Ảnh: Internet. 

Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.