Phước hay tội?

Hẳn bạn cũng từng nghe câu nói, giúp người nên cho họ cần câu chứ không nên cho con cá.

HỎI: Tôi muốn giúp cho một số bà con, cụ thể là giúp đỡ tài chính để trang bị ngư cụ cho họ có phương tiện làm ăn ổn định, lâu dài. Là những Phật tử thuần thành, tôi thấm nhuần giáo lý Đức Phật đã dạy là tự mình không sát sanh, không xúi bảo hay tạo điều kiện để người khác sát sanh… Với cách giúp như trên có phải tôi đang tạo điều kiện để người khác sát sanh? Việc giúp người thông thường thì được phước nhưng trong trường hợp này chẳng biết tôi có bị tội (cộng nghiệp sát hại) không?
(CHÁNH TÂM, tanlochappy@yahoo.com.vn)
ĐÁP: Bạn Chánh Tâm thân mến!
Hẳn bạn cũng từng nghe câu nói, giúp người nên cho họ cần câu chứ không nên cho con cá. Có nghĩa là, cho người cách thức hay phương tiện làm ăn (cần câu) để người ta tự làm lấy mới chính là sự giúp đỡ thiết thực, hiệu quả nhất. Bởi nếu chúng ta cho thực phẩm và các vật dụng sinh hoạt (con cá) thì chỉ giải quyết được vấn đề thiếu hụt trước mắt mà thôi.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Muốn tạo sinh kế lâu dài và ổn định, tốt nhất là nên giúp cho họ cái phương tiện làm ăn. Nếu họ buôn bán nhỏ, ta cho vốn; nếu họ làm nông, ta cho cây giống và nông cụ; nếu họ làm nghề biển, chắc chắn ta phải cho họ ngư cụ v.v…
Cho nên, khi ta trợ duyên tiền bạc cho ngư dân để họ mua sắm ngư cụ làm ăn là điều vô cùng hợp lý. Bởi cũng số tiền ấy, nếu mua thực phẩm thì sớm muộn gì cũng ăn hết, mà khó khăn thì vẫn còn.
Điều quan trọng nhất ở đây là không nên đánh đồng hai vấn đề “giúp đỡ ngư dân có phương tiện làm ăn” và “xúi bảo, tạo điều kiện cho người khác sát sanh” lại với nhau vì bản chất chúng khác xa nhau. Dĩ nhiên mỗi người đều có một nghề để làm ăn và phải mang một hành nghiệp riêng. Người làm nghề buôn bán, làm nghề nông hay nghề biển… đều có nghiệp riêng của họ. Nên không vì nghiệp riêng của họ mà chúng ta quay lưng khi họ gặp khó khăn.
Người làm việc thiện ý thức rất rõ là mình đang giúp đỡ cho con người, cho đồng loại để họ vơi bớt khổ đau, khốn khó. Còn người được giúp đỡ vì sinh kế mà tạo nghiệp là nghiệp của riêng họ. Hai vấn đề này khác biệt nhau, không nên lẫn lộn. Ví như nói rằng, các bác sĩ tận tình cứu chữa cho tên cướp khét tiếng bị bệnh trong trại giam là tiếp tay với tội ác thì rất không ổn. Bởi lẽ, bác sĩ thì phải cứu người bệnh, còn xét xử tên cướp là việc của người khác.
Về phương diện cộng nghiệp, xét cho cùng thì cuộc sống này là sự tương quan tương duyên nên cộng nghiệp sát hại thì ai cũng có, chỉ khác biệt là nhiều hay ít mà thôi. Đơn cử như có người không hề sát sinh, ăn chay trường nhưng không hẳn người này không có cộng nghiệp giết hại.
Do vậy, nếu bạn có điều kiện muốn giúp đỡ ngư dân hay bất kỳ ai có phương tiện làm ăn sinh sống thì nên làm, giúp người thì được phước. Tuy vậy, bên cạnh sự giúp đỡ đó, bạn cũng tùy duyên lựa lời khuyên nhủ họ, nếu có thể thì tìm một sinh kế khác bớt tạo nghiệp sát hơn.
Chúc bạn tinh tấn!

Tượng phật bị chặt đầu ở Bình Phước

Thật đau lòng. Phật giáo là trục chính của văn hóa Việt Nam suốt chiều dài lịch sử. Sự phát triển tự phát việc thờ cúng mọi lúc mọi nơi thể hiện sự duy trì văn hóa Việt trong tâm thức luôn tồn tại và phát triển. Phá bỏ tượng phật giống như quật mồ tổ tiên. Trời tru đất diệt.

Những tướng tốt kỳ lạ của Đức Phật

Đức Phật - con người toàn diện, không chỉ về mặt trí tuệ và đức hạnh mà còn về mặt hình thể.

Các kinh điển Nam truyền cũng như Bắc truyền đều có nói đến 32 tướng tốt của đức Phật một cách đầy đủ, những tướng này được phát hiện lúc mới đản sanh, do các vị tướng sư xác định.

Tại sao các vị tu sĩ lại cài bông hồng vàng?

Vì sao các vị tu sĩ cài bông hồng vàng trong Lễ Vu Lan?

Bông hồng cài áo thực ra là tên một đoạn văn viết về Mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và cũng là tên một ca khúc do nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ sáng tác trong thập niên 1960, lấy ý từ bài viết trên.

Theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh, bông hoa hồng trong cách nhìn của người Việt là loài hoa thông dụng và dễ thương, được nhiều người yêu thích nhất. Loài hoa này còn mang quy ước biểu hiện của tình yêu thương của loài người. Chính vì thế Thiền sư đã chọn bông hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật và viết ấn phẩm “Bông hồng cài áo” vào tháng 8 năm 1962.

Và ý nghĩa của việc cài bông hoa hồng, đã được Thiền sư Thích Nhất Hạnh giải thích ngay trong tác phẩm Bông hồng cài áo: “Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng. Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhờ thương không quên mẹ, dù đã khuất. Người được hoa màu hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai người khuất núi sẽ khóc than cũng không còn kịp nữa”.

Tuy nhiên, các vị tu sĩ lại cài bông hồng vàng. Tại sao lại vậy?

Các vị tu sĩ đã lìa bỏ đời sống thế tục để sống cuộc sống của người xuất gia. Họ mượn thân tứ đại do cha mẹ sinh ra để “trên cầu giải thoát, dưới cứu độ chúng sinh”. Cứu cánh đạt đến sự giác ngộ là cách báo ân tuyệt diệu nhất vì báo hiếu cho cha mẹ hiện đời và cha mẹ ở nhiều đời khác.

 

Thay vì cài bông hồng đỏ hoặc trắng để chỉ cho cha mẹ hiện tiền, việc đó rất là đúng, hợp với trời đất nhưng người tu sĩ còn có cha mẹ rộng hơn, lớn hơn, cao cả hơn. Đó là tất cả chúng sinh, vì thế cài bông hồng vàng để tỏ rõ lý tưởng cao quý này.

Theo đạo Phật, màu vàng là màu của giải thoát như Vô thượng phước điền y, màu của Đất. Trên đất, chúng ta có thể dẫm, đạp, cày xới, khạc nhổ hay làm bất cứ gì...đất vẫn trơ trơ, vì đất là sức sống, là nhẫn nhục, cưu mang tất cả, chấp nhận tất cả. Vì coi tất cả chúng sinh là cha mẹ, là quyến thuộc, họ hàng và quan trọng nhất là những vị Phật tuơng lai.

Màu vàng còn là màu của tuệ giác, tượng trưng cho sự buông bỏ, xả ly, không chấp thủ và thành tựu giải thoát.

Do vậy, dù hòa mình trong ngày Vu lan thắng hội nhưng nguời tu sĩ cũng muốn mượn màu sắc của hoa màu vàng để nói lên tinh thần đúng nghĩa của mùa Vu lan là sự giải thoát.