Khoa học đau đầu giải mã tín hiệu bí ẩn ngoài Trái đất

Các nhà thiên văn học đang đau đầu tìm cách giải mã một tín hiệu vô tuyến bí ẩn từ ngoài Trái đất, do một trong những kính viễn vọng vô tuyến mạnh nhất thế giới thu được mới đây.

Truyền thông Trung Quốc đưa tin, kính viễn vọng vô tuyến hình cầu 500 mét (FAST) của nước này tuần trước lần đầu tiên đã phát hiện một chuỗi bùng nổ sóng vô tuyến nhanh (FRB) lặp đi lặp lại, những tín hiệu vô tuyến không thể lý giải được từ ngoài không gian.
Các chuyên gia cho biết, FRB cực hiếm gặp. Kể từ lần phát hiện đầu tiên vào năm 2007, cho đến nay các kính viễn vọng không gian trên Trái đất chỉ thu được không đầy 100 tín hiệu kiểu này.
Theo báo RT, FRB thường chỉ xuất hiện một lần, khiến chúng cực kỳ khó lần theo dấu vết. Điều gây tò mò là, tín hiệu FRB do kính viễn vọng FAST của Trung Quốc ghi nhận đã từng quan sát được trước đây.
Khoa hoc dau dau giai ma tin hieu bi an ngoai Trai dat
Kính viễn vọng FAST đặt tại Bình Đường, tây nam tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Ảnh: STR
Tín hiệu vô tuyến bí hiểm, được đặt mật mã FRB121102 xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2012 và sau đó lặp lại vào năm 2015. Tín hiệu xuất phát từ một thiên hà lùn nằm cách Trái đất 3 tỷ năm ánh sáng. Trong khoảng thời gian từ ngày 30/8 - 3/9, FAST đã thu được hàng chục xung từ FRB này.
Zhang Xinxin, một kỹ sư đang làm việc cho Các đài quan sát thiên văn quốc gia Trung Quốc thú nhận, các nhà nghiên cứu hiện chưa có đủ thông tin để đưa ra bất kỳ kết luận nào về nguồn gốc của FRB121102. Mặc dù vậy, họ đã bác bỏ một số giả thuyết về tín hiệu kỳ bí. Chẳng hạn như, họ chắc chắn tín hiệu không phải là kết quả của sự can nhiễu từ máy bay hoặc các vệ tinh.
Giới thiên văn học hiện vẫn bó tay trước sự xuất hiện của các FRB cũng như nguồn gốc của chúng.

Khám phá "ngư phẩm" cá sòng gió, có khắp biển VN

(Kiến Thức) - Cá sòng gió hay còn gọi là cá sòng, là ngư phẩm quan trọng khắp vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương. Loài cá này có số lượng nhiều và phân bố khắp vùng biển Việt Nam nên cũng có giá trị kinh tế lớn.
 

Kham pha
 Cá sòng gió có tên khoa học là Megalaspis cordyla. Đây là một loài cá biển tương đối lớn nằm trong họ Cá khế (Carangidae). Ảnh: wikipedia.
Kham pha
 Cá sòng gió khắp vùng biển nhiệt đới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và là một ngư phẩm quan trọng của khu vực này. Ảnh: tomcuacaghe.
Kham pha
 Ở Việt Nam, cá sòng gió phân bố nhiều ở Vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Ảnh: daotaobeptruong.
Kham pha
 Cá sòng gió sống theo đàn, thường cư ngụ lớp nước mặt tại cả vùng ven bờ và xa khơi. Ảnh: monngon.
Kham pha
 Thức ăn của cá sòng gió chủ yếu là cá biển nhỏ và giáp xác. Ảnh: cooky.
Kham pha
 Cá sòng gió có kích thước thường gặp từ 94mm – 148mm, toàn thân, phần trên nắp mang và má phủ vảy tròn nhỏ, vây lưng và vây hậu môn có hình nón. Ảnh: tomcuacaghe.
Kham pha
 Lườn cá sòng gió màu xanh xám, phần bụng màu trắng, góc trên nắp mang có một vết đen tròn. Ảnh: nehappy.

Mời quý vị xem video: Cách chọn cá biển an toàn

Bí ẩn UFO lọt bẫy radar, khoa học đau đầu lý giải

(Kiến Thức) - Những lần vật thể bay không xác định (UFO) lọt bẫy radar, xuất hiện như những đốm sáng kỳ lạ, vật thể lạ, chuyển động lạ trên bầu trời đều là bí ẩn chưa lời giải đáp, khiến các nhà khoa học bối rối.

Bi an UFO lot bay radar, khoa hoc dau dau ly giai
 Nhiều UFO bí ẩn được phát hiện bởi radar. Tháng 8/2008, một UFO được phát hiện tại Compound Yenikent, phía tây của Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ. Nhân chứng chứng kiến thậm chí đã ghi lại được video rất rõ nét về UFO này. Hiện các hình ảnh và video được lưu trữ để nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu UFO Space Science Sirius.