Tốc độ "khủng" tia gama từ sao neutron quay 707 lần/ giây

(Kiến Thức) - Một nhóm nghiên cứu ngôi sao, vũ trụ quốc tế do Viện Vật lý hấp dẫn Max Planck ở Hannover dẫn đầu phát hiện, nguồn xung vô tuyến J0952-0607 cũng phát ra bức xạ tia gamma xung tuyến độc đáo.

Bằng cách phân tích dữ liệu từ Kính viễn vọng không gian tia gamma Fermi của NASA, các quan sát vô tuyến LOFAR trong hai năm qua, quan sát từ hai kính viễn vọng quang học lớn và dữ liệu sóng hấp dẫn từ các máy dò LIGO, nhóm nghiên cứu đã phát hiện, J0952-0607 là tàn dư nhỏ gọn của vụ nổ ngôi sao có từ trường mạnh và nó đang quay nhanh.

Toc do
Nguồn ảnh: Space. 

Chúng phát ra bức xạ như một ngọn hải đăng vũ trụ và có thể quan sát được dưới dạng các xung vô tuyến và / hoặc các xung tia gamma.

PSR J0952-0607 đầu tiên được phát hiện vào năm 2017 bởi Kính viễn vọng Không gian tia Gamma Fermi.

Ngoài ra, hệ thống này đang quay quanh trung tâm với đường quỹ đạo mất 6,2 giờ hoàn thành, cùng với một ngôi sao đồng hành chỉ nặng bằng 1/50 Mặt trời của chúng ta. Còn tia gama xung tuyến phát ra từ nó quay 707 lần trong một giây.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.

Kinh ngạc sao neutron kỳ thú trong trái tim tinh vân lạ

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học xác định được một ngôi sao neutron bị cô lập trong một tàn dư của siêu tân tinh - lần đầu tiên một vật thể như vậy được xác định nằm bên ngoài Dải Ngân hà.

Trong bài báo đăng trên tạp chí Nature Astronomy, một nhóm nghiên cứu do Frédéric Vogt của Đài thiên văn Nam Âu ở Chile báo cáo về cấu trúc của một tàn dư siêu tân tinh trẻ tuổi tên là 1E 0102.2-7219. Các nhà thiên văn học đã xác định được ngôi sao neutron bị cô lập trong một tàn dư của siêu tân tinh.
Nguồn ảnh: phys.
 Nguồn ảnh: phys.

Khoa học đau đầu giải mã tín hiệu bí ẩn ngoài Trái đất

Các nhà thiên văn học đang đau đầu tìm cách giải mã một tín hiệu vô tuyến bí ẩn từ ngoài Trái đất, do một trong những kính viễn vọng vô tuyến mạnh nhất thế giới thu được mới đây.

Truyền thông Trung Quốc đưa tin, kính viễn vọng vô tuyến hình cầu 500 mét (FAST) của nước này tuần trước lần đầu tiên đã phát hiện một chuỗi bùng nổ sóng vô tuyến nhanh (FRB) lặp đi lặp lại, những tín hiệu vô tuyến không thể lý giải được từ ngoài không gian.