Tinh vân biến hóa diện mạo lưỡi liềm đầy kỳ ảo

(Kiến Thức) - Kính viễn vọng VLT Survey (VST) tại Đài quan sát Paranal của ESO ở Chile đã chụp được bức ảnh tuyệt vời khi tinh vân gọi là NGC 3199 biến hóa diện mạo hình lưỡi liềm đầy kỳ ảo.

Tinh vân NGC 3199, còn được gọi là Gum 28 hay RCW 48, nằm cách Trái đất 12.000 năm ánh sáng, được phát hiện bởi nhà thiên văn người Anh John Herschel vào ngày 1/ 4/ 1834.

Hình ảnh mới cho thấy tinh vân NGC 3199 hóa diện mạo lưỡi liềm, chứa nhiều bong bóng khí và bụi hóa học vũ trụ đặc thù.

Tinh van bien hoa dien mao luoi liem day ky ao
Nguồn ảnh: phys. 

Tinh vân NGC 3199 chứa một ngôi sao đáng chú ý có tên WR18 (hay còn gọi là HD 89358), là một loại sao không bình thường, còn được gọi là ngôi sao Wolf-Rayet.

Mời quý vị xem video: Thiên hà lớn nhất trong vũ trụ: IC 1101

Wolf-Rayet là những ngôi sao khổng lồ, mạnh mẽ và tràn đầy năng lượng nhưng sắp sửa kết thúc cuộc đời của chính nó.

Chúng bị bao phủ bởi môi trường xung quanh chứa những cơn gió từ mạnh, dữ dội.

Những cơn gió này có thể tạo ra sóng xung kích mạnh khi chúng va chạm với môi trường giữa các sao tương đối mát mẻ trong tinh vân hình liềm.

Quá trình này có thể làm nóng vật liệu đến nhiệt độ có thể phát ra tia X, một loại bức xạ phát ra làm tràn đầy năng lượng bức xạ trong vũ trụ.

Kinh ngạc phát hiện nhiều thứ lạ trong tinh vân Orion

(Kiến Thức) - Nhiều sợi khí lạnh bất ngờ được nhìn thấy trong tinh vân Orion, không dễ gì được nhìn thấy được ở cả bước sóng quang học và hồng ngoại mà chỉ có thể phát hiện được nhờ công nghệ thăm dò bước sóng milimet của Đài ALMA.

Hình ảnh ngoạn mục và bất thường này cho thấy một phần của tinh vân Orion, một khu vực hình thành sao nằm cách Trái đất khoảng 1350 năm ánh sáng, quan sát bởi Đài quan sát ALMA, Chi Lê.
Qua hình ảnh có thể thấy có một nhóm ngôi sao màu xanh trắng phát sáng ở phía trên, bên trái hình là Cụm Trapezium - gồm các ngôi sao trẻ nóng chỉ vài triệu năm tuổi.

Ảnh 3D đẹp ngoạn mục của tinh vân Orion

(Kiến Thức) - Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) mất 3 phút để bay qua tinh vân Orion và quay lại hình ảnh 3D đẹp ngoạn mục và mới nhất của vườn ươm sao đa màu sắc này.

Các nhà thiên văn học và chuyên gia trực quan từ chương trình Vũ trụ học của NASA kết hợp tiến hành thăm dò tinh vân Orion tráng lệ qua công nghệ hồng ngoại của kính thiên văn vũ trụ Hubble và Spitzer để tạo ra bộ phim ba phút thú vị.
Nguồn ảnh: Space.
Nguồn ảnh: Space.